Núi lửa là gì? Nguyên nhân núi lửa phun trào

Núi lửa là một hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên, nó cũng gây ra nhiều thảm họa cho con người nếu như không được dự báo. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu núi lửa là gì và nguyên nhân núi lửa phun trào trong bài viết sau đây nhé.

Thế nào là núi lửa?

Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh mà từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và cả các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi của khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun thì một phần năng lượng ẩn sâu trong lõi hành tinh sẽ được giải phóng. Trên thế giới hiện nay Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất.

Vì sao có núi lửa?

Nguyên nhân núi lửa phun trào

Hiện tượng núi lửa phun trào nào cũng bắt đầu từ lớp magma nằm dưới bề mặt trái đất và sự cân bằng trong ba yếu tố địa chất:

– Áp suất thạch quyển: Tức là trọng lượng của lớp vỏ Trái Đất khi tác động lên lớp magma bên dưới.

– Áp suất magma: Lớp magma tạo ra áp lực ngược lại cho lớp vỏ Trái Đất.

– Độ bền của đá ở vỏ Trái Đất. Thông thường thì lớp đá sẽ đủ nặng và đủ cứng để giữ magma tại chỗ. Nhưng khi bị phá vỡ trạng thái cân bằng này thì núi lửa sẽ bùng nổ.

Trái Đất hình gì? 20 sự thật về Trái Đất chúng ta cần biết

Tại sao núi lửa phun trào?

Tại sao núi lửa phun trào do áp suất Magma tăng cao?

Một trong những nguyên nhân núi lửa phun trào phổ biến nhất chính là sự gia tăng áp suất magma. Magma chứa nhiều nguyên tố và cả hợp chất khác nhau, một lượng lớn trong đó sẽ được hòa tan trong đá nóng chảy. Khi ở nồng độ đủ cao, các hợp chất như nước hoặc lưu huỳnh không còn hòa tan, thay vào đó tạo thành các bong bóng khí áp suất cao.

Sự hiện diện của những bong bóng này sẽ làm giảm mật độ magma và làm tăng áp lực lên lớp vỏ Trái Đất. Có hai nguyên nhân khiến cho lượng bong bóng này gia tăng:

– Lớp magma ở sâu hơn đẩy hợp chất khí lên lớp magma ở phía trên.

– Lớp magma phía trên bị nguội đi khiến chúng đặc lại, nồng độ hợp chất sẽ tăng cao tạo ra các bong bóng khí không hòa tan.

Khi những bong bóng này chạm đến bề mặt thì chúng có thể nổ tung với lực của một phát súng, và khi hàng triệu bong bóng. Đồng thời, một lượng năng lượng khủng khiếp có thể đưa hàng tấn tro núi lửa vào tầng bình lưu.

Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực xảy ra thế nào?

Tại sao núi lửa phun trào do áp suất vỏ Trái Đất giảm

Không phải tất cả các hiện tượng núi lửa phun trào đều do áp suất magma tăng lên, đôi khi trọng lượng của lớp vỏ Trái Đất bên trên cũng có thể trở nên thấp ở mức nguy hiểm. Sạt lở đất có thể làm mất đi một lượng lớn đất đá phía trên, từ đó làm giảm áp suất lớp vỏ Trái Đất đè xuống magma phía dưới, mất đi sự cân bằng rồi tạo nên một vụ phun trào núi lửa.

Nhiều nhà địa chất hiện nay lo lắng rằng việc xói mòn và băng tan do biến đổi khí hậu cũng có thể làm tăng hoạt động của núi lửa. Cuối cùng, sự phun trào có thể xảy ra khi lớp đá không đủ chắc chắn để giữ lớp magma bên dưới.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến lớp đá ở vỏ Trái Đất suy yếu như:

– Các loại khí có tính axit và nhiệt thoát ra từ magma có thể ăn mòn đá thông qua quá trình gọi là biến đổi thủy nhiệt dần biến đá cứng thành đất sét mềm.

– Lớp đá cũng có thể bị suy yếu do kiến tạo động đất có thể tạo ra các khe nứt cho phép magma được thoát ra bề mặt.

– Vỏ trái đất cũng có thể bị kéo mỏng khi các mảng lục địa dần ra xa nhau.

Dự đoán việc phun trào núi lửa

Tuy biết được nguyên nhân núi lửa phun trào nhưng việc xác định chính xác thảm họa này không hề dễ dàng. Bởi vì các nhà khoa học có thể xác định được trọng lượng của vỏ Trái Đất nhưng việc đo độ áp suất magma lại vô cùng khó. Tuy nhiên các nhà núi lửa học hiện đang không ngừng khám phá công nghệ mới để chinh phục điều này:

– Những tiến bộ trong công nghệ chụp ảnh nhiệt đã cho phép các nhà khoa học phát hiện các điểm nóng dưới lòng đất.

– Quang phổ kế phân tích khí thoát ra khỏi magma.

– Tia laser theo dõi chính xác tác động của magma tăng lên theo hình dạng một ngọn núi lửa.

Hy vọng những công cụ này sẽ giúp con người hiểu rõ hơn về những ngọn núi lửa và dự báo sớm được các cuộc phun trào để có thể đưa ra hướng ứng phó kịp thời tránh được tác hại của núi lửa vì đây là một trong những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất.

Triều cường là gì? Nguyên nhân gây ra triều cường

Những ngọn núi lửa nào nguy hiểm nhất?

Những núi lửa vẫn đang hoạt động luôn là hiểm họa rình rập cuộc sống của người dân khu vực quanh đó. Với sức tàn phá khủng khiếp trong mỗi lần phun trào thì người dân và chính phủ các nước có núi lửa đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để phòng tránh thiên tai khó có thể báo trước này. Dưới đây là danh sách 5 núi lửa vẫn còn hoạt động được cho là nguy hiểm nhất trên thế giới.

Núi lửa St. Helens, Mỹ

Khi nói đến núi lửa ở Mỹ thì núi St. Helens là một trong những nơi đáng sợ nhất. Chỉ cao hơn 2.400m, nó là một ngọn núi lửa nằm ở Hạt Skamania, Washington.

Năm 1980, vụ phun trào của ngọn núi lửa này đã trở thành sự kiện núi lửa chết chóc nhất và có sức hủy diệt lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ: 57 người chết, khoảng 520 ki lô mét vuông rừng bị phá hủy, hàng nghìn động vật bị thiêu cháy. Tổ chức nghiên cứu địa lý Mỹ USGS cho biết các vụ phun trào trong tương lai gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Những sự kiện này sẽ khiến cho một lượng lớn tro bụi rơi khắp Tây Bắc Thái Bình Dương.

Quầng mặt trời – Hiện tượng cầu vồng tròn quanh mặt trời là gì?

Núi St. Helens ở Mỹ

Núi lửa Mayon, Philippines

Mayon là núi lửa nổi tiếng nhất trong số núi lửa vẫn đang hoạt động ở Philippines, cao tới hơn 2.400 m trên đảo Luzon. Núi lửa này thường xuyên có hoạt động phun trào, tạo ra các dòng chảy dung nham, bùn tro rơi xuống dẫn đến việc người dân ở khu vực đó phải di tản.

Vụ phun trào dữ dội nhất của nó xảy ra năm 1814 đã giết chết hơn 1.200 người. Các ghi chép lịch sử về sự phun trào của núi lửa này có từ năm 1616. Gần đây nhất, núi lửa Mayon đã phun trào vào tháng 01 năm 2018 với lượng dung nham và tro bụi khiến hơn 56.000 người phải sơ tán.

Núi lửa Mayon

Núi lửa Popocatépetl, Mexico

Đây là ngọn núi lửa cao thứ hai ở Bắc Mỹ, cách Thành phố Mexico, thủ đô của Mexico 65km về phía đông nam. Mặc dù chưa có bất kỳ vụ phun trào lớn nào, nhưng ngọn núi lửa này đã có những giai đoạn hoạt động trong suốt chiều dài lịch sử. Vào năm 1994, lần đầu tiên sau 1.000 năm hoạt động, khói đổ ra từ miệng Popocatépetl khiến nhiều người đã lo sợ về một vụ phun trào.

Nếu ngọn núi này phun trào, sự kiện đó sẽ mang theo dòng dung nham nóng tới 1.000 độ với tốc độ gần 100km 1 giờ, lan đến các khu vực đông dân cư và phá hủy mọi thứ xung quanh.

Núi lửa Popocatépetl

Núi lửa Vesuvius, Italia

Vesuvius chính là ngọn núi lửa đã tàn phá thành phố Pompeii năm 79 sau Công nguyên. Trong 17000 năm, đã có tám vụ phun trào lớn xảy ra mang theo các dòng dung nham núi lửa đạt tốc độ lên tới gần 700km/h phá huỷ các khu vực xung quanh. Lần phun trào cuối cùng của ngọn núi lửa này được biết đến là vào năm 1944.

Vì Vesuvius gần những khu vực đông dân cư của Italia như thành phố Naples nên chính phủ Italia đã làm ​​tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho các vụ phun trào của nó trong tương lai.

Núi lửa Vesuvius

Núi lửa Cotopaxi, Ecuador

Cotopaxi nằm trong dãy Cordillera Central của miền trung Ecuador. Nó là một trong những ngọn núi lửa cao nhất thế giới với chiều cao đến gần 6.000m. Ngọn núi này đã có hơn 50 vụ phun trào xảy ra kể từ thế kỷ 16. Vụ phun trào năm 1877 chính là vụ dữ dội nhất, tạo ra những dòng dung nham chảy xa tới 100km từ núi lửa.

Tác hại của núi lửa

Lần phun trào gần đây nhất của Cotopaxi là vào năm 1904, mặc dù nó đã có một số biểu hiện khá đáng sợ vào năm 2005. Vì ngọn núi lửa nằm gần một khu vực đông dân cư của Ecuador nên hậu quả sẽ rất tàn khốc nếu nó thực sự phun trào.

Vừa rồi là những chia sẻ về hiện tượng núi lửa phun trào và nguyên nhân núi lửa phun trào cùng với một số ngọn núi lửa tiêu biểu hiện nay. Nếu thấy bài viết thú vị, các bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *