Mặt trăng máu là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú mà nhiều người mong chờ được chứng kiến. Hãy cùng Palada.vn khám phá xem hiện tượng mặt trăng máu là gì, tại sao có hiện tượng trăng máu trong bài viết này nhé.
Tóm tắt
Mặt trăng máu là gì?
Có thể thấy mặt trăng máu xuất hiện khi nào? Trăng máu là hiện tượng xảy ra khi nguyệt thực toàn phần trùng với lúc Mặt Trăng tiến đến gần Trái Đất nhất. Ánh sáng khúc xạ từ mặt trăng xuyên qua khí quyển của Trái Đất nên sẽ khiến cho mặt trăng có màu đỏ rực được ví như máu. Lúc này Mặt Trăng sẽ có vẻ lớn và sáng hơn so với những lúc Trăng tròn bình thường. Đồng thời Mặt Trăng có màu đỏ tựa như gỉ sắt.
Mặt trăng máu là điềm gì?
Covid -19
Ngày 11 tháng 01 năm 2020 trên thế giới xuất hiện hiện tượng mặt trăng máu. Đây là lần trăng tròn cuối cùng của năm 2019 âm lịch (Kỷ Hợi) và vào kỳ trăng tròn đầu tiên của năm 2020 dương lịch.
Năm 2020 – 2021 là năm mà dịch Covid – 19 lây lan cướp đi sinh mệnh của hàng triệu người trên thế giới. Không chỉ có vậy, thiên tai lũ lụt, cháy rừng, động đất, chiến tranh thương mại… liên tiếp xảy ra. Liệu hiện tượng mặt trăng máu này có phải là điềm báo cho một năm đầy tai họa và dịch bệnh?
Trăng máu ở Đài Bắc, Đài Loan
Tối ngày 29 tháng 03 năm 2021, ở Đài Bắc, người dân đã nhìn thấy mặt trăng màu đỏ xuất hiện trên bầu trời. Vì từ xa xưa người ta đã lưu truyền rằng: “Nếu mặt trăng đổi màu thì nơi đó sẽ gặp tai ương”, cho nên nhiều người đã lo lắng không biết đó có phải chính là điềm chẳng lành hay không?
Không ngờ chỉ 3 ngày sau vào ngày 02/4 đã xảy ra thảm họa kinh hoàng. Đoàn tàu tốc hành Taroko Express – Cục Đường sắt Đài Loan bị trật đường ray ở huyện Hoa Liên. Tai nạn đã gây ra những thương vong nghiêm trọng, khiến người dân lo lắng, bàng hoàng và đau đớn không lời nào diễn tả nổi.
Trăng máu xuất hiện ở những quốc gia khác
Đêm 26 tháng 5 năm 2021, ngoài xuất hiện siêu Trăng thì vào 19h14, Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng còn xếp thành một hàng tạo thành hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Đại Dương và Đông Á đều có thể nhìn thấy hiện tượng này. Còn tại New Zealand thì có thể quan sát quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần.
Mặt trăng máu theo quan điểm của tôn giáo và dân gian
Các tôn giáo và văn hóa dân gian trên toàn thế giới từ xa xưa đều nhìn nhận: “mặt trăng máu” là điềm dữ. Hiện tượng này là biểu trưng của tai họa và tà ác. Trong dân gian của Trung Quốc có truyền thuyết: Mặt Trăng sở dĩ có màu đỏ như máu là vì Thiên Cẩu đang ăn Mặt Trăng. Vì vậy điều này được cho là báo hiệu cho một thảm họa đẫm máu sắp xảy ra.
Những điều được nhắc đến trong Kinh Phật, Kinh Thánh cũng như các thư tịch của người cổ không phải là không có cơ sở. Cổ nhân thường nói về sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cũng như tai họa mà ông trời giáng xuống không phải là ngẫu nhiên. Chúng ta không thể dự đoán trước được chắc chắn điều gì sẽ xảy ra, vậy cho nên cần sống lương thiện, tích đức và hy vọng về những gì tốt đẹp có thể đến với mình và người thân.
Một số hiện tượng kỳ thú khác về mặt trăng
Nguyệt thực và Nhật thực
Nguyệt thực toàn phần khi xuất hiện mặt trăng máu sẽ trùng với thời điểm Mặt Trăng tiến đến điểm gần Trái Đất nhất. Vì thế, Mặt Trăng vào lúc này được gọi là “siêu Trăng”.
Nhật thực là hiện tượng thiên văn có phần trái ngược với Nguyệt thực. Nó xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau. Để có thể xảy ra hiện tượng Nhật thực hoặc nguyệt thực, Mặt trăng phải đi qua mặt phẳng chứa quỹ đạo của Trái Đất.
Điều khác biệt giữa hai hiện tượng này đó là nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng. Còn Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái Đất.
Trăng xanh
Trăng xanh không phải để nói đến mặt trăng màu gì mà đây là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không khớp từng tháng trong năm.
Thông thường, mỗi năm có 12 lần trăng tròn (tức là mỗi tháng diễn ra 1 lần trăng tròn). Nhưng cứ sau 2 hoặc 3 năm lại có thêm 1 lần trăng tròn trong năm đó. Trăng xanh là từ chỉ kỳ Mặt trăng dư thừa. Chính xác là khoảng 2,7 năm sẽ xuất hiện hiện tượng trăng xanh một lần.
Sao Bắc Đẩu là gì? Sao Bắc Đẩu nằm ở trong chòm sao nào? Ý nghĩa
Trăng đen
Đây là khái niệm được sử dụng để gọi hiện tượng trăng non lần 2 trong tháng. Theo các nhà khoa học, hiện tượng trăng đen này xảy ra khi các phần được Mặt trăng chiếu sáng bị rơi vào bóng của Trái Đất. Điều này làm cho mắt người không có khả năng quan sát được.
Mỗi mùa trong năm sẽ có khoảng 3 kỳ trăng non. Nhưng cá biệt trong mùa hè năm 2020 thì tại Bắc Bán cầu lại xuất hiện tới 4 mùa trăng non. Trong giai đoạn này, Mặt trăng sẽ là một màu đen hoàn toàn. Đây được coi là khá dịp thuận lợi để các nhà thiên văn học quan sát dễ dàng các ngôi sao, chùm sao, hoặc là tìm kiếm các giải ngân hà…
Có thể nói là mặt trăng máu không hẳn là đem đến những điềm gở cho con người vì đây hoàn toàn là một hiện tượng tuân theo quy luật của tự nhiên. Chúng ta hãy vui vẻ tận hưởng sự kỳ thú của thiên nhiên chứ đừng quá lo lắng. Nếu muốn biết thêm gì về những hiện tượng như thế này, hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình biết nhé.