Tiệc thôi nôi là dịp lễ quan trọng không thể thiếu dành cho các bé. Đây là nghi thức phổ biến trong mỗi gia đình tại Việt Nam với mục đích cầu mong cho các bé bình an và khỏe mạnh. Cách tính ngày cúng Thôi nôi cũng rất quan trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem lễ thôi nôi là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của việc tổ chức lễ thôi nôi cho bé là gì qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Thôi nôi là gì?
Thôi nôi được là phong tục lâu đời của người Việt Nam. Ý nghĩa của từ “Thôi Nôi” có nghĩa là bé đủ 12 tháng tuổi thôi sử dụng nôi và chuyển sang nằm giường. Thôi nôi được coi là một cột mốc quan trọng đầu tiên trong đời của bé nên bố mẹ rất chú trọng ngày này. Lễ cúng Thôi nôi là một nghi thức tốt đẹp nhằm mục đích cảm ơn Mụ bà đã chăm sóc bé và cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé.
Thôi nôi bao gồm phần lễ và phần tiệc: Trong phần lễ là có việc cúng tổ tiên, cúng Bà Mụ và nghi thức chọn nghề cho bé. Phần tiệc là phần mời cơm đãi khách, họ hàng hai họ và bạn bè của bố mẹ.
Nguồn gốc lễ thôi nôi
Có thể nói, lễ cúng thôi nôi cho bé là một trong những nghi thức mang đậm nét tín ngưỡng – văn hóa đặc trưng được lưu truyền từ thế hệ ông bà tổ tiên đến nay.
Theo quan niệm dân gian của người Việt và lịch sử ghi chép lại trong các thư tịch Phật giáo, mỗi đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai, còn gọi là Kim Hoa Thánh Mẫu) và các Đức Ông – Thập nhị Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi bà Mụ sẽ có nhiệm vụ nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, miệng, tay, chân, tóc,… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (3 ngày tuổi), đầy tháng (1 tháng tuổi) hay thôi nôi (1 năm tuổi) thì bố mẹ và ông bà phải bày tiệc cúng Bà Mụ để tạ ơn Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin Bà Mụ luôn dõi theo, ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành, phát triển khỏe mạnh.
Cách tính ngày làm lễ thôi nôi cho con
Tiệc thôi nôi được tổ chức vào ngày sinh âm lịch và cách tính ngày còn tùy theo giới tính của bé. Theo quy luật đó là “trai kém 2 gái kém 1”. Có nghĩa là lễ thôi nôi được tổ chức sẽ theo ngày sinh âm lịch của bé trai lùi xuống 2 ngày, và theo ngày sinh âm lịch của bé gái lùi xuống 1 ngày.
Thời gian được tổ chức lễ cúng thôi nôi thường diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Tùy theo sắp xếp thời gian của mỗi gia đình.
Ý nghĩa của việc tổ chức lễ thôi nôi cho con
Để sinh ra một đứa bé khỏe mạnh là cả quá trình gian nan. Suốt khoảng thời gian dài ấy chính người chồng, ông bà bố mẹ và đã đồng hành cùng người mẹ để quan tâm, chăm sóc. Còn theo yếu tố tâm linh, theo dân gian, để một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh cần có sự đỡ đầu, sự phù hộ của tổ tiên và nhất là 12 bà mụ, 1 bà Chúa Thiên Thai và 3 Đức Ông để mong mẹ tròn con vuông. Bởi vậy, Lễ thôi thôi chính là dịp để cảm ơn các Bà Mụ và các Đức Ông đã nặn ra bé và bảo vệ bé khỏe Dịp Lễ thôi nôi còn có ý nghĩa là ngày để cha mẹ và những người thân cầu mong những điều tốt đẹp cho bé. Thể hiện niềm vui và những kỳ vọng của ba mẹ dành cho con
Lễ thôi nôi cũng báo hiệu rằng đứa trẻ đã bắt đầu lớn khôn và phát triển toàn diện như một các thể độc lập. Biểu hiện bằng việc không ngủ nôi mà thay bằng giường
Tựu chung lại, lễ thôi nôi có ý nghĩa khẳng định sự hiện hữu của một con người, một thành viên mới trong xã hội, cùng nhằm khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới và sự cảm tạ, lòng biết ơn đối với những vị thần linh đã phù hộ cả gia đình.
Mâm lễ cúng thôi nôi gồm những gì?
Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà có những mâm lễ vật cúng thôi nôi khác nhau. Tuy nhiên, lễ vật cúng thôi nôi cho bé gái hay bé trai vẫn gồm có 4 mâm chính:
- Mâm cúng Thần tài– Thổ địa
- Mâm cúng Ông Táo
- Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật
- Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông
Cúng Mụ Bà và Đức Ông
Nghi thức cúng Mụ bà và Đức Ông là nghi thức chỉ lễ Thôi nôi mới có. Mâm cúng càng chu đáo càng thể hiện sự biết ơn đến 12 hai Mụ bà đã chăm sóc và tạo ra đứa trẻ khỏe mạnh, tạ ơn Đức Ông bảo vệ cho đứa trẻ từ trong bụng mẹ và 12 tháng đầu đời.
Mâm cúng 12 Mụ bà và Đức Ông cần chuẩn bị:
– 1 con gà trống luộc, xếp chéo cánh
– 12 bát xôi nhỏ +1 bát xôi lớn
– 12 bát chè nhỏ + 1 bát chè lớn
– 1 bát cháo lớn
– 1 đĩa trái cây ngũ quả
– 1 ly rượu
– 12 miếng trầu đã tiêm + 1 lá trầu và 1 quả cau nguyên
– 1 bình hoa tươi
– 2 cây nến
– 3 cây hương
– 1 bộ vàng mã
Bày mâm cúng Mụ bà phải thể hiện được sự thành kính trong cách bài trí cũng như lễ vật cúng: Tất cả lễ vật cúng Mụ bà được bày chính giữa hương án, hoặc có thể để lên trên hương án. Lễ vật cúng Mụ bà chia thành 12 phần giống nhau và đặt ở phía trên, hoa quả và vàng mã đặt phía dưới. Mâm cúng Đức Ông đặt cạnh mâm cúng Mụ Bà, cách nhau khoảng 10cm
Xem thêm:
Nghi thức chọn nghề trong thôi nôi
Trong dịp lễ thôi nôi, ngoài việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống để chiêu đãi khách, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cung kính Thánh Mẫu, Thập Nhị Tiên Nương và 3 Đức Ông.
Ngoài mâm cúng, không thể thiếu trong một buổi lễ thôi nôi đó là nghi thức chọn nghề cho bé.
Sau nghi thức cúng mụ bà là nghi thức chọn nghề cho bé. Ba mẹ sẽ chuẩn bị mâm bày đồ chơi cho bé và những vật dụng để cho bé “bốc”. Theo quan niệm dân gian, vật nào được bé cầm đầu tiên tiết lộ về nghề nghiệp tương lai của bé. Đây như là nghi lễ cầu may nhằm giúp bé ổn định sự nghiệp sau này. Qua nhiều thế hệ, nghi thức chọn nghề vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.
Mâm vật dụng gồm đa dạng vật dụng như búp bê, sách vở, máy bay, xe hơi đồ chơi, bút, cây búa, bộ đồ chơi nhà bếp, bộ đồ chơi y tế, son phấn… mỗi vật dụng tượng trưng cho một ngành nghề hoặc một phần tính cách của bé trong tương lai.
Sau khi nghi thức chọn nghề cho bé kết thúc, khách mời trong bữa tiệc sẽ đến hôn và tặng bé quà.
Mâm cúng ông Táo, ông Thần Tài và ông Địa
Việc cúng ông Táo, ông Thần Tài và ông Địa không chỉ có lễ Thôi nôi mới cúng. Vào mỗi dịp lễ truyền thống hay các ngày lễ quan trọng, mỗi gia đình vẫn có thể thực hiện nghi lễ cúng này
Mâm cúng gồm có:
– Mâm trái cây ngũ quả
– 1 bát chè
– 1 đĩa xôi
– 1 đĩa thịt luộc
– 1 đĩa tôm luộc
– 1 đĩa trứng luộc
– 1 ly nước
– 1 ly rượu
– 1 đĩa trầu cau
– Hương và nến
– Vàng mã
Mâm cúng được đặt ở ngoài trời, hoặc chia ra từng mâm nhỏ đặt ở bàn thờ của mỗi ông.
Mâm cúng Ông Bà Tổ Tiên
Mâm cúng Ông Bà Tổ tiên cũng quan trọng như mâm cúng Bà Mụ và Đức Ông. Lễ vật trong mâm cúng Ông Bà Tổ tiên giống như những ngày cúng lễ khác.
Cách bày trí mâm cúng được xếp từ cao xuống, tùy theo thiết kế bàn thờ mỗi nhà.
Trên đây là những thông tin về ngày lễ thôi nôi không thể thiếu đối với bất kỳ gia đình người Việt nào. Lễ thôi nôi là gì, ý nghĩa và cách tổ chức lễ thôi nôi, mâm lễ thôi nôi cần chuẩn bị những gì đã được thông tin trong bài viết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được lễ thôi nôi là gì, ý nghĩa, tầm quan trọng của lễ thôi nôi cho bé như thế nào và cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé như thế nào là đúng cách.