Tháng 12 được ghi nhận là tháng có nhiều ngày lễ nhất trong năm với toàn thế giới. Vậy mùa lễ hội cuối năm 2020 đã diễn ra những sự kiện nổi bật nào, hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây cùng Palada.vn.
Tóm tắt
- 1 Mùa lễ hội cuối năm 2020 là gì?
- 2 Mùa lễ hội cuối năm 2020 trên thế giới như thế nào?
- 2.1 Phổ biến nhất – lễ Noel hay còn gọi là Giáng sinh
- 2.2 Lễ tặng quà – Boxing day
- 2.3 Lễ hội đêm Chichibu của Nhật Bản
- 2.4 Lễ hội Kasuga Wakamiya của Nhật Bản
- 2.5 Lễ hội Ako Gishi-sai
- 2.6 Lễ hội Santa Run tại Vương quốc Anh
- 2.7 Lễ hội Klaus Jurgen ở Thụy Sĩ
- 2.8 Lễ hội Mevlana – Thổ Nhĩ Kỳ
- 2.9 Lễ hội Hornbill ở Ấn Độ
- 2.10 Lễ hội mua sắm 12/12 của Trung Quốc
- 3 Các sự kiện nổi bật trong mùa lễ hội cuối năm 2020 tại Việt Nam
- 4 Những món ăn không thể thiếu trong mùa lễ hội cuối năm 2020
Mùa lễ hội cuối năm 2020 là gì?
Mùa lễ hội cuối năm 2020 là dịp mà các lễ hội diễn ra trên toàn thế giới, bắt đầu từ ngày 01/12 hàng năm. Do có rất nhiều lễ hội, sự kiện quan trọng nhất diễn ra tại tất cả các quốc gia trên thế giới diễn ra trong tháng nên tháng 12 được coi là mùa lễ hội trên toàn thế giới.
Một số những lễ hội được mọi người biết đến rộng rãi nhất có thể kể đến như ngày Chúa Giáng sinh 25/12, ngày lễ tặng quà – boxing day 26/12, Klaus Jurgen của người Thuỵ Sỹ, lễ hội đêm Chichibu của Nhật Bản… cùng rất nhiều lễ hội khác diễn ra vào thời gian này, các bạn hãy theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết.
Đặc biệt để kỷ niệm mùa lễ hội cuối năm 2020 Google Doodle đã thay ảnh giao diện chào mừng được thiết kế dưới dạng GIF với hình ảnh một chú chim mang theo dây đèn trang trí quấn quanh chữ “Google”. Trong khi đó, ảnh đại diện khi sử dụng công cụ tìm kiếm lại hiển thị chữ “Google”; với hai chữ “o” được thay thế bằng hai chiếc bóng đèn màu.
Đây là một trong những hoạt động hàng năm của Google cho thấy sự chuẩn bị sẵn sàng cho không khí lễ hội tưng bừng sắp sửa đến vào cuối năm.
Mùa lễ hội cuối năm 2020 trên thế giới như thế nào?
Phổ biến nhất – lễ Noel hay còn gọi là Giáng sinh
Ngày lễ được mong chờ nhất vào tháng 12 có lẽ đó là lễ Giáng sinh hay còn được gọi với cái tên lễ Noel, Christmas hay viết ngắn gọn là Xmas.
Đây là lễ kỷ niệm ngày ra đời của Chúa Jesus được tổ chức vào ngày 25/12 hàng năm. Mọi người thường bắt đầu ăn mừng lễ hội này từ tối 24/12.
Vào ngày lễ Noel, người ta thường chuẩn bị rất nhiều thứ, trang trí cây thông Noel, trang hoàng nhà cửa và tổ chức các hoạt động kỷ niệm khác để mừng ngày Chúa ra đời. Ngày lễ này hiện đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, kể cả với những bạn trẻ không theo đạo Thiên Chúa.
Xem thêm:
Giáng sinh nên tặng quà gì? Tổng hợp +99 món quà noel ý nghĩa
Lễ tặng quà – Boxing day
Ngày Lễ tặng quà hay có tên khác là Boxing day vào ngày 26/12, có nguồn gốc từ Vương quốc Anh từ thời Trung cổ. Vào ngày này, hộp khất thực cho người nghèo tại các nhà thờ sẽ được mở và phân phát theo nội dung ghi trên hộp. Những người hầu cận của quý tộc sẽ được nghỉ để đón Giáng sinh cùng gia đình.
Ngày nay, Boxing day đã trở thành một ngày lễ chung tại Anh, New Zealand, Úc, Canada và một số quốc gia khác trên thế giới.
Lễ hội đêm Chichibu của Nhật Bản
Lễ hội Chichibu là một trong ba lễ hội rước kiệu lớn nhất của Nhật Bản.
Hội đêm Chichibu diễn ra vào ngày 2 – 3 tháng 12 hàng năm tại đền Chichibu ở thành phố Chichibu, tỉnh Saitama, Nhật Bản.
Trong lễ hội này, những chiếc kiệu được trang trí vô cùng lộng lẫy và được rước qua khắp các nẻo đường phố của Nhật Bản. Một trong những hoạt động được yêu thích và mong chờ nhất trong lễ hội này đó là màn bắn pháo hoa đẹp mắt kéo dài hai tiếng rưỡi.
Lễ hội Kasuga Wakamiya của Nhật Bản
Được tổ chức từ thế kỷ XII, Kasuga Wakamiya là lễ hội biểu diễn loại hình nghệ thuật truyền thống, được tổ chức vào tháng 12 hàng năm tại Nhật Bản. Tên lễ hội được được đặt tên theo ngôi đền Wakamiya nằm trong quần thể đền Kasuga-Taisha.
Lễ hội Kasuga Wakamiya kéo dài từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12. Đến với lễ hội này, bạn sẽ được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc với hàng trăm người mặc quần áo thời Heian, các điệu múa truyền thống và bungaku – một loại hình Di sản văn hóa dân ca của Nhật Bản.
Lễ hội Ako Gishi-sai
Ako Gishi-sai là lễ hội của Nhật Bản được tổ chức vào ngày 14 tháng 12 hàng năm trên toàn nước Nhật. Lễ hội bắt nguồn từ một câu chuyện trong lịch sử liên quan đến những vị thủ lĩnh Samurai. Đến với lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào dòng người tham gia diễu hành trong trang phục truyền thống Nhật Bản Samurai và Kimono.
Trong dịp này, những truyền thuyết dân gian của Nhật Bản sẽ được thể hiện lại thông qua các vở ca kịch. Đây là cơ hội đặc biệt hấp dẫn cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu thêm về nền văn hóa đặc trưng của đất nước Mặt trời mọc.
Lễ hội Santa Run tại Vương quốc Anh
Đến với Vương quốc Anh vào mùa lễ hội cuối năm 2020 bạn có thể được tham gia lễ hội Santa Run. Đây là lễ hội đặc sắc và nổi bật của xứ Wales được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2001.
Như cái tên của mình, hàng trăm người cùng mặc trang phục Ông già Noel và bước vào đường chạy dài 7,2 km với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng.
Bên cạnh giải thưởng dành cho người đến đích đầu tiên thì Ông già Noel mặc trang phục đẹp nhất cũng sẽ được tôn vinh trong sự kiện này.
Lễ hội Klaus Jurgen ở Thụy Sĩ
Lễ hội Klaus Jurgen được diễn ra vào đêm ngày 5 tháng 12 tại thị trấn Küssnacht của Thụy Sĩ, trước ngày Thánh Nicholas. Trong lễ hội, khoảng 1.500 người dân địa phương sẽ dùng những cây roi dài hơn 2m để đuổi theo ông già Noel đến bờ phía Bắc của hồ Lucerne.
Sau đó, khoảng 200 người sẽ đội những chiếc mũ khổng lồ màu sắc rực rỡ diễu hành trên các con phố.
Khi màn diễu hành kết thúc, hơn 1.000 người khác sẽ đem theo lục lạc, tù và hay bất kỳ cái gì có thể tạo ra âm thanh lớn tuần hành trên khắp đường phố.
Người dân Kussnacht tin rằng, những âm thanh đó sẽ xua đuổi được tà ma, âm thanh càng lớn càng có sức mạnh để xua đuổi được nhiều hơn.
Lễ hội Mevlana – Thổ Nhĩ Kỳ
Hàng năm, có hơn 1 triệu khách du lịch đổ về Konya để hòa mình trong không khí lễ hội Mevlana. Lễ hội đặc sắc của Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 12. Lễ hội Mevlana được diễn ra nhằm tôn vinh một nhà thơ Hồi giáo Mevlana được dân chúng kính nể vào thế kỉ XII. Nếu muốn tham dự lễ hội này, bạn cần phải đặt vé trước.
Lễ hội Hornbill ở Ấn Độ
Lễ hội Hornbill là một trong những nét văn hóa lạ của Ấn Độ, được diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 12 hằng năm ở Nagaland. Đây là một lễ hội vô cùng độc đáo tại vùng đồi núi phía tây bắc Ấn Độ, nơi mà tập trung rất nhiều bộ lạc người dân tộc.
Tại lễ hội Hornbill, du khách sẽ vô cùng thích thú trước những món đồ thủ công được làm rất khéo léo, xem thi chạy marathon, thậm chí là đua xe địa hình, triển lãm tranh ảnh…
Ngoài ra, các màn trình diễn âm nhạc và nhảy múa điêu luyện của người dân bản địa cũng sẽ khiến du khách say mê. Du khách đến lễ hội này còn được thưởng thức những món ăn địa phương có ớt Bhut Jolokia, là loại ớt cay nhất thế giới.
Lễ hội mua sắm 12/12 của Trung Quốc
Ngày 12/12 (Shuangshi) từ lâu đã được coi là mùa lễ hội cuối năm, bắt nguồn từ Trung Quốc.
Đây là lễ hội mua sắm cuối năm có quy mô lớn ở Trung Quốc. Thực chất đây là ngày ăn theo ngày 11/11 ngày của những người độc thân. Ngày 12/12 là lễ hội mua sắm của các đơn vị kinh doanh Trung Quốc nhằm “vợt” thêm những khách đã không kịp săn hàng giảm giá đợt 11/11. Hiện nay, ngày lễ hội mua sắm này đã lan sang nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ngoài những sự kiện trên, để có cái nhìn sinh động và cụ thể hơn các bạn có thể lên Youtube xem loạt video về “Mùa lễ hội cuối năm 2020 (Hà Lan)” để biết cuộc sống của người Việt trong mùa lễ hội cuối năm 2020 Hà Lan như thế nào nhé.
Các sự kiện nổi bật trong mùa lễ hội cuối năm 2020 tại Việt Nam
Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Đà Nẵng
Vào tháng 12 hàng năm, Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng. Đến với lễ hội này, du khách sẽ được nhìn thấy hàng trăm chiếc khinh khí cầu khổng lồ với nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau được thả trên bầu trời xanh.
Cùng với đó lễ hội còn quy tụ hàng loạt các sự kiện văn hóa, ẩm thực, âm nhạc, mua sắm,… hàng đầu của thành phố Đà Nẵng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cùng với quy mô hoành tráng, lễ hội khinh khí cầu quốc tế hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Countdown đếm ngược chào năm mới
Countdown chào năm mới là hoạt động không thể thiếu của mùa lễ hội cuối năm 2020 thường được tổ chức vào tối và đêm ngày 31/12.
Chương trình này sẽ được tổ chức tại các Quảng trường tập trung đông người ở các thành phố lớn với quy mô hoành tráng. Tại đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian âm nhạc sống động với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Sự kiện này sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cảm xúc, sự ấn tượng không thể nào quên.
Lễ hội Gò Tháp của vùng Đồng Tháp Mười
Lễ hội Gò Tháp thường được tổ chức vào ngày 16/3 và 16/11 (âm lịch), tức 18/12 dương lịch của mùa lễ hội cuối năm 2020. Lễ hội mang tính đặc trưng và có quy mô lớn nhất của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Tham dự lễ hội, du khách sẽ có dịp tham quan các di tích cổ như: Tháp Cổ tự, Gò Tháp Mười, miếu Bà Chúa Xứ,…
Sau khi tham gia các nghi lễ chính, du khách được hoà mình vào không khí lễ hội dân gian, được chiêm ngưỡng những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và thưởng thức nhiều loại đặc sản, trái cây ngon nhất của vùng sông nước Nam Bộ.
Lễ hội Mừng lúa mới của người Êđê
Theo phong tục truyền thống của đồng bào người dân tộc Ê Đê và các dân tộc Tây Nguyên khác như Gia Rai, Xơ-đăng, Ba Na, M’Nông… sau mùa gặt hàng năm, bắt đầu từ cuối tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau, dân làng các dân tộc sẽ cùng tổ chức lễ hội Mùa xuân hay thường gọi là lễ Mừng lúa mới.
Vào dịp này, các gia đình đều thực hiện lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, tổ tiên để cầu mong cho có được một mùa màng bội thu… Sau nghi thức rước hồn lúa, các già làng sẽ chủ trì việc cúng bái trong buôn làng của mình để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mọi người có sức khỏe…
Lễ hội diễn ra trong suốt 7 ngày đêm, không khí khắp các buôn làng trở nên rộn ràng, náo nhiệt trong tiếng chiêng, tiếng trống vang cả núi rừng.
Bên cạnh đó, người dân tộc Ê Đê còn có các sinh hoạt văn hóa đặc sắc như kể truyện sử thi, thổi kèn đing Ktút, hay múa chim grứ, hát dân ca…
Mừng lúa mới là dịp để bà con nghỉ ngơi, vui chơi, tận hưởng những thành quả sau một năm lao động vất vả. Lễ hội này diễn ra với ý nghĩa nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên,…
Những món ăn không thể thiếu trong mùa lễ hội cuối năm 2020
Kẹo gậy
Kẹo gậy – Candy Cane còn được gọi là “kẹo que bạc hà” hay “gậy của ông già Noel” từ lâu đã trở thành biểu tượng cho Giáng sinh. Đây được xem là một “dấu hiệu” của Noel, mỗi khi nhìn thấy kẹo cây gậy là biết Giáng sinh sắp đến. Ban đầu kẹo chỉ có màu trắng, sau đó có thêm sọc đỏ, một đầu cong hình cây gậy và hương vị bạc hà vào năm 1859.
Bánh Bûche de – bánh khúc cây
Bûche de là bánh Giáng sinh truyền thống của Pháp, Thụy Sĩ, Bỉ, Canada, Liban,… Những năm gần đây bánh khúc cây cũng trở nên phổ biến hơn trong dịp Giáng sinh tại Việt Nam.
Theo truyền thống, món bánh này là một món tráng miệng cho bữa ăn tối Noel. Chiếc bánh khúc cây Noel ra đời vào năm 1834 bởi một người làm bánh của tiệm bánh La Vieille France, nó có hình dạng khúc cây để thay cho khúc gỗ thật.
Hot Chocolate
Hot chocolate hay Socola nóng từ lâu đã là trở thành thức uống được ưa chuộng trên toàn thế giới không chỉ vào dịp Giáng Sinh.
Công thức cổ điển của loại thức uống sánh mịn, béo thơm này đơn giản chỉ là socola được đun chảy kết hợp với kẹo marshmallow bồng bềnh bên trên. Chocolate nóng thường là loại chocolate dùng để uống nên ít ngọt, đặc hơn nên mang đến sự đậm đà và thoang thoảng vị đắng nhẹ.
Bánh mince pies
Theo truyền thống, bánh mince pies được ăn suốt mùa Giáng sinh. Đây là một chiếc bánh ngọt xuất xứ từ Anh, có nhân là một hỗn hợp gồm các loại trái cây khô và gia vị được gọi là “mincemeat”.
Christmas mince pies còn là món quà đặc biệt dành tặng người thân và bạn bè trong mùa lễ hội cuối năm 2020.
Bibingka
Bibingka là một loại bánh gạo đến từ Philippines, thường được ăn vào bữa sáng, đặc biệt là trong mùa Noel.
Theo truyền thống, Bibingka được nấu trong các nồi đất có lót lá, đây là một kiểu của kakanin (bánh gạo) trong ẩm thực của Philippines. Bibingka còn được tìm thấy ở Đông Timor và các cộng đồng Cơ đốc giáo ở miền Đông Indonesia.
Bánh tart bơ
Bánh Tart bơ là món ăn truyền thống tuyệt ngon của Canada. Loại bánh này có một lớp nhân bên trong là siro tan chảy hòa quyện với vỏ bánh giòn, xốp bên ngoài; thêm chút hương vị của nho khô hoặc socola sẽ trở nên cực kỳ hấp dẫn.
Món bánh này có mặt ở hầu hết các nơi bán bánh ngọt tại Canada, nhưng ngon nhất là ở một cửa hàng bánh ngọt ở Kenilworth, Ontario.
Latkes
Latkes là tên một loại bánh làm từ khoai tây được chiên giòn rất phổ biến trong lễ Hanukkah truyền thống của người Do Thái. Mỗi gia đình người Do Thái đều có 1 công thức riêng cho món Latkes này. Tuy nhiên, về cơ bản món này sẽ gồm có: khoai tây, hành tây, trứng, bột, muối; ăn nóng với sốt táo hoặc sour cream đều rất ngon.
Như vậy hôm nay Palada.vn đã cùng các bạn khám phá vô cùng nhiều những lễ hội đặc sắc của mùa lễ hội cuối năm 2020. Điều bạn thích ở mùa lễ hội cuối năm 2020 là gì nhất? Hãy chia sẻ cho chúng mình biết bằng cách để lại bình luận bên dưới và đón đọc những bài viết mới thú vị trên Palada.vn nhé.