Khẩu độ là gì? Khẩu độ của ống kính máy ảnh

Khẩu độ là một trong ba yếu tố quyết định đến chất lượng hình ảnh của máy ảnh. Vậy khẩu độ là gì? Khẩu độ trong máy ảnh có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng Palada tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Khẩu độ là gì?

Khẩu độ tiếng Anh là Aperture, có nghĩa là độ mở của ống kính giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến của máy ảnh. Khẩu độ của ống kính càng lớn thì lượng ánh sáng mà cảm biến (hoặc phim) nhận được càng nhiều. Máy ảnh điều chỉnh tăng giảm khẩu độ thông qua việc đóng mở các lá khẩu.

Khẩu độ máy ảnh là gì
Khẩu độ máy ảnh là gì

Nói một cách đơn giản, khẩu độ là một lỗ trong ống kính có khả năng cho ánh truyền vào thân máy. Tuy nhiên, khẩu độ có khả năng tăng hoặc giảm kích cỡ, từ đó quyết định ánh sáng truyền vào trong thân máy nhiều hoặc ít. Nó hoạt động tương tự như sự co giãn của mống mắt làm thay đổi kích thước đồng tử ở mắt người.

Khẩu độ được đo lường như thế nào?

Người ta thường dùng chỉ số f/x để nói về khẩu độ. Trong đó, x được tính bằng cách lấy tiêu cự của ống kính chia cho đường kính lỗ mở tối đa.

Ví dụ, ống kính có tiêu cự 400mm, đường kính lỗ mở tối đa là 50mm, vậy khẩu độ sẽ là f/8.

Bạn có thể quan sát chỉ số của khẩu độ trên màn hình LCD hoặc kính ngắm khẩu độ của các thiết bị quay phim, chụp ảnh, ví dụ: f / 2, f / 3.5, f / 8… Hoặc một số máy đã bỏ đi dấu gạch chéo ở giữa: f2, f3.5, f8…

Giá trị chữ số càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn. Do đó, f/2 lớn hơn rất nhiều so với f/8 hoặc f/2 “mở” nhiều hơn so với f/8.

Trong giới nhiếp ảnh, thường khi nói đến khẩu độ lớn là nhắc đến  f /1.4, f/1.7, f /2 hoặc f /2.8. Còn khi nhắc đến khẩu độ nhỏ là nhắc đến f /8, f /11 hoặc f /16.

Trị số khẩu độ của máy ảnh thường là một dãy số cố định, bạn không thể chọn khẩu độ ngẫu nhiên được. Ví dụ, bạn có thể chọn các khẩu độ như: f4, f5.6, f8, f11, f16, f22 nhưng không thể chọn khẩu độ f4.3.

Khẩu độ f có nhiều giá trị
Khẩu độ f có nhiều giá trị

Mối quan hệ giữa độ mở khẩu độ & số f

Số f là giá trị biểu thị kích thước mở tạo bởi các lá khẩu. Khẩu độ giúp chúng ta kiểm soát lượng ánh sáng đi vào ống kính hiệu quả.

Khi bạn thay đổi số f trên máy ảnh, kích thước của màn khẩu cũng bị thay đổi theo, dẫn đến thay đổi lượng ánh sáng đến cảm biến.

Khi màn khẩu “mở” cho phép lượng lớn ánh sáng đi vào. Khi màn khẩu “đóng”, độ mở bị thu hẹp, ánh sáng đi vào ít hơn. Độ mở khẩu độ càng hẹp, số f càng lớn. Việc điều chỉnh độ mở gọi là “mở khẩu” hoặc “giảm khẩu”.

Ở số f nhỏ nhất, chúng ta có được “khẩu độ tối đa”. Khẩu độ tối đa cho phép lượng ánh sáng lớn nhất có thể đi vào, bạn có thể có được hiệu ứng bokeh nổi bật nhất.

Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình ảnh

Khẩu độ ảnh hưởng đến 2 yếu tố của bức ảnh là: độ sáng và độ sâu trường ảnh.

Độ sáng của hình ảnh

Khi khẩu độ lớn, ánh sáng truyền vào thân máy đến cảm biến nhiều hơn, làm cho bức ảnh sáng hơn. Khi khẩu độ nhỏ, ánh sáng truyền vào ít hơn, làm cho bức ảnh tối hơn.

Vì thế, trong điều kiện thiếu sáng hoặc vào ban đêm, bạn nên để khẩu độ lớn để thu được nhiều ánh sáng hơn. Và ngược lại, nếu muốn bức ảnh tối hơn, bạn nên để khẩu độ nhỏ.

Độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh là thuật ngữ dùng để diễn tả vùng rõ nét của một bức ảnh.

Một bức ảnh được gọi là “mỏng”, có nghĩa là bức ảnh chỉ lấy nét ở chủ thể, các phần còn lại (hậu cảnh, tiền cảnh…) hoàn toàn mờ. Một bức ảnh được gọi là “dày”, nghĩa là bức ảnh lấy nét cả chủ thể lẫn hậu cảnh. Khẩu độ f càng lớn thì độ sâu trường ảnh càng mỏng, ảnh xóa phông nhiều. Khẩu độ f càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng dày, ảnh càng xóa phông ít.

Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng “nông”
Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng “nông”

Bạn chỉ cần nhớ 2 điều như sau:

  • Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng “nông” hay ảnh càng có nhiều vùng “mờ”. Thường khi chụp chân dung hoặc khi muốn làm mờ hậu cảnh, tạo hiệu ứng Bokeh thì sử dụng khẩu độ lớn.
  • Khẩu độ càng nhỏ, độ sâu trường ảnh càng “sâu” hay ảnh sẽ có ít vùng “mờ”. Thường khi chụp phong cảnh, công trình kiến trúc hoặc khi bạn muốn lấy được nhiều chi tiết của bức ảnh thì chọn khẩu độ nhỏ.

Cách chọn được máy ảnh có khẩu độ phù hợp

Nếu bạn muốn chọn mua máy ảnh có khẩu độ phù hợp, bạn cần cân nhắc đến mục đích sử dụng và chi phí bỏ ra cho máy ảnh.

Hiện nay trên thị trường máy ảnh có hai loại, khẩu độ cố định và khẩu độ động. Các dòng máy ảnh có khẩu độ cố định như f/2.8, f/2, f/1.8 thường được khuyên dùng. Vì dòng máy này có khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng, không có đèn flash và khả năng xóa phông khi chụp ảnh chân dung.

Ký hiệu khẩu độ trên máy ảnh
Ký hiệu khẩu độ trên máy ảnh

Về độ lớn của khẩu độ, các loại ống kính có khẩu độ lớn như f/1.7, f1.8, f2.8 sẽ cho độ mờ hậu cảnh lớn. Phù hợp cho việc chụp chân dung lấy nét nông. Các loại ống kính có khẩu độ nhỏ như f/8, f/11, f/16 sẽ giúp bạn chụp các chi tiết sắc nét ở cả tiền cảnh và hậu cảnh. Phù hợp cho việc chụp phong cảnh, kiến ​​trúc và chụp ảnh macro cận cảnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về khẩu độ máy ảnh. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được tầm quan trọng của khẩu độ camera đối với bức ảnh, qua đó biết cách chọn lựa một chiếc máy ảnh có khẩu độ phù hợp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *