5 Kinh nghiệm khám phá làng cổ Phước Tích – Vẻ đẹp trăm tuổi tại Huế

Dạo gần đây, làng cổ Phước Tích đang dần trở thành điểm tham quan thú vị của nhiều du khách khi tới Huế. Do đó, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng palada.vn khám phá xem ngôi làng này có gì hay ho và một số kinh nghiệm du lịch an toàn, tiết kiệm nhé! 

Giới thiệu làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích là ngôi làng nằm trong thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Theo một vài tài liệu lịch sử, ngôi làng ngày đã được hình thành từ thế kỷ 15, gần sát với thời điểm nhà nước phong kiến Đại Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

Làng cổ Phước Tích nằm ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
Làng cổ Phước Tích nằm ở tỉnh Thừa Thiên – Huế

Ban đầu, ngôi làng này có tên là Phúc Giang (Phúc trong phúc đức và Giang trong sông nước). Dưới thời Tây Sơn, ngôi làng này đã được đổi thành Hoàng Giang để tưởng nhớ công ơn khai phá – xây dựng làng của dòng họ Hoàng.

Tới thời vua Gia Long, ngôi làng này lại được đổi tên một lần nữa thành Phước Tích; với mong muốn người dân trong làng sẽ tích được nhiều phước đức để lại cho đời sau.

Đúng như ý nghĩa tên gọi, các thế hệ người dân ở đây đều tiếp nối rất tốt truyền thống của ông cha ta để lại; hăng say lao động, miệt mài sáng tạo để làm nên những giá trị lớn lao cho làng quê. Do đó, khi tới đây, du khách sẽ bị ấn tượng bởi những lối kiến trúc cổ độc đáo, những nét văn hóa dòng họ, làng nghề và đặc biệt là không gian nhà cổ, sân vườn truyền thống từ thời xa xưa.

Hiện nay, trong làng vẫn có khoảng 117 hộ dân với gần 30 nhà cổ, 10 nhà thờ và rất nhiều ngôi nhà rường đặc trưng của Huế. Trong đó có tới 12 ngôi nhà rường được xếp hạng di sản có giá trị đặc biệt, được thiết kế theo lối 3 gian 2 chái.

Nét đẹp cổ kính của làng cổ Phước Tích qua lăng kính của du khách
Nét đẹp cổ kính của làng cổ Phước Tích qua lăng kính của du khách

Làng cổ Phước Tích có gì?

Không chỉ những ngôi nhà cổ kính đầy rêu phong, khi tham quan làng cổ Phước Tích ở Huế, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều công trình thờ tự đậm chất làng quê. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Miếu Cây Thị (Miếu Bà) – chốn thờ tự linh thiêng của người dân trong làng Phước Tích.

Miếu Cây Thị tại làng Phước Tích, Huế
Miếu Cây Thị tại làng Phước Tích, Huế

Chưa hết, khi đến đầu làng, bạn sẽ gặp ngay Miếu Đôi – nơi có 2 ngôi miếu giống hệt nhau được xây dựng làm nơi thờ tự 2 ông tổ nghề gốm của làng. Trong đó, miếu phía tay trái thờ Đào Nghệ và phía tay phải thờ Khai Canh.

Ngoài ra, bạn còn có thể dạo bước trên những con đường rợp bóng cây dẫn thẳng tới các công trình tiêu biểu như: chùa Phước Bửu, miếu Âm hồn, đền Văn Thánh, Bà Giang, Con Cọp, miếu Quang Tế, đình làng Trung và các khu mộ tổ của các dòng họ trong làng.

Hơn nữa, làng cổ Phước Tích Huế còn nổi danh là nơi có nghề làm gốm truyền thống đặc sắc; với những sản phẩm quý, chuyên dùng để dâng lên vua chúa triều Nguyễn.

Làng cổ Phước Tích với những vật phẩm làm từ gốm
Làng cổ Phước Tích với những vật phẩm làm từ gốm

Tính đến nay, qua nhiều biến động lịch sử và dịch bệnh, nghề làm gốm của người dân làng Phước Tích cũng phần nào được khôi phục. Theo đó, các sản phẩm gốm sẽ được sản xuất theo thị hiếu, phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng và các tỉnh thành lân cận khác.

Giá vé vào làng cổ Phước Tích

Được biết, vé tham quan (vé vào) làng cổ Phước Tích là miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham quan, chụp ảnh trong nhà vườn thì nên gửi khoảng 50.000 VNĐ cho chủ nhà.

Ngoài ra, làng Phước Tích này hiện nay đã có dịch vụ cho thuê xe đạp với giá 20.000 VNĐ/xe; giúp du khách thuận tiện hơn trong quá trình tham quan, trải nghiệm tại làng.

Bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe đạp để khám phá nét bình yên của ngôi làng
Bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe đạp để khám phá nét bình yên của ngôi làng

Xem thêm:

Cách di chuyển đến làng cổ Phước Tích Huế

Làng Phước Tích nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 35km, do đó bạn có thể tùy chọn 2 hình thứ, đó là: thuê xe máy, bắt taxi tại Huế.

Nếu thuê xe máy, bạn nên đi theo cung đường sau: Quốc lộ 1A → cầu Mỹ Chánh tỉnh Quảng Trị → Quốc lộ 49B → cầu sông Ô Lâu → làng cổ Phước Tích.

Những lưu ý khi tham quan làng cổ Phước Tích

Để giữ được nét đẹp gần gũi, bình dị của làng cổ, du khách nên:

  • Đi bộ hoặc thuê xe đạp
  • Không vứt rác bừa bãi
  • Không nói tục, chửi bậy
  • Ăn mặc lịch sự, kín đáo
  • Nên xin phép chủ nhà trước khi vào tham quan và chụp ảnh
  • Mang theo CCCD để làm thủ tục thuê xe
  • Nên đi giày thể thao hoặc các loại giày có đế mềm để thuận tiện cho quá trình di chuyển

Trên đây là toàn bộ thông tin về làng cổ Phước Tích ở Huế mà palada.vn muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về ngôi làng nghìn năm tuổi và có những phút giây du lịch, trải nghiệm thật thú vị cùng gia đình, bạn bè và người thương!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *