Ngạn ngữ là gì? Tác dụng, những câu ngạn ngữ hay nhất

Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ thì chúng ta đã được nghe đến khá nhiều trong chương trình học Tiếng Việt và trong cả đời sống hàng ngày. Vậy còn ngạn ngữ là gì? Khác gì với thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, phương ngôn,…Cùng palada.vn tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.

Ngạn ngữ là gì?

Ngạn ngữ là những câu nói của người xưa, nêu lên những bài học về lẽ phải, đạo lý mang tính giáo dục, thường biểu hiện bằng từ Hán – Việt. Là một bộ phận của Tục ngữ, ngạn ngữ chiếm số lượng lớn trong Tiếng Việt.

Ngạn ngữ có câu thời gian là vàng là bạc.

Ngạn ngữ là những câu nói của người xưa mang tính giáo dục
Ngạn ngữ là những câu nói của người xưa mang tính giáo dục

Những câu ngạn ngữ hay bằng tiếng Việt

  • Trong cuộc chiến tình yêu, người chiến thắng là người bỏ đi trước.
  • Nếu một vấn đề không ảnh hưởng đến bạn thì hãy cứ mặc kệ nó.
  • Không có gì là không thể nếu bạn có sự khao khát nó.
  • Sự trả thù giống như một món ăn nguội, càng để lâu càng ngon.
  • Đừng bao giờ thử độ sâu của đáy sông bằng cả hai chân.
  • Đừng đánh giá một người nào đó bằng những gì người khác nói về họ.
  • Cuộc sống giống như bông hoa hồng, vẻ đẹp bông hoa luôn đi cùng với gai.
  • Nếu bạn luôn cố để giống một ai đó, bạn sẽ đánh mất những gì đặc biệt nhất của chính mình.
  • Có 2 nơi mà không điều gì là không thể xảy ra, đó là trong mơ và trong tình yêu.
  • Không ghen không có nghĩa là không yêu, sự mạnh mẽ của tình yêu chính là tự tin.
Những câu ngạn ngữ hay bằng tiếng Việt và tiếng Trung
Những câu ngạn ngữ hay bằng tiếng Việt và tiếng Trung

Câu ngạn ngữ tiếng Anh hay

  • Life is a collection of moments, let make them memorable. (Cuộc sống là bộ sưu tập khoảnh khắc, hãy biến chúng trở nên thật đáng nhớ)
  • The best way to predict the future is to create it. (Cách tốt nhất để dự đoán  trước tương lai là tự tạo dựng nó)
  • Family is branches on a tree. We grow in the different directions, yet our roots remain as one. (Gia đình giống cành cây. Tất cả phát triển theo các hướng khác nhau, nhưng chung một gốc rễ)
  • Family is the anchor this holds us through life’s storms. (Gia đình là cái mỏ neo giữ chúng ta qua những cơn bão của cuộc đời)
  • Love isn’t finding someone to live, it is find someone you can’t live without. (Tình yêu không phải là tìm ai đó để sống cùng, mà là tìm một nửa bạn không thể sống thiếu)
  • The only way to have the friend is tobe one. (Muốn có một người bạn, đầu tiên bản thân phải là một người bạn)
  • When you want to give up, remember why you started. (Trước khi bỏ cuộc, hãy nhớ rằng vì sao bạn lại bắt đầu)

Tác dụng của ngạn ngữ

Ngạn ngữ là những câu nói hay mang ý nghĩa giáo dục của người xưa còn được lưu truyền lại. Ngạn ngữ thường nêu lên những bài học về đạo lý, lẽ phải, đạo làm người mang tính giáo dục và thường được thể hiện bằng từ Hán – Việt. Phân biệt ngạn ngữ với thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, phương ngữ 

Để phân biệt được ngạn ngữ với thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, phương ngữ,… thì chúng ta phải đi sâu vào phân tích nội dung của từng câu, tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ và cách sử dụng từ ngữ của từng địa phương.

Phân biệt ngạn ngữ với thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, phương ngữ 
Phân biệt ngạn ngữ với thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, phương ngữ
  1. Tục ngữ: Là những câu đúc kết về kinh nghiệm lao động, có ý nghĩa giáo huấn thâm sâu, mang tính dân gian đậm đà, phong cách văn nói vần điệu. Tục ngữ gồm có cả nghĩa đen và nghĩa bóng

Ví dụ tục ngữ: Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

Trời nắng thì tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

  1. Ngạn ngữ: Là những câu nói xưa, nội dung là những bài học về lẽ phải, đạo lý mang tính chất giáo dục, thường biểu hiện bằng từ Hán – Việt, gần với phong cách văn học viết

Ví dụ ngạn ngữ: Cẩn tắc vô ưu, Dục tốc bất đạt, Phu xướng phụ tùy.

  1. Danh ngôn: Là những câu nói của các lãnh tụ, danh nhân, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Danh ngôn thường trau chuốt từ ngữ

Ví dụ danh ngôn: Học, Học nữa, học mãi. 

  1. Phương ngôn: Là tục ngữ mang tính chất địa phương

Ví dụ phương ngôn: Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm (Miền Bắc)

Vắng chủ nhà, gà bươi bếp (Miền Trung)

  1. Cách ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ hoặc danh ngôn chỉ có nghĩa đen, tác dụng để giáo dục. 

Ví dụ cách ngôn: Học thầy không tày học bạn, Tiên học lễ, hậu học văn, Học, học nữa, học mãi (Lênin)

  1. Châm ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn dùng có tính chất cá nhân, được đặt ra làm lề luật, tiêu chuẩn cho tư tưởng.

Ví dụ châm ngôn: Mọi người đều được sung sướng, nếu không, lỗi là tại họ. (Épictète), Hạnh phúc là đấu tranh (Karl Marx)

Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt

Trên đây là những giải thích về khái niệm ngạn ngữ là gì, tác dụng của ngạn ngữ và cách phân biệt ngạn ngữ với danh ngôn, phương ngôn, thành ngữ, tục ngữ,… thông qua các ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm về thể loại câu trong Tiếng Việt này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *