Bạn đã biết hết những ngày lễ lớn trong năm chưa? Nếu chưa thì có thể tham khảo danh sách tất cả các ngày lễ tết quan trọng của Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt
Các ngày lễ lớn trong năm Âm lịch của Việt Nam
- 1/1: Tết Nguyên Đán
- 15/1: Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)
- 3/3: Tết Hàn Thực
- 10/3: Giỗ Tổ Hùng Vương
- 15/4: Lễ Phật Đản
- 5/5: Tết Đoan Ngọ
- 15/7: Lễ Vu Lan (Xá tội vong nhân)
- 15/8: Tết Trung Thu
- 10/10: Tết Thường Tân (Tết Cơm mới)
- 15/10: Tết Hạ Nguyên
- 23/12: Tiễn Táo Quân về trời (Tết ông Công, ông Táo)
Các ngày lễ lớn của Việt Nam trong năm Dương lịch
- 1/1: Tết Dương lịch
- 14/2: Lễ tình nhân (Valentine)
- 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam
- 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ
- 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- 1/4: Ngày Cá tháng Tư
- 30/4: Ngày Giải phóng miền Nam
- 1/5: Ngày Quốc tế Lao động
- 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
- 13/5: Ngày của mẹ
- 19/5: Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi
- 17/6: Ngày của cha
- 21/6: Ngày báo chí Việt Nam
- 28/6: Ngày gia đình Việt Nam
- 11/7: Ngày dân số thế giới
- 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ
- 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam
- 19/8: Ngày Tổng khởi nghĩa
- 2/9: Ngày Quốc Khánh
- 10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- 1/10: Ngày quốc tế người cao tuổi
- 10/10: Ngày giải phóng thủ đô
- 13/10: Ngày doanh nhân Việt Nam
- 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam
- 31/10: Ngày Halloween
- 9/11: Ngày pháp luật Việt Nam
- 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam
- 23/11: Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam
- 1/12: Ngày thế giới phòng chống AIDS
- 19/12: Ngày toàn quốc kháng chiến
- 22/12: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
- 24/12: Lễ Giáng sinh
Các lễ hội lớn trong năm
- Lễ hội Miếu bà chúa Xứ: được tổ chức từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư âm lịch hàng năm.
- Lễ hội mùa xuân Núi Bà Đen (Tây Ninh): diễn ra vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch, tại ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ.
- Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh): bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng Giêng
- Lễ hội chùa Hương (Hà Nội): Ngày khai hội là ngày mùng 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến đầu tháng 3 Âm lịch
- Hội Lim (Bắc Ninh): được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm
- Lễ hội hoa ban (còn được gọi là Xên Bản hay Xên Mường) nổi tiếng của dân tộc Thái, được tổ chức vào tháng Hai âm lịch hàng năm, khi hoa ban phủ trắng núi rừng Tây Bắc.
- Lễ hội chùa bà Lái Thiêu (Bình Dương): ngày rằm tháng Giêng Âm lịch hằng năm tại miếu Bà Thiên Hậu (dân gian hay gọi là Chùa Bà) thường diễn ra lễ rước kiệu Bà.
- Lễ hội cầu Ngư (Thừa Thiên Huế) của nhân dân làng Thái Dương hạ, được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm
- Lễ hội Dinh Thầy – Thím: diễn ra vào ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.
- Hội đua voi: thường diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở những cánh rừng thưa ven dòng Sông Sêrêpôk lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk vào tháng Ba âm lịch.
- Lễ cơm mới: Sau vụ thu hoạch, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thường tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn thần lúa và chia sẻ niềm vui, kết quả của một vụ mùa mệt nhọc.
Trong đó, lễ mừng thu hoạch của người Mạ là lễ hội lớn nhất trong năm và thường kéo dài 7 ngày. Lễ cơm mới của người Bana thì diễn ra trong ba ngày, khi bắt đầu thu hoạch. Lễ Sơmắh Kek tổ chức khi gặt lúa đại trà. Sau đó là lễ đóng cửa kho.
- Lễ hội đâm trâu của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và phía Bắc vùng Đông Nam Bộ. Thường diễn ra vào lúc nông nhàn, tức là khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch.
- Lễ hội Ok Om Bok: được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hằng năm.
- Hội Xoan (Phú Thọ): ngày 7/1 âm lịch là thời điểm khai hội Xoan tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh.
- Lễ hội đền Trần (Nam Định): diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
- Lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang): diễn ra vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (29/8 – 2/9) ở huyện Tri Tôn.
- Tết cổ truyền của người Khơ Me – Chol Chnam Thmey, diễn ra vào giữa tháng 4 trong 3 ngày.
- Hội Phủ Dầy (Nam Định): được tổ chức vào ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch.
- Lễ hội Đền Hai Bà Trưng: tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng.
- Hội vật võ Liễu Đôi (Hà Nam): ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm.
- Lễ hội chùa Đậu (Hà Nội): được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 8 đến 10 tháng Giêng Âm lịch.
- Lễ hội Đống Đa: diễn ra vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Hà Nội.
- Lễ hội chùa Côn Sơn: bắt nguồn từ ngày giỗ Trúc Lâm đệ tam Tổ – Huyền Quang (thế kỷ XIV), thường được tổ chức tại chùa Côn Sơn vào ngày 15 đến 22 tháng Giêng hằng năm.
- Hội chùa Tây Phương: diễn ra từ mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch.
- Lễ hội Gò Tháp (Đồng Tháp): tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch.
- Lễ Hội Chùa Thầy: từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Hoa Lư: được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng 3 Âm lịch.
- Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra từ mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng hằng năm.
- Hội Nghinh Ông (lễ hội cúng cá Ông) là ngày lễ của ngư dân vùng ven biển. Tùy từng địa phương sẽ có ngày tổ chức khác nhau. Thông thường, bao gồm 2 phần là: lễ rước và lễ tế truyền thống.
Trên đây là tổng hợp các ngày lễ lớn trong năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019…Đừng quên lưu lại và chia sẻ bài viết này tới bạn bè để cùng nhau ghi nhớ những ngày lễ quan trọng này nhé!