Máy mài sàn bê tông là thiết bị được sử dụng phổ biến trong công việc thi công mặt bằng nhà xưởng, hầm để xe hoặc hoàn thiện các công trình xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được những ưu nhược điểm của loại máy này. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về thiết bị này, từ đó ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả.
Tóm tắt
Một số máy mài sàn bê tông đang được ưa chuộng hiện nay
Model | Đường kính làm việc (mm) | Công suất (HP) | Điện áp (V) | Đĩa mài (mm) | Cân nặng (kg) | Tốc độ vòng quay (rpm) | Thùng chứa nước (L) |
Máy mài sàn bê tông DMS250 | – | – | 380 | 250 | 100 | 1800 | – |
Máy mài sàn bê tông DMS350 | – | – | 380 | 350 | 150 | 2150 | – |
Máy mài sàn bê tông ASL 500-T3 | 500 | 5 | 380-440 | 250×2 | 120 | – | – |
Máy mài sàn bê tông ASL 460-T6 | 460 | 5 | 220-240 | 200×3 | 165 | 300-1200 | – |
Máy mài sàn bê tông ASL T1 | 600 | 10 | 380-440 | – | 230+30 | 300-1600 | – |
Máy mài sàn bê tông ASL 750-T9 | 750 | 15 | 380-440 | 250×3 | 320 | 300-1600 | – |
Máy mài sàn ASL600-T1 (B) | 700 | 15 | 380-440 | 370×4 | 340 | 300-1800 | – |
Máy mài sàn bê tông Karva KVG-12 | 500*500 | 10 | 380-440 | 300×4 | 260 | 900 | 40 |
Máy mài sàn bê tông Karva KVG100B | 330*560 | 7.5 | 380-440 | – | 200 | 0-500 | 40 |
Máy mài sàn bê tông Karva KVG 101 | 500*500 | 10 | 380-440 | 300×4 | 260 | 900 | 40 |
Giới thiệu máy mài sàn bê tông
Máy mài nền bê tông là thiết bị dùng để đánh bóng, tạo độ phẳng, nhẵn cho sàn bê tông, khắc phục tình trạng lồi lõm trên các bề mặt sàn. Những bề mặt sàn bê tông sau khi được mài bằng máy mài sàn có khả năng chống trơn trượt tốt và tính thẩm mỹ của không gian được tăng lên.
Hiện nay, có 2 loại máy mài sàn bê tông đó là: Máy mài sàn bê tông cầm tay và máy mài sàn bê tông công nghiệp.
Máy mài bê tông công nghiệp và cầm tay
- Máy mài nền bê tông cầm tay: Có kích thước nhỏ gọn, phù hợp để mài phẳng và đánh bóng sàn có diện tích nhỏ hẹp.
- Máy mài sàn công nghiệp: Là dòng máy có kích thước lớn hơn máy cầm tay. Vì vậy nó rất thích hợp để làm sạch, mài phẳng và đánh bóng cho những không gian rộng lớn. Bên cạnh đó, nhiều model máy mài sàn công nghiệp còn có thêm tính năng hút, thu gom các loại bụi mịn rất tốt.
Có nên sử dụng máy mài sàn bê tông không?
Máy mài sàn từ lâu đã trở thành một thiết bị phổ biến tuy nhiên nhiều người vẫn còn lo lắng không biết có nên sử dụng thiết bị này hay không. Còn những người đã từng sử dụng thiết bị này thì câu trả lời là “có”. Vì máy đem lại những lợi ích sau cho người dùng:
– Tăng tuổi thọ mặt sàn: Máy mài nền bê tông công nghiệp có khả năng tăng cường sự kết nối của các hạt bê tông, giúp mặt sàn được mài nhẵn, bóng và không dễ bị nứt, vỡ hay mất màu như phương pháp mài sàn truyền thống. Đồng thời sàn sau khi được mài cũng giảm nguy cơ bị thấm nước hay nổ. Mặt nền sẽ luôn bền đẹp và người sử dụng không cần phải bảo dưỡng thường xuyên, tiết kiệm tối đa thời gian cũng như chi phí bảo trì nền.
Sử dụng máy mài giúp tuổi thọ mặt sàn tăng cao hơn
– Thân thiện với môi trường: Bê tông là chất liệu lý tưởng ở nhiều công trình bởi có chi phí thấp, mặt sàn bền đẹp và thân thiện với môi trường hơn so với vật liệu gạch hoặc gỗ. Máy mài đánh bóng sàn bê tông khi làm việc cũng thải ra ít bụi bẩn công nghiệp. Vì vậy, thiết bị rất thân thiện với môi trường tự nhiên và góp phần bảo vệ sức khỏe của con người.
– Tiết kiệm chi phí chiếu sáng: Sau khi được mài bằng máy mài nền, mặt sàn có khả năng phản xạ ánh sáng cao hơn. Nhờ đó, người dùng có thể tiết kiệm chi phí điện năng cũng như chi phí đầu tư thiết bị chiếu sáng.
Ưu nhược điểm của máy mài nền bê tông
– Ưu điểm
Vận hành hiệu quả
Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này chính là khả năng vận hành vô cùng hiệu quả. Máy mài nền sử dụng đĩa mài kim cương giúp cho công việc mài, đánh bóng nền bê tông trở nên đơn giản và hiệu quả quả hơn.
Không chỉ vậy, một vài model còn được sử dụng công nghệ inverter có khả năng làm việc ổn định với công suất tối đa mà không lo hỏng hóc do quá tải khi hoạt động.
Tuổi thọ cao
Các model mài sàn đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại nên có động cơ mạnh mẽ, bền bỉ ít khi phát sinh các sự cố hỏng hóc. Việc sử dụng một thiết bị có tuổi thọ cao đồng nghĩa với việc việc người dùng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
– Nhược điểm
Kích thước lớn
Những thiết bị mài nền bê tông công nghiệp thường có kích thước lớn, trọng lượng nặng nên rất khó khăn khi di chuyển trong không gian hẹp. Bảo quản máy cũng tốn rất nhiều diện tích.
Giá cao
Giá máy mài nền nhà bê tông hiện nay cao hơn rất nhiều so với các dụng cụ mài sàn truyền thống. Hiện nay một chiếc máy mài sàn có giá từ 10 triệu cho đến 60 triệu (tùy vào thương hiệu cung cấp).
Cách sử dụng máy mài nền bê tông
Máy cho hiệu suất làm việc cao khi được vận hành đúng cách
Máy mài bê tông có cấu tạo khá phức tạp nên việc vận hành máy cũng không hề đơn giản. Để đảm an toàn cùng hiệu quả công việc tối ưu, người dùng cần nắm cho mình quy trình sử dụng máy mài máy đánh bóng nền nhà đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động như kính, khẩu trang, ủng để đảm bảo an toàn. Kiểm tra lại nguồn điện và công tắc an toàn trước khi bắt tay vào công việc.
Bước 2: Xác định tình trạng của sàn và lựa chọn đĩa mài nền bê tông phù hợp. Ví dụ, bề mặt bê tông cứng, có nhiều vị trí gồ ghề, không bằng phẳng thì cần sử dụng đĩa mài kim cương. Với sàn bê tông phẳng thì chỉ cần đánh bóng.
Bên cạnh đó, cần căn cứ vào mục đích sử dụng, điều kiện thực tế và diện tích mặt sàn để lựa chọn loại máy mài sàn bê tông có chức năng và công suất phù hợp.
Bước 3: Gắn đĩa mài thích hợp vào máy.
Bước 4: Kiểm tra và đảm bảo dây điện, công tắc, phích cắm của máy vẫn hoạt động tốt. Đảm bảo nguồn điện ổn định để tránh nguy cơ chập cháy khi đang thực hiện công việc.
Bước 5: Tiến hành mài nền. Trong quá trình mài người dùng điều chỉnh lượng nước xả xuống sàn hợp lý, tránh xả quá nhiều nước, khiến máy phải hút lâu hơn. Cũng không nên xả quá ít khiến máy không đủ để làm việc.