Hiện thực lịch sử là gì? Lấy 5 ví dụ về hiện thực lịch sử

Hiện thực lịch sự là gì? Nhận thức lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử có gì khác biệt? Bài viết sau đây, Palada.vn sẽ phân tích 2 định nghĩa này và lấy 5 ví dụ về hiện thực lịch sử giúp bạn đọc phân biệt nhé.

Hiện thực lịch sử là gì?

Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. Hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không bị phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chỉ có thể hiểu và trình bày, tái hiện lịch sử theo những cách khác nhau chứ không thể thay đổi hiện thực lịch sử.

Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ
Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ

Hiện thực lịch sử nhấn mạnh về vai trò của các nhà nghiên cứu lịch sử, những người luôn giữ một lập trường không thiên vị và khách quan trong phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử. 

Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu phải dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy để đưa ra các kết luận và không lệ thuộc quá mức vào những quan điểm cá nhân hay ảnh hưởng từ những tác giả trước đó.

Nhận thức lịch sử là gì?

Nhận thức lịch sử là những hiểu biết, suy ngẫm của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo các cách khác nhau: ghi chép, kể chuyện, nghiên cứu, trình bày,…Từ đó, rút ra bài học từ quá khứ để có thể ứng dụng vào thực tế hiện tại và tương lai.

Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử
Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử

Nhận thức lịch sử là một phần quan trọng của việc hiểu biết về thế giới xung quanh ta, về nguồn gốc và phát triển của các nền văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội và khoa học. Nó giúp ta hiểu rõ hơn về những sự kiện và quyết định đã xảy ra trong quá khứ. Từ đó, có những phân tích và đánh giá khách quan về những các vấn đề, thách thức ở hiện tại và tương lai.

Nhận thức lịch sử cũng giúp chúng ta tăng cường ý thức về văn hóa và nhận thức đa dạng. Đồng thời, giúp chúng ta có thể đối mặt với những vấn đề toàn cầu phức tạp như biến đổi khí hậu hay đa dạng sinh học.

Tóm lại, nhận thức lịch sử là khía cạnh quan trọng của giáo dục và văn hóa, giúp con người hiểu rõ về quá khứ, có những phân tích sâu sắc về tình hình hiện tại và định hướng cho tương lai.

5 ví dụ về hiện thực lịch sử

  • Ví dụ 1

Máy bay ra đời vào năm 1903 bởi 2 anh em nhà Wright. Mặc dù chiếc máy này chỉ bay được trong vòng 12 giây, song đó là lần đầu tiên trong lịch sử, một cỗ máy “nặng hơn không khí” được con người điều khiển có thể bay lượn trên không. Thiết kế đầu tiên này sau đó đã được hoàn thiện và được đưa vào phục vụ trong chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918).

Máy bay ra đời vào năm 1903 bởi 2 anh em nhà Wright
Máy bay ra đời vào năm 1903 bởi 2 anh em nhà Wright
  • Ví dụ 2

Năm 1912, tàu RMS Titanic đã va vào tảng băng trôi và bị chìm ngay trong chuyến hải trình đầu tiên. Hậu quả là 1.500 người/2.224 người có mặt trên tàu tử nạn. Tàu Titanic chìm là một trong những thảm kịch hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại tính đến nay.

Năm 1912, tàu RMS Titanic đã va vào tảng băng trôi và bị chìm
Năm 1912, tàu RMS Titanic đã va vào tảng băng trôi và bị chìm
  • Ví dụ 3

Năm 1928, nhà khoa học Alexander Fleming đã phát minh ra kháng sinh penicillin khi tình cờ quan sát một chiếc đĩa bẩn được dùng trong thí nghiệm. Nhờ phát minh này, rất nhiều bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.

  • Ví dụ 4

Ngày 6.8.1945, Mỹ thả bom nguyên tử lần đầu tiên trong lịch sử xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Hậu quả đã khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Vài ngày sau, ngày 9.8.1945, Mỹ thả quả bom hạt nhân thứ 2 xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản, khiến khoảng 40.000 người c.h.ế.t.

  • Ví dụ 5

Ngày 26.4.1986, thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới xảy ra ở nhà máy điện Chernobyl. Lò phản ứng số 4 phát nổ gây phát tán vô số chất phóng xạ vào môi trường sống khiến toàn bộ người dân ở thành phố Pripyat phải sơ tán. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau vụ nổ vẫn tiếp tục sản xuất điện thêm 14 năm sau thảm họa và chỉ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2000 vì sức ép quốc tế.

Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống và khác nhau như thế nào, cùng theo dõi qua bảng sau:

Hiện thực lịch sử Nhận thức lịch sử
Hiện thực lịch sử là toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nhận thức lịch sử là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những đánh giá và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về các sự việc đã xảy ra trong quá khứ).
Hiện thực lịch sử có trước Nhận thức lịch sử có sau
Hiện thực lịch sử là thứ duy nhất và không thể thay đổi được Nhận thức lịch sử đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian
Hiện thực lịch sử luôn luôn khách quan Nhận thức lịch sử vừa mang tính khách quan, vừa chủ quan

Phân biệt Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử rõ hơn qua ví dụ thực tế sau:

– Hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, CT Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

=> Hiện thực lịch sử tính khách quan.

– Nhận thức lịch sử: Có nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá về sự kiện ngày 2/9/1945 như:

+ Ngày 2/9/1945 đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, là sự kết hợp giữa những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.

+ Ngày 2/9/1945 đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đây là yếu tố khách quan thuận lợi.

=> Nhận thức lịch sử có sự khác nhau, thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhận thức và mục đích nghiên cứu,…

Nhận thức lịch sử là gì? Lấy 5 ví dụ về nhận thức lịch sử

Lịch kiếp là gì? 4 dấu hiệu bạn là người lịch kiếp

Hy vọng với những thông tin có trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được hiện thực lịch sử là gì, nhận thức lịch sử là gì và phân biệt được điểm khác biệt của 2 khái niệm này. Bạn ấn tượng với hiện thực lịch sử nào? Nhận thức lịch sử của bạn về nó ra sao? Để lại ý kiến đóng góp cho Palada.vn ở phần comment nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *