Mph và Ppm là gì? Cách tính quy đổi và phân biệt chuẩn nhất

Bạn thường nghe đến các đơn vị đo lường như Mph và Ppm. Nhưng bạn đã biết ppm, mph là gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hai đơn vị này và cách phân biệt chúng chuẩn nhất nhé.

Phân biệt Mph và Ppm

Mph là gì?

Mph (tên tiếng Anh là miles per hour) có nghĩa là một đại lượng đo vận tốc, nó biểu diễn số lượng dặm quốc tế đi được trong 1 giờ. Mph là đơn vị sử dụng cho vận tốc giới hạn trên đường ở Vương quốc Liên hiệp Anh, Mỹ và Bắc Ireland. 

Đơn vị Ppm là gì?

ppm là gì

Ppm là đơn vị gì?

Chữ “ppm” xuất phát từ tiếng Anh có tên là parts per million. Ppm nghĩa là một phần triệu. Trong đo lường học, ppm là đơn vị để đo mật độ. Tuy nhiên, nó chỉ dành để đo những mật độ tương đối thấp. Ví dụ, nó thường chỉ tỷ lệ lượng của một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó. Lượng có thể hiểu là khối lượng, số hạt (số mol), thể tích,… tùy thuộc vào từng trường hợp. Khi dùng thì bạn cần chỉ rõ lượng là gì.

Để đo nồng độ ppm chúng ta sẽ dùng bút đo TDS. Đây là loại dụng cụ trồng rau thủy canh.

nút đo ppm

Bút đo ppm là gì?

Ví dụ, người ta hỏi 10 ppm là gì? 

Thì, 10ppm = 10/1 000 000 = 10×10-6 = 10-5

Còn 200 ppm là gì?

Thì, 200 ppm = 200/1 000 000 = 200×10-6=200-5

Cách đổi Ppm sang các đại lượng khác

Trước khi đổi ppm sang các đại lượng khác, bạn cần chú ý một những ký hiệu sau: 

  • C: Nồng độ C
  • P: Mật độ dung dịch

Các ký hiệu và hệ số của đơn vị tính

Tên Ký hiệu  Hệ số 
Phần trăm  % 10-2
Phần nghìn  10-3
Phần triệu Ppm 10-6
Phần tỷ Ppb 10-9
Phần nghìn tỷ  Ppt  10-12

 

– Từ ppm sang thập phân và ngược lại

P (thập phân) = P (ppm) / 1.000.000

Ngược lại: P (ppm) = P (thập phân) x 1.000.000

– Từ ppm sang phần trăm và ngược lại

P (%) = P(ppm) / 10.000

Ngược lại: Pppm) = P (%) x 10.000

– Từ ppm sang ppb và ngược lại

P(ppb) = P(ppm) x 1.000

Ngược lại: P (ppm) = P(ppb) / 1.000

– Từ Miligam/lít sang ppm

C (ppm) = C (mg/kg) = 1000 x C (mg/l) / P (kg/m3)

Trong dung dịch nước ở nhiệt độ 200C, ta tính bằng công thức sau:

C (ppm) = 1000 x c (mg/l) / 998,2071 (kg/m3) ≈ 1 (l/kg) x C (mg/l)

Như vậy trong dung dịch nước: C (ppm) ≈ C (mg/l) hoặc có thể chuyển đổi ppm sang mg/l: 1 ppm = 1 mg/l

– Từ g/l sang ppm

C(ppm) = 1000x C (g/kg) = 106 x C (g/l) / P (kg/m3)

Trong dung dịch nước, ở nhiệt độ 200C, tính bằng công thức sau:

C(ppm) = 1000 x C(g/kg) = 106 x C (g/l) / 998,2071 (kg/m3) ≈ 1000 x c (g/l)

– Từ mol/lít sang ppm

C (ppm) = C (mg/kg) = 106 x C (mol/l) x M (g/mol) / P (kg/m3)

Nước ở nhiệt độ 200C, tính bằng công thức sau:

C (ppm) = C (mg/kg) = 106 x C (mol/l) x M (g/mol) / 998,2071 (kg/m3) ≈ 1000 x C (mol/l) x M (g/mol)

Đổi mph sang km

1 mph tương đương với:

  • 0,44704 m/s, đơn vị SI dẫn xuất
  • 1,609344 km/h
  • 22/15 =1,4667 ft/s
  • Khoảng 0,868976 hải lý trên giờ

Ứng dụng của mph/ppm trong thực tiễn

Ứng dụng của mph

ứng dụng của ppm trong cuộc sống

Các ứng dụng của đơn vị mph trong cuộc sống 

Hiện nay, đơn vị mph được ứng dụng để tính vận tốc của:

– Người đi bộ

– Vận tốc xe đạp

– Vận tốc cao nhất của người đang chạy 

– Vận tốc tối đa của chó mèo đang chạy

– Vận tốc giới hạn trên các trục đường chính

– Vận tốc tối đa của báo gêpa

– Xe lửa cao tốc

– Vận tốc máy bay chở khách

– Vận tốc tàu vũ trụ khi trở về

– Vận tốc ánh sáng 

– Vận tốc vũ trụ cấp 1 của trái đất

– Vận tốc máy bay chở khách

– Xấp xỉ vận tốc âm thanh 

Ứng dụng của ppm trong thực tiễn 

Là một đơn vị đo thể tích, khối lượng rất thấp nên ppm thường được dùng để đo kim loại, khí hiếm có mật độ tương đối thấp. Một số lĩnh vực mà đơn vị này được sử dụng thường xuyên hiện nay chủ yếu liên quan đến ô nhiễm môi trường, khí thải.

Đo nồng độ TDS

Trong một số ngành, đòi hỏi chúng ta phải tính xem tỷ lệ về lượng của một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa nó. Mà lượng ở đây có thể là số lượng thể tích, hạt, khối lượng hay đặc tính nào đó tùy vào hoàn cảnh bạn muốn.

Đặc biệt, trên các thiết bị đo nồng độ TDS hoặc trong các kết quả kiểm tra nồng độ chất rắn trong nước ta sẽ gặp đơn vị này. 

Đo sự dịch chuyển hóa học

Trong quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân, sự dịch chuyển hóa học thường được biểu thị bằng ppm. Ppm biểu thị sự khác biệt của tần số đo bằng phần triệu so với tần số tham chiếu. Còn tần số tham chiếu lại phụ thuộc vào từ trường của thiết bị và phần tử được đo thường được biểu thị bằng NHz. Vì vậy, các dịch chuyển hóa học được thể hiện thuận tiện hơn bằng ppm (hay Hz / MHz).

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về 2 đơn vị đo ppm và mph. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giải đáp được các thắc mắc của bạn đọc và giúp mọi người nâng cao kiến thức hơn. Nếu như còn băn khoăn gì, bạn có thể để lại bình luận dưới phần comment hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *