Nên chọn mua loại máy mài cầm tay nào tốt nhất 2022?

Máy mài cầm tay là dụng cụ mài bóng được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhưng không phải ai cũng biết cách chọn các loại máy mài cầm tay chất lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn máy mài phù hợp. 

Máy mài cầm tay là gì?

Đây là thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, có thể cắt, mài góc, chà bóng bề mặt của các chi tiết, phụ kiện dễ dàng hơn. Sử dụng máy giúp người dùng tăng độ chính xác trong các thao tác sửa chữa, hoàn thiện các chi tiết có độ cứng cao.  

máy mài cầm tay

Máy mài cầm tay mài nhẵn sắt, đá, mặt sàn,…

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Một chiếc máy mài cầm tay bao gồm các bộ phận chính sau: Nút nguồn, vành chắn, chổi than, đĩa mài, nút khóa trục. 

– Bộ phận nút nguồn: Thực hiện quá trình khởi động và tắt máy. Được thiết kế dạng trượt hoặc dùng ngón tay ấn vào để khởi động và thả ngón tay ra nếu muốn tắt máy. 

– Bộ phận vành chắn: Là bộ phận được thiết kế để bảo vệ người dùng khỏi những mảnh vỡ, bụi bẩn trong quá trình mài vật liệu.

cấu tạo của máy mài cầm tay

Cấu tạo của máy mài cầm tay  

– Bộ phận chổi than: Cung cấp điện năng và hỗ trợ máy làm việc hiệu quả. Sau một thời gian hoạt động, bộ phận này sẽ có hiện tượng bị mài mòn, người dùng phải thay mới để sử dụng tiếp. 

– Nút khóa trục: Dùng để khóa chặt đá mài, đá cắt hoặc lưỡi cắt sau khi gắn vào máy.

– Đĩa mài: Dùng để mài, cắt các chi tiết, phụ kiện. Đường kính các loại đĩa dùng cho máy mài góc khá đa dạng từ 100mm, 125mm đến 150mm, 180mm và 230mm. 

Máy được vận hành theo nguyên tắc sau:

Khi động cơ điện quay, thông qua bộ giảm tốc thì đá mài bắt đầu quay theo tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc của động cơ và tạo ra lực cắt. 

Có nên mua máy mài cầm tay hay không?

có nên mua máy mài cầm tay không

Máy mài cầm tay – có nên mua hay không? 

Thiết bị này có thể mài góc, cắt kim loại, cắt đá, đánh bóng bề mặt kim loại hiệu quả. Không chỉ vậy, sản phẩm còn vận hành mạnh mẽ, có độ ồn và độ rung thấp. Máy thực hiện vai trò điều chỉnh các chi tiết theo ý muốn mà không phá vỡ cấu trúc bề mặt. Do vậy, thiết bị rất hợp với các xưởng cơ khí, công trường, gia đình thường xuyên sửa chữa máy móc, thiết bị bằng sắt, đá, thép, bê tông hay gỗ. 

Bên cạnh đó, giá các loại máy mài cầm tay hiện nay cũng khá rẻ chỉ từ 4 trăm cho đến 6 triệu đồng. Do vậy, đầu tư một chiếc máy mài cầm tay là việc nên làm.  

Kinh nghiệm chọn mua máy mài cầm tay tốt nhất

– Dựa vào nhu cầu sử dụng máy 

Trước khi mua máy mài cầm tay hay bất cứ một thiết bị nào, bạn nên cân nhắc thật kỹ nhu cầu và mục đích sử dụng. Hiện nay có máy mài góc, máy mài thẳng, máy mài 2 đá,… tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn thiết bị phù hợp.

– Kiểu dáng cầm tay tiện dụng, trọng lượng nhẹ

máy mài

Người thuận tay trái nên mua máy có tay cầm phụ, trọng lượng nhẹ 

Đặc điểm chính của thiết bị là dùng tay để điều khiển, vận hành máy nên người dùng nên lựa chọn máy có kiểu dáng dễ sử dụng, trọng lượng nhẹ; để có thể thoải mái cầm nắm dù thực hiện công việc trong thời gian dài. 

– Công suất hoạt động thích hợp

Công suất là thông số phản ánh quá trình làm việc của động cơ mạnh hay yếu khi mài, cắt vật liệu. Người dùng nên chọn máy có công suất phù hợp với mục đích sử dụng. 

Ví dụ, sử dụng máy trong gia đình thì chọn những máy có công suất dưới 1000W. Sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ như sản xuất, gia công inox, sắt thép,… thì chọn máy có công suất hoạt động từ 1000W – 1200W. Còn trong các ngành như cơ khí, luyện kim, đóng tàu,… thì nên chọn máy có công suất hoạt động trên 1400W. 

– Tốc độ không tải

Tốc độ không tải tức là số vòng quay của đĩa mài trong vòng 1 phút. Tùy từng công việc khác nhau mà yêu cầu tốc độ mài của máy khác nhau: 

  • Dùng để cắt: Khoảng 11000 vòng/phút.
  • Dùng để mài góc: 4500 – 7500 vòng/phút.
  • Đánh bóng: 2500 – 3500 vòng/phút.

– Kích thước đĩa mài

đĩa mài máy mài cầm tay

Chọn đĩa có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng 

Người dùng nên dựa vào các tiêu chí: độ sâu, kích cỡ và độ cứng của vật liệu mà mình sẽ cắt/mài để chọn kích thước đĩa mài phù hợp. Thông thường, với nhu cầu sử dụng trong các hộ gia đình thì chỉ cần chọn loại đĩa có kích thước 115mm, 150mm là đủ. Còn nếu sử dụng ở các công trường, xưởng cơ khí nên chọn đĩa có kích thước 180mm hoặc 230mm.

– Máy mài hoạt động bằng pin hay điện

Hiện nay, có 2 loại là máy mài dùng pin và máy dùng điện. Nếu nhu cầu mài cao, tần suất hoạt động liên tục thì người dùng nên lựa chọn máy mài dùng điện. Còn không muốn bị phụ thuộc vào nguồn điện thì người dùng có thể chọn máy mài dùng pin. Tuy nhiên dòng máy này hoạt động kém mạnh mẽ hơn loại sử dụng điện và người dùng phải thay pin thường xuyên.  

– Máy mài cầm tay có giá bán bao nhiêu?

Máy mài cầm tay là mặt hàng có giá bán cực dao động, những sản phẩm giá rẻ, bình dân chỉ khoảng 400 nghìn đồng trở lên, còn những sản phẩm cao cấp hơn thì có giá từ 4-6 triệu đồng. Tùy thuộc vào túi tiền mà người dùng lựa chọn những sản phẩm có giá bán phù hợp.   

– Thời gian bảo hành

Thông thường thiết bị này có thời gian bảo hành từ 6 tháng cho đến 1 năm, tùy thuộc vào hãng sản xuất. 

– Địa chỉ mua hàng uy tín

phụ kiện máy mài sàn

Chọn địa chỉ cung cấp máy mài cầm tay cũng như phụ kiện máy uy tín

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán các loại máy mài cầm tay, tuy nhiên người dùng cần tỉnh táo để lựa chọn những đơn vị cung cấp sản phẩm chính hãng; tránh “tiền mất tật mang”. 

Những thương hiệu máy mài cầm tay tốt nhất hiện nay

– Máy mài cầm tay Bosch

Đây là một thương hiệu máy mài nổi tiếng đến từ Đức. Điểm mạnh dễ thấy của các máy mài thương hiệu Bosch là sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Bên cạnh đó, vỏ máy được làm từ nhựa cao cấp, bền chắc mang đến sản phẩm có độ bền cao và tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, giá thành của máy mài Bosch khá cao, ví dụ máy mài chạy Pin Bosch GWS 18V-LI có giá lên tới 6 triệu đồng.  

Bên cạnh máy mài cầm tay, thương hiệu Bosch còn cung cấp các loại máy mài dao kéo, các loại máy mài trong cơ khí,…  

– Máy mài cầm tay Makita

máy mài makita

Đây là thương hiệu máy mài đang được sử dụng phổ biến tại nước ta 

Đây là thương hiệu máy mài cầm tay đến từ Nhật Bản, được đánh giá là hãng sản xuất các thiết bị cơ khí uy tín và bán chạy nhất thị trường hiện nay. Các sản phẩm của Makita đa dạng về mẫu mã, có chất lượng cao và giá thành vừa tiền với người tiêu dùng Việt. Bên cạnh đó, máy còn được tích hợp thêm các tính năng chống nước, chống bụi đáp ứng nhu cầu người dùng.

Khác với các thương hiệu máy cắt mài khác, Makita phát triển khá nhiều chủng loại khác nhau như máy mài góc, các loại máy mài khuôn hay các loại máy mài mặt phẳng hoạt động bằng điện lẫn pin với giá bán dao động từ 1 đến 8 triệu đồng.

– Máy mài cầm tay Crown

Đây là một thương hiệu của Trung Quốc chuyên lắp ráp và phân phối các thiết bị cầm tay giá rẻ như máy mài, máy khoan cầm tay, các loại máy mài dao. Do chỉ tập trung phát triển dòng máy giá rẻ bình dân, nên thiết bị này của Crown không được đánh giá cao về độ bền. Máy được trang bị công suất hoạt động khoản 600W – 1000W và có giá bán từ 400 – 600 nghìn đồng. 

– Máy mài góc cầm tay Total

Đây là một trong những thương hiệu máy mài cầm tay được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam. Đặc điểm chung của các loại máy mài thương hiệu Total là có kiểu dáng nhỏ gọn, vận hành êm ái và thiết kế thông minh. Giá thành của thiết bị cũng khá rẻ, dao động từ 600 nghìn đồng cho đến 1,5 triệu đồng. 

– Máy mài cầm tay Maktec

máy mài maktec

Thiết bị mài của Maktec có khả năng mài hiệu quả, độ bền cao 

Đây là nhãn hiệu con trực thuộc tập đoàn Makita chuyên sản xuất, phân phối các phụ kiện cơ khí cầm tay như máy mài góc, máy cưa cầm tay, máy khoan búa cũng như các loại máy mài hơi. 

Máy mài của Maktec được chế tạo từ các linh kiện cao cấp như vỏ bọc bằng kim loại, thép không gỉ bền bỉ và động cơ motor có công suất lớn giúp người dùng rút ngắn thời gian thao tác. 

– Máy mài góc cầm tay Stanley

Đây là thương hiệu máy mài biểu tượng cho sự bền bỉ theo thời gian. Tất cả các loại máy mài tay Stanley đều được chế tạo từ những chất liệu siêu bền nên hầu như không bị biến dạng khi va đập mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm có công suất hoạt động mạnh mẽ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng trong dân dụng lẫn công nghiệp. 

Một số lưu ý khi sử dụng máy mài góc cầm tay

Khi sử dụng các loại máy mài cầm tay, người dùng nên lưu ý những vấn đề sau đây:

– Dù các máy đều có bộ phận vành chắn, nhưng người dùng vẫn nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như găng tay, kính mắt để bảo vệ bản thân khỏi những mảnh vỡ do vật liệu gây ra. 

– Sử dụng đĩa mài chất lượng để tránh xảy ra những tai nạn không mong muốn. 

Lưu ý khi mua máy mài

Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng máy mài cầm tay 

– Kê một tấm gỗ xuống sàn nhà trước khi cắt, mài các vật liệu để tránh việc máy mài cắt vào sàn. 

Top 5 máy mài cầm tay đáng mua nhất

  1. Máy mài góc cầm tay Bosch GWS 060

Điểm mạnh  Điểm yếu 
– Tốc độ mài cao.

– Thiết kế máy nhỏ gọn, thao tác dễ dàng và an toàn.

– Độ bền cao.

– Có khả năng làm mát máy nhanh.

– Hay bị làm giả, làm nhái.
  1. Máy mài Kainuo 1009 100mm

Điểm mạnh  Điểm yếu
– Giá thành rẻ.

– Độ ồn, độ rung thấp.

– Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng dùng bằng 1 tay. 

– Độ bền không cao.
  1. Máy mài góc 125mm Atec AT8524B 

Điểm mạnh Điểm yếu
– Tuổi thọ cao.

– Công suất hoạt động mạnh mẽ.

– Thiết kế nhỏ gọn

– Dễ dàng cầm nắm bằng 1 tay.

– Khối lượng máy nặng.
  1. Máy mài góc Bosch GWS 900-100S 100mm

Điểm mạnh Điểm yếu
– Có độ bền cao.

– Mài vật liệu nhanh.

– Có núm vặn xoay chỉnh tốc độ khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng.

– Công suất hoạt động mạnh mẽ. 

  • Giá thành cao
  1. Máy mài góc FEG EG-914 (100mm)

Điểm mạnh Điểm yếu
– Giá thành rẻ.

– Mài nhanh, cho đường mài chính xác.

– Chất liệu cao cấp.

– Dây điện ngắn, bị phụ thuộc vào ổ cắm điện. 

Trên đây là một số bí kíp giúp người tiêu dùng dễ dàng chọn mua được thiết bị máy mài tốt, phù hợp nhu cầu sử dụng. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về vấn đề này, hoặc có nhu cầu mua máy mài cầm tay, máy mài sàn hoặc liên hệ ngay đến số hotline 0964 593 282 để được nhân viên của Điện máy Hoàng Liên hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *