Kho tàng thành ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú, đa dạng và “nước đổ đầu vịt” là một trong những thành ngữ được sử dụng rất phổ biến. Vậy, nước đổ đầu vịt là gì? Ý nghĩa và cách dùng chính xác ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé!
Tóm tắt
Câu thành ngữ nước đổ đầu vịt là gì?
Câu “nước đổ đầu vịt” không dùng để nói những người kém thông minh, có vấn đề về đầu óc nên không hiểu chuyện. Mà thực tế ở đây là họ vẫn hiểu, vẫn biết nhưng lại không làm theo. Đó là những con người ương ngạnh, bướng bỉnh, càn quấy. Nói chuyện hay giảng đạo lý với họ cũng chỉ là việc làm vô dụng, gây ức chế.
Nước đổ đầu vịt có nghĩa là gì dưới góc độ của Vật lý?
Thực ra, về mặt vật lý, câu “nước đổ đầu vịt” có liên quan đến sự không dính ướt của chất lỏng với vật rắn. Ở đây, nước không thể làm dính ướt lông trên đầu con vịt, khi đổ nước lên đầu vịt, nước sẽ trượt hết ra ngoài mà không thấm vào trong. Dĩ nhiên nước đó là nước lạnh, còn nếu đó là nước sôi thì “thấm” là chắc chắn.
Nước đổ đầu vịt tiếng Anh có nghĩa là gì?
Trong tiếng Anh, thành ngữ “to be like water off a duck’s back” có ý nghĩa tương tự như nước đổ đầu vịt trong tiếng Việt. Theo từ điển, câu này được dùng để ám chỉ những lời chỉ trích của bạn dường như không có tác dụng đối với người khác.
Ví dụ: I’ve told her that she’s heading for trouble, but she doesn’t listen – it’s just water off a duck’s back.
Tạm dịch: Tôi đã nói với cô ấy rằng cô ấy đang gặp rắc rối rất lớn nhưng cô ấy không thèm nghe – đúng là nước đổ đầu vịt.
Ý nghĩa của câu thành ngữ nói như nước đổ đầu vịt là gì?
Trên thực tế, đầu của loài vịt thường hơi thon, lại nhô lên. Lông ở phần đầu vịt cũng khá dày và mượt. Do đó, khi nước đổ lên đầu vịt cứ trôi tuồn tuột hết, chẳng dành thấm vào đâu được.
Hiện tượng có thật này dễ khiến người ta liên tưởng đến việc không chịu tiếp thu lời khuyên bảo ban của một số người. Ở họ, dẫu có cố sức giảng giải, răn bảo bao nhiêu thì cũng coi như vô ích.
Họ không thể ghi nhớ, không thể hiểu ra do trí thông minh có hạn, ít sự hiểu biết hoặc trì độn. Nhưng cũng có đôi khi không phải vì kém cỏi, tối dạ mà là do sự ngang bướng, gàn quấy mà ra. Rõ là hiểu, biết đâu là lời hay lẽ phải nhưng cứ không nghe theo, không chịu làm theo, chẳng nghe ai nói.
Kẻ dốt nát thì không có thói quen tiếp nhận lời dạy bảo là chuyện bình thường. Họ cứ ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm vậy. Nói với họ rất chán nản thà nói với đầu gối còn hơn. Như vậy, cả kẻ dốt nát và kẻ bướng bỉnh đều giống nhau ở chỗ là mọi lời giáo huấn, chỉ dẫn đều vô tích sự, vô dụng, không mang lại hiệu quả gì.
Dần dần câu thành ngữ nước đổ đầu vịt đã được mở rộng để chỉ sự vô tác dụng, vô ích, không có kết quả rõ ràng. Gần nghĩa với nước đổ đầu vịt còn có một số thành ngữ khác như nước đổ lá khoai (môn), nước đổ đầu chày…
Câu thành ngữ nước đổ đầu vịt được sử dụng ra sao?
Nước đổ đầu vịt được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ này ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao. Tùy vào ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp mà bạn hãy sử dụng sao cho phù hợp; tránh khiến người khác hiểu nhầm và cảm thấy không được tôn trọng.
Hy vọng bài viết trên đây của trang palada.com đã giúp các bạn hiểu được ý nghĩa câu nước đổ đầu vịt cũng như cách sử dụng thành ngữ này trong cuộc sống hàng ngày. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng bình luận bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ trả lời sớm nhất nhé!