Nguyệt thực là gì? Giải thích hiện tượng nguyệt thực

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn thú vị và được mong chờ hằng năm. Hãy cùng tìm hiểu nguyệt thực là gì và mối quan hệ giữa nhật thực, nguyệt thực trong bài viết sau đây nhé!

Nguyệt thực là gì?

Có thể bạn chưa biết, Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng, mà chỉ phản lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào nó, nhờ đó mà chúng ta quan sát thấy nó. 

Tuy nhiên, khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí thẳng hàng nhau, ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng đã bị Trái Đất chặn lại, lúc này Mặt Trăng bị khuất sau bóng Trái Đất và tối đen dần. Hiện tượng này được gọi là nguyệt thực (tiếng Anh là lunar eclipse).

Nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên thú vị
Nguyệt thực là hiện tượng thiên nhiên thú vị

Vì Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng của Mặt Trời nên nguyệt thực xảy ra khi trăng tròn và khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất.

Phân loại nguyệt thực

Nguyệt thực toàn phần

Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Nguyệt thực toàn phần kéo dài tối đa khoảng 104 phút.

Hiện tượng trăng máu bí ẩn
Hiện tượng trăng máu bí ẩn

Lúc này, chỉ các tia Mặt Trời có bước sóng dài (đỏ, cam) mới chiếu được tới Mặt Trăng, còn các tia có bước sóng ngắn đều bị bầu khí quyển Trái Đất cản lại hết. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam này, nên khi chúng ta quan sát từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ tối. Hiện tượng này được gọi là trăng máu (nguyệt thực đỏ).

Nguyệt thực nửa tối

Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối (Penumbra) của Trái Đất nên độ sáng bị giảm một chút. Hiện tượng nguyệt thực bán phần rất khó quan sát bằng mắt thường.

Nguyệt thực một phần

Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng, Mặt Trăng bị khuyết đi một phần nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.

Điểm lại những lần nguyệt thực gần đây

Nguyệt thực 28/9/2015

Nguyệt thực 2015 được đánh giá là siêu hiếm có, hơn 2 tỷ người trên thế giới đã có cơ hội chứng kiến hiện tượng “siêu mặt trăng” kết hợp cùng nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng siêu Mặt Trăng xảy ra khi trăng tròn, thời điểm Mặt Trăng gần Trái Đất nhất và trông to, sáng hơn.

Siêu mặt trăng năm 2015
Siêu mặt trăng năm 2015

Nguyệt thực 2017

Năm 2017 chỉ xuất hiện nguyệt thực nửa tối vào ngày 10, 11/2 và chỉ có thể quan sát được từ châu Âu, phần lớn của châu Á, châu Phi và 1 phần lớn của Bắc Mỹ.

Nguyệt thực toàn phần 2018

Đây là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21, kéo dài hơn 5 tiếng, bắt đầu từ 00 giờ 14 phút đến 6 giờ 28 phút ngày 28/7. Trong đó, nguyệt thực toàn phần chính thức diễn ra từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ 13 phút sáng.

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21
Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21

Nguyệt thực 2019 ở Việt Nam

Đây là hiện tượng nguyệt thực một phần xuất hiện ở hầu hết các khu vực châu Âu, châu Phi, vùng trung tâm châu Á, trong đó có Việt Nam và Ấn Độ Dương.

Hiện tượng này diễn ra vào rạng sáng ngày 17/7/2019 và có độ che phủ đường kính cực đại lên đến 0,653 –có nghĩa là vào thời điểm nguyệt thực cực đại, có tối đa 65,3% đường kính Mặt Trăng đi vào trong vùng bóng tối của Trái Đất.

Nguyệt thực khác Nhật thực như thế nào?

Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che khuất một phần hay hoàn toàn Mặt Trời. Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Hiện tượng nhật thực
Hiện tượng nhật thực

Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực có một số điểm chung như sau:

  • Đều là sự thẳng hàng của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
  • Khi diễn ra 2 hiện tượng này thì Mặt Trời hoặc Mặt Trăng đều bị che khuất dần và bầu trời sẽ tối lại.

Tuy nhiên, giữa nhật thực và nguyệt thực vẫn tồn tại nhiều điểm khác nhau như sau:

  Nguyệt thực Nhật thực
Vị trí tương đối Trái Đất ở giữa khoảng cách từ Mặt Trời tới Mặt Trăng Mặt Trăng ở giữa khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất
Thời điểm diễn ra Ban đêm, có thể quan sát bằng mắt thường Ban ngày, phải đeo kính để quan sát
Địa điểm quan sát Có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất

Những người sống trong phần ban đêm của Trái Đất sẽ thấy Nguyệt thực

Ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối trên Trái Đất

Những người sống trong vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ thấy Nhật thực toàn phần

Những người sống trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ thấy Nhật thực một phần

Tần suất diễn ra Chỉ xảy ra 1-2 lần trong năm, trong vòng 5 năm sẽ có 1 năm không có nguyệt thực Xảy ra ít nhất 2 lần và nhiều nhất 5 lần trong 1 năm

Trên đây là tổng hợp kiến thức cần biết về nguyệt thực và nhật thực. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn yêu thiên văn có thêm nhiều thông tin bổ ích về hai hiện tượng thiên nhiên thú vị này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *