Nhận thức lịch sử là gì? Lấy 5 ví dụ về nhận thức lịch sử

Nhận thức lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử khác nhau ở điểm gì? Bài viết sau đây, palada.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm nhận thức lịch sử và minh họa về nhận thực lịch sử để hiểu hơn về khái niệm này nhé.

Nhận thức lịch sử là gì?

Nhận thức lịch sử là những hiểu biết, đánh giá của con người về hiện thực lịch sử, con người nhận thức lịch sử bằng cách kể chuyện, ghi chép, trình bày,  nghiên cứu,…

Nhận thức lịch sử là những đánh giá về hiện thực lịch sử
Nhận thức lịch sử là những đánh giá về hiện thực lịch sử

Ví dụ về nhận thức lịch sử: Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam thắng lợi là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và sự lãnh đạo sáng suốt Đảng ta.

5 ví dụ về nhận thức lịch sử

Dưới đây sẽ là 5 ví dụ minh họa cho khái niệm nhận thức lịch sử là gì.

Ví dụ 1:

Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) chứng kiến cảnh các chiến sĩ Giải phóng đánh trực diện vào các địa điểm trọng yếu tại Sài Gòn như dinh Tổng thống, Toà Đại sứ quán Mỹ, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất… gây tiếng vang lớn, tạo bước đột phá buộc Mỹ xuống thang chiến tranh để đi vào đàm phán.

Ví dụ 2:

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972), lực lượng phòng không – không quân miền Bắc Việt Nam đã làm được điều mà dân Mỹ không thể tin nổi, đó là bắn hạ 34 “siêu pháo đài bay” B-52, đập tan hoàn toàn mưu đồ kéo dài chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và buộc họ phải quay trở lại bàn đàm phán tại Paris.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không - 1972
Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không – 1972

Ví dụ 3:

Đại chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 đánh dấu mốc lịch sử đối với dân tộc Việt Nam khi Ngô Quyền lãnh đạo toàn dân đánh bại quân Nam Hán trong trận đại chiến trên cửa sông Bạch Đằng. Đây là trận đánh giành lại độc lập cho dân tộc sau hơn 1000 năm bị phương Bắc đô hộ. Trận chiến trên sông Bạch Đằng còn mở ra thời kỷ nguyên độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.

Ví dụ 4:

Trận chiến trên dòng sông Như Nguyệt Trận Như Nguyệt là trận đánh lớn, diễn ra ở trên sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077. Đây là trận đánh quyết định cho cuộc chiến tranh Tống – Việt. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt khiến triều nhà Tống của Trung Quốc không dám cất quân xâm lược, buộc phải thừa nhận Đại Việt ta là một quốc gia độc lập. Chiến thắng của Lý Thường Kiệt được coi là chiến thắng lớn nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt.

Ví dụ 5:

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của QĐND Việt Nam trong Cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa Xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh đã chấm dứt 21 năm chia cắt hai miền Nam – Bắc, đưa non sông Việt Nam nối liền một dải, mang lại sự thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời và vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài đô hộ và chia cắt.

Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 chấm dứt 21 năm chia cắt hai miền Nam – Bắc
Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 chấm dứt 21 năm chia cắt hai miền Nam – Bắc

Hiện thực lịch sử là gì? Kể tên 5 ví dụ về hiện thực lịch sử

Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử khác nhau ở điểm gì?

Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì xảy ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người (người nhận thức).

Nhận thức lịch sử là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết và hình dung của con người về quá khứ.

Nhận thức lịch sử Hiện thực lịch sử 
Nhận thức lịch sử có sau Hiện thực lịch sử có trước
Nhận thức lịch sử đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian Hiện thực lịch sử là duy nhất, không thể thay đổi được
Nhận thức lịch sử vừa khách quan lại vừa chủ quan Hiện thực lịch sử luôn khách quan

Trên đây là những thông tin giải thích về khái niệm nhận thức lịch sử là gì cùng những ví dụ minh họa cụ thể. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có được những thông tin bổ ích. Cùng đón chờ những bài viết mới của Palada.vn mỗi ngày nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *