Media là gì? Tìm hiểu về ngành truyền thông media

Các hình thức truyền thông media đang ngày càng phát triển cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ 4.0. Hãy cùng tìm hiểu media là gì và các kiến thức liên quan đến ngành truyền thông trong bài viết sau đây nhé!

Media là gì?

Media là các phương thức giúp thương hiệu tiếp cận và truyền tải thông điệp đến với khách hàng. Nói một cách đơn giản, Media là các kênh truyền thông hoặc các công cụ dùng để lưu trữ và cung cấp thông tin hoặc dữ liệu.

Các kênh truyền thông media

Media thường kết hợp với phương tiện truyền thông hoặc các công ty truyền thông media. Media bao gồm digital media (truyền thông số) và mass media (truyền thông đại chúng) như báo đài, tạp chí, truyền hình, điện thoại, fax, biển quảng cáo, thư, email và Internet.

Hiện nay, các phương tiện kỹ thuật số chiếm một phần lớn trong phương thức giao tiếp, bao gồm các tín hiệu được mã hóa phức tạp, để truyền đạt thông tin đến người dùng.

Các dạng Media chính

Owned Media – Truyền thông sở hữu

Bao gồm các kênh thuộc sở hữu của thương hiệu như website, landing page, blog…

Ưu điểm:

  • Dễ kiểm soát nội dung thông tin bài đăng, thời gian, tính bảo mật
  • Dễ kiểm soát chi phí
  • Có tính lâu dài
  • Có tính linh hoạt, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng

Hạn chế

  • Độ tin cậy không cao vì khách hàng thường không cảm thấy tin tưởng với các thông tin do doanh nghiệp đưa ra, cần bên thứ ba kiểm chứng
  • Tốn nhiều thời gian, công sức đầu tư để tiếp cận được nhiều khách hàng nếu không chạy quảng cáo

Đây là công cụ mà thương hiệu phải trả tiền để được thực hiện theo yêu cầu. Ví dụ, SEO, tài trợ, KOL, Retargeting, trả tiền cho lượt tìm kiếm…

Truyền thông trả phí chuyên nghiệp, hiệu quả

Ưu điểm:

  • Được thực hiện chuyên nghiệp theo yêu cầu
  • Mang lại hiệu quả tức thời
  • Độ bao phủ rộng, khả năng đánh trúng đối tượng khách hàng mục tiêu cao
  • Dễ dàng kiểm soát

Hạn chế:

  • Tỷ lệ phản hồi có thể thấp
  • Có thể thiếu sự thống nhất trong quá trình trao đổi làm việc với bên thứ 3

Earned Media – Truyền thông lan truyền

Là hình thức khách hàng và công chúng tự truyền thông về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ, WOM (tiếp thị truyền miệng), Viral (video lan truyền), Thảo luận, Testimonials (khách hàng chứng thực)…

Ưu điểm:

  • Độ tin cậy cao, giàu sức thuyết phục
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng
  • Thông tin minh bạch và sống động

Hạn chế:

  • Doanh nghiệp khó kiểm soát thông tin
  • Có thể bao gồm các thông tin tiêu cực trên quy mô lớn
  • Khó đo lường hiệu quả cụ thể

Social Media – Truyền thông xã hội

Là hình thức doanh nghiệp tương tác với khách hàng và cộng đồng trên các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube, Forum, Pinterest…

Xem thêm: FMCG là gì? Những xu hướng kinh doanh, marketing ngành FMCG

Mạng xã hội tương tác nhanh và hiệu quả

Ưu điểm:

  • Hiệu quả về mặt chi phí
  • Có tính linh hoạt, dễ dàng thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và cộng đồng
  • Hình ảnh thương hiệu trở nên gần gũi, cá nhân hóa

Hạn chế:

  • Khó kiểm soát thông tin
  • Có thể bộc lộ điểm yếu của doanh nghiệp

Các kênh media phổ biến hiện nay

Blog

Đặc điểm của blog là dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin với bố cục tự nhiên. Ví dụ, bài đăng trên blog thường được đặt trong các danh mục riêng và người dùng có thể điều hướng theo danh mục, thẻ hoặc thông qua việc tìm kiếm.

Blog thu hút lượt truy cập tự nhiên cao

Blog giúp doanh nghiệp tương tác với người dùng, nhưng không được mạnh mẽ như mạng xã hội. Tuy nhiên, blog ngày càng phát triển nên nhiều người đã khởi nghiệp từ việc viết blog cá nhân.

Ban đầu, doanh nghiệp thường có một blog và một trang web tiêng nhưng hiện nay có thể tích hợp cả hai để dễ quản lý hơn. Nhiều doanh nghiệp sử dụng nền tảng WordPress cho cả trang web và blog.

Thực tế ảo

Công nghệ thực tế ảo mô phỏng môi trường và trải nghiệm giác quan của người dùng thông qua tai nghe đặc biệt hoặc trên màn hình máy tính.

Ví dụ, khách hàng có thể trải nghiệm cảm giác sống trong một ngôi nhà hiện đại với đầy đủ tiện nghi. Thực tế ảo mang lại trải nghiệm tương tác, nhập vai cao, giúp người dùng cảm nhận chân thực một môi trường hư cấu nhưng vô cùng sống động.

Có thể thấy rằng, mức độ tương tác vô song của thực tế ảo chính là tương lai của ngành truyền thông media. Nhiều công ty truyền thông và giải trí đang đầu tư vào thực tế ảo để biến phương tiện này thành nền tảng giải trí mới nhất.

Social Media

Mạng xã hội tập trung vào việc tạo, chia sẻ thông tin, nội dung, ý tưởng trong cộng đồng mạng. Với tính tương tác cao, hình thức này cung cấp giá trị chủ yếu dựa vào sự tham gia của người dùng.

Theo nghiên cứu của GlobalWebIndex, người dùng thường dành 1,72 giờ/ngày trên các mạng xã hội. Trong tương lai đây vẫn là hình thức truyền thông được yêu thích của khách hàng.

Báo chí trực tuyến

Báo chí điện tử có hình thức tương tự như blog, người dùng có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm, tương tác thông qua tính năng nhận xét.

Các trang báo điện tử phổ biến của Việt Nam

Đây là kênh truyền thông có độ uy tín cao, tin tức nhanh nhạy, tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu đến với đa số độc giả. Doanh thu quảng cáo trên báo điện tử thời gian gần đây đang vượt xa báo in truyền thống.

Trò chơi kỹ thuật số

Game online mở ra không gian giải trí vui tươi cho người dùng với khả năng xây dựng tương tác và kết nối cộng đồng nhanh chóng từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt là các game nhập vai khiến người chơi đắm chìm trong thế giới ảo được xây dựng với cấu trúc, văn hóa, kinh tế, chính trị và đạo đức riêng.

Làm media là làm gì?

Quá trình làm media thường bao gồm 3 thành phần tham gia sau đây:

  • Client: là người cần truyền thông để lan tỏa thông điệp đến khách hàng.
  • Publisher: là bên sở hữu các kênh truyền thông như: đài truyền hình; đài phát thanh; mạng lưới quảng cáo… Công việc của người làm media thường là sales – bán slot quảng cáo hoặc account – người tiếp nhận dự án từ sales và tiếp tục follow-up (theo sát) khách hàng trong quá trình chạy.
  • Media agency: là bên lên kế hoạch và thực thi theo yêu cầu của Client thuê. Công ty truyền thông đóng vai trò trung gian giúp Client lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp từ Publisher.
Media agency chịu trách nhiệm truyền thông cho doanh nghiệp

Trong Media Agency thường có 2 vị trí phổ biến là:

  • Media planner: là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, chọn kênh và lên kế hoạch dựa trên ngân sách và mục tiêu KPI.
  • Media execution: là người thực thi kế hoạch của Media planner. Nhiệm vụ của nhân viên media là đàm phán và đặt quảng cáo trên TV, báo, đài, biển quảng cáo… hoặc trực tiếp tạo chiến dịch và tối ưu hiệu quả của các kênh Social media, quảng cáo hiển thị, SEM…

Xem thêm: QA là gì? Công việc chủ yếu của QA

Những tố chất cần có của người làm Media

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành media và không biết truyền thông media học trường nào thì có thể tham khảo một số trường đại học tiêu biểu như:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học Hà Nội
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cơ sở phía Nam
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Bên cạnh đó, bạn nên nắm rõ các tố chất cần có trong ngành media sau đây:

  • Có hiểu biết nhất định về ngành và ưu nhược điểm của các kênh truyền thông
  • Kỹ năng xác định và phân tích insights khách hàng mục tiêu
  • ​​​​​​​Biết cách đọc, đo lường và đánh giá các chỉ số kết quả của từng kênh truyền thông
  • Tư duy nhanh nhạy về phân tích và đánh giá số liệu
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt

Trên đây là tổng hợp kiến thức liên quan đến ngành media. Nếu bạn là một người đam mê sáng tạo, thích thử thách bản thân và có khả năng chịu áp lực tốt thì đừng ngần ngại thử sức trong ngành truyền thông nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *