Hoàng Liên Sơn là dãy núi thuộc tỉnh nào? Top #5 điều cần biết

Với độ cao ấn tượng, từ lâu Hoàng Liên Sơn là dãy núi được mệnh danh là “nóc nhà của Việt Nam”. Ngoài ra, nhờ sở hữu khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đây còn là điểm đến lý tưởng của rất nhiều du khách gần xa mỗi năm. Để hiểu rõ hơn về dãy núi này, mời bạn tham khảo bài viết ngay sau đây! 

Đôi nét về Hoàng Liên Sơn

Hoàng Liên Sơn là dãy núi có tổng chiều dài khoảng 180km, bắt đầu từ Tây Bắc đến Đông Nam và nối liền 2 tỉnh Lào Cai – Lai Châu của nước ta. Bên cạnh đó, Hoàng Liên Sơn còn sở hữu rất nhiều ngọn núi cao trên dưới 3.000m như: Pu Ta Leng, Tả Giàng Phình, Hàm Rồng, Pù Luông,… nhưng cao nhất vẫn là đỉnh Fansipan với độ cao lên đến 3147,3m.

Với độ cao lý tưởng như vậy, Hoàng Liên Sơn không chỉ là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan, mà đây còn là nơi truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ đến thử thách bản thân qua bộ môn leo núi. 

Hoàng Liên Sơn là dãy núi trải dài từ Tây Bắc đến Đông Nam
Hoàng Liên Sơn là dãy núi trải dài từ Tây Bắc đến Đông Nam

Bên dưới núi là những cánh rừng bạt ngàn, với những mảnh ruộng bậc thang trải dài qua những bản làng của người dân tộc thiểu số, tiêu biểu nhất phải kể tới như: H’Mông, Dao, Tày,…

Ngoài ra, nhờ sự xuất hiện của tuyến cáp treo dài nhất thế giới vào năm 2016, du khách đã có cơ hội tiếp cận được đỉnh Fansipan một cách dễ dàng. Tuy vậy, đa phần những khu vực núi rừng ở dãy Hoàng Liên Sơn vẫn giữ được nét nguyên sơ, tách biệt với sự ồn ào, nhộn nhịp của nơi thành thị xô bồ. 

Tháng 11 năm 2019, Hoàng Liên Sơn đã được góp mặt trong danh sách 28 điểm du lịch hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á do tạp chí National Geographic bình chọn.

Hoàng Liên Sơn là dãy núi nằm ở đâu, thuộc tỉnh nào?

Hoàng Liên Sơn là dãy núi thuộc địa phận vùng Tây Bắc – Việt Nam. Do có rất nhiều cây Hoàng Liên trên núi nên dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn, tuy nhiên, người Thái lại gọi dãy núi này là Khau Phạ (tạm dịch: sừng trời).

Hoàng Liên Sơn nằm giữa 2 sông nào ở Việt Nam?

Được biết, Hoàng Liên Sơn là dãy núi nằm giữa sông Hồng và sông Đà, có tổng chiều rộng gần 30km, sở hữu nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc cùng những thung lũng hẹp và sâu.

Khí hậu trên núi Hoàng Liên Sơn

Núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều, do đó đất nơi đây chủ yếu đều là mùn núi cao. Tuy nhiên, do có chiều cao đồ sộ nên Hoàng Liên Sơn đã vô tình tạo thành một bức chắn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa từ Đông Bắc về phía Tây Bắc; khiến vùng Tây Bắc có mùa đông đến muộn hơn và ấm áp hơn Đông Bắc.

Hoàng Liên Sơn có gì thú vị?

Không chỉ sở hữu diện tích núi rừng to lớn, vườn quốc gia Hoàng Liên còn có hẳn hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Cụ thể:

  • Hệ thực vật 

Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, dãy Hoàng Liên Sơn đang có 2.024 loài thực vật thuộc 20 họ khác nhau. Trong đó có tới 66 loài nằm trong sách đỏ, 32 loài thuộc loại cây quý hiếm và 11 loài đang nằm trong danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng như: thiết sam, bích xanh, dinh tùng, dẻ tùng, thông đỏ, thông tre,…

Xem thêm: Fansipan ở đâu? Du lịch Fansipan tự túc cần lưu ý điều gì?

Ngoài ra, tại vườn Hoàng Liên Sơn còn có thêm 700 loài cây được sử dụng làm thuốc, vô cùng quý báu như: đỗ quyên, niên kiện, đương quy, thục địa, hoàng liên chân chim, đỗ trọng, thảo quả,… Đặc biệt, đây còn là nơi phát hiện cây tai nấm có cân nặng hơn 6kg, cực kỳ độc đáo và quý hiếm.

Hệ thống thiên nhiên tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Hệ thống thiên nhiên tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
  • Hệ động vật

Khi đến Vườn quốc gia Hoàng Liên, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng 66 loài thú tự nhiên, trong đó có tới 16 loài đang có tên trong danh sách đỏ của Việt Nam như: vượn đen tuyền, voọc bạc má, cheo cheo, hồng bàng,…

Vượn đen tuyền đang được bảo tồn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên
Vượn đen tuyền đang được bảo tồn tại Vườn quốc gia Hoàng Liên

Bên cạnh đó, đây còn là nơi sinh sống của hơn 330 loài chim khác nhau, chẳng hạn như: trĩ mào đỏ, đại bàng đốm to, hét mỏ vàng,… Hơn nữa, Hoàng Liên Sơn cũng đang lưu trữ hơn 41 loài động vật lưỡng cư, 61 loài bò sát và đang bảo tồn một số nguồn gen của ếch nhái quý hiếm.

  • Văn hóa dân tộc thiểu số

Khi đến Hoàng Liên Sơn, du khách không chỉ có cơ hội ngắm nhìn cỏ, cây, mây, trời mà còn được hòa mình vào những hoạt động thú vị của đồng bào dân tộc thiểu số như: mặc trang phục dân tộc, lễ hội cầu Trăng, cồng chiêng, hát xường, pồn pôông, múa hát quanh cây bông, lễ hội khai hạ, lễ tục làm vía kéo si,…

Có lẽ, cũng chính vậy mà mỗi khi có dịp ghé thăm Hoàng Liên Sơn, du khách luôn bị cuốn theo những phong tục truyền thống và bày tỏ sự thích thú khi được giao lưu, thưởng thức văn hóa – văn nghệ với những người dân tộc miền núi.

Xem thêm: Sông Đà ở đâu? Top 5 thông tin không phải ai cũng biết về sông Đà

Do đó, nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội hòa mình vào nhịp sống vùng cao, bạn có thể xin ở lại trong những ngôi nhà sàn của người dân bản địa. Buổi sáng thức dậy cùng những người dân tộc ở đây, cùng họ đút lò, cùng họ lên nương và ra ruộng. Tối đến, mọi người sẽ quây quần cùng nhau bên ánh lửa hồng bập bùng, cùng nhau uống rượu Cần và nghe văn nghệ miền núi vô cùng đặc sắc và nhộn nhịp.

Tận hưởng không khí vui tươi cùng người dân tộc tại Hoàng Liên Sơn
Tận hưởng không khí vui tươi cùng người dân tộc tại Hoàng Liên Sơn

Nên đến Hoàng Liên Sơn vào thời điểm nào?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên đến Hoàng Liên Sơn trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch. Bởi, đây là khoảng thời gian khô ráo, mát mẻ, rất phù hợp cho các chuyến dã ngoại leo núi, thám hiểm và khám phá thiên nhiên.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm Lào Cai đang bước vào lúc ít mưa bão nhất, do đó việc di chuyển, đi lại của du khách cũng sẽ thuận tiện và an toàn hơn rất nhiều.

Cách di chuyển tới Hoàng Liên Sơn

Từ Hà Nội

Từ Hà Nội, bạn có thể lựa chọn một trong các phương tiện dưới đây để đến Hoàng Liên Sơn:

  • Xe khách: Để chuyến đi được thoải mái và thuận lợi hơn, bạn nên lựa chọn xe có giường nằm. Trong đó, giá vé xe khách giường nằm đơn thường dao động từ 250.000 – 350.000 VNĐ/chiều, xe khách giường nằm đôi sẽ dao động từ 650.000 – 750.000 VNĐ/chiều/2 người.
  • Tàu hỏa: Nếu bạn chọn tàu hỏa làm phương tiện chính để di chuyển lên núi Hoàng Liên Sơn, chúng tôi khuyên bạn nên chọn chuyến tàu vào ban đêm (có giường nằm), giá từ 150.000 – 840.000 VNĐ/chiều/người. Sáng ra, khi bạn vừa tỉnh dậy cũng là lúc tàu đến Sa Pa. Lúc này bạn cần thuê thêm xe để di chuyển tới dãy núi Hoàng Liên Sơn.
  • Xe máy: Nếu bạn vừa muốn tiết kiệm chi phí, vừa muốn thỏa sức khám phá thiên nhiên, bạn có thể lựa chọn 1 trong những tuyến đường sau:
    • Tuyến đường 1: TP Hà Nội → Vĩnh Phúc → Việt Trì → Phong Châu → Đoan Hùng → Yên Bái → Lào Cai → Sapa → Dãy núi Hoàng Liên Sơn
    • Tuyến đường 2: TP Hà Nội → Hòa Lạc → Sơn Tây → Cầu Trung Hà → Cầu Phong Châu → Phong Châu → Đoan Hùng → Dọc đường 70 → Lào Cai → Sapa → Dãy núi Hoàng Liên Sơn
  • Xe buýt: Thông thường, các tuyến xe buýt đi hướng Hà Nội – Lào Cai sẽ chạy theo đường cao tốc và đến Lào Cao sau 4 tiếng. Tuy nhiên, để đến được Hoàng Liên Sơn, bạn cần bắt thêm một chuyến xe ôm công nghệ hoặc taxi truyền thống.

Từ TP HCM

Nếu ở khu vực TP HCM, bạn có thể lựa chọn một trong các phương tiện dưới đây để đến Hoàng Liên Sơn:

  • Tàu hỏa: Nếu đi bằng tàu hỏa, bạn cần phải bắt 2 chặng: Ga Sài Gòn – ga Hà Nội, gà Hà Nội – Sapa. Sau đó tiếp tục đi đến Hoàng Liên Sơn bằng taxi hoặc xe ôm công nghệ. Lưu ý, bạn nên chọn chuyến tàu vào ban đêm (có giường nằm) để tối ưu thời gian đi lại.
  • Xe khách: Bạn có thể bắt xe tại bến xe Miền Đông và mua vé đi Hà Nội với mức giá khoảng 550.000 VNĐ/chiều/người (bao gồm đồ ăn, thức uống).
  • Máy bay: Với cách này, bạn chỉ cần mất khoảng 1.200.000 VNĐ/chiều/người trở lên và 2 giờ để di chuyển là đã có mặt tại Sapa. Sau đó, nếu muốn tới dãy núi Hoàng Liên Sơn, bạn cần thuê thêm taxi hoặc xe ôm công nghệ để tiết kiệm thời gian nhất.

Những lưu ý quan trọng khi tới Vườn quốc gia Hoàng Liên

Để chuyến đi của bạn thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi không được phép tham gia hoạt động leo núi
  • Du khách nên và phải đi theo tuyến du lịch đã được chỉ sẵn trong khuôn viên cho phép
  • Khi tham quan vườn quốc gia Hoàng Liên, du khách tuyệt đối không được tự ý hái hoa, bẻ cành, vẽ bậy lên cây, vách đá hoặc thu thập mẫu vật quý hiếm
Du khách không nên tự ý bẻ hoa, dẫm đạp lên cây cối và thu thập các mẫu vật quý hiếm
Du khách không nên tự ý bẻ hoa, dẫm đạp lên cây cối và thu thập các mẫu vật quý hiếm
  • Nói “không” với những lời mời chào săn bắt, bẫy động vật hoang dã, côn trùng bên trong Vườn quốc gia.
  • Vứt rác đúng nơi quy định!
  • Hãy lịch sự và tôn trọng văn hóa của người dân địa phương
  • Khi tham gia các hoạt động cắm trại tại đây, bạn nên mang theo các đồ vật dụng cá nhân như: áo len mỏng, bình xịt, thuốc bôi ngoài da, thuốc chống côn trùng, đồ ăn nhẹ, quần áo kín cổ, giày thể thao, lều, túi, ngủ, đèn pin, bao tay, đồ ăn nhẹ,…
Những món đồ quan trọng khi đi cắm trại tại Hoàng Liên Sơn
Những món đồ quan trọng khi đi cắm trại tại Hoàng Liên Sơn

Ngoài ra, vườn quốc gia Hoàng Liên vốn là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ vào dịp cuối tuần, do đó khi tham quan, du lịch tại đây, bạn cần hết sức cảnh giác và đề trộm cắp tài sản! 

Trên đây là toàn bộ thông tin về Hoàng Liên Sơn mà Palada muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã biết Hoàng Liên Sơn là dãy núi thuộc tỉnh nào, nằm ở đâu, cao bao nhiêu, có gì thú vị,… Ngoài ra, mời bạn tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại palada.vn để biết thêm nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, thú vị khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *