Phép liên kết là gì? Tác dụng, các loại, ví dụ phép liên kết

Chúng ta đã được tìm hiểu về các phép liên kết trong chương trình ngữ văn lớp 9. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức về các khái niệm phép liên kết là gì? Tác dụng, các loại và ví dụ về phép liên kết.

Phép liên kết là gì?

Phép liên kết là phương pháp dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng chỉ cùng một đối tượng người, vật, hiện tượng….để thay thế cho nhau trong những câu khác nhau. Từ đó, tạo ra sự liên kết câu. 

Tìm hiểu khái niệm phép liên kết
Tìm hiểu khái niệm phép liên kết

Liên kết là sự kết nối các câu, các đoạn trong đoạn văn theo cách tự nhiên hợp lý, làm cho văn bản trở nên có ý nghĩa và dễ hiểu hơn. Liên kết có vai trò vô cùng quan trọng giúp đoạn văn hay, mạch lạc và thể hiện cảm xúc cho bài viết. Phép liên kết giúp cho dẫn dắt người đọc đi từ nội dung này sang nội dung khác một cách hợp lý và logic.

Các phép liên kết câu

Các phép liên kết trong văn bản là Phép liên kết nội dung và  phép liên kết hình thức.

Phép liên kết nội dung

  • Các đoạn văn phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
  • Các đoạn văn và các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).

Các phép liên kết hình thức

Về mặt hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

  • Lặp lại câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước (phép lặp từ ngữ)
  • Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ đã có ở câu trước 
  • Sử dụng ở các câu đứng sau những từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
  • Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước (phép nối).
Các phép liên kết văn bản
Các phép liên kết văn bản

Phép lặp

  • Khái niệm: Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo sự liên kết giữa các câu, các đoạn có chứa yếu tố đó.
  • Các cách lặp: Có 3 cách lặp.

+ Lặp từ vựng: Là cách dùng đi dùng lại 1 từ ngữ nào đó trong các câu khác nhau.

Ví dụ về phép liên kết: Ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu cho khác hẳn với bọn trẻ nhãi. Nguyên là cái mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông quá béo, nên lỗ chân lông căng ra, đến nỗi râu không có chỗ mà lách ra ngoài được.

(Đồng hào có ma – Nguyễn Công Hoan)

Trong ví dụ trên, các từ ngữ được lặp lại là “ông”, “râu” ở các câu khác nhau.

+ Lặp cấu trúc ngữ pháp: Là cách dùng đi dùng lại 1 kiểu kết cấu cú pháp nào đó.

Ví dụ về phép liên kết:

“Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

Đã nghe gió ngày mai thổi lại.

Đã nghe hồn thời đại bay cao”

(Tố Hữu)

Trong ví dụ trên, cả 4 câu thơ đều dùng cấu trúc ngữ pháp giống nhau.

+ Lặp ngữ âm: Là cách dùng đi dùng lại 1 âm, để tạo ra sự liên kết câu, liên kết đoạn (thường xuất hiện trong thơ ca).

Ví dụ về phép liên kết:

“Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

Đã nghe gió ngày mai thổi lại.

Đã nghe hồn thời đại bay cao”

(Tố Hữu)

Trong ví dụ trên, cứ 2 câu thơ lại có vần giống nhau: non – con; lại – đại.

Phép nối

  • Khái niệm: Phép nối là cách liên kết câu, đoạn văn bằng tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Đó là các quan hệ từ, phụ từ và các từ ngữ chuyển tiếp.
Phép nối
Phép nối
  • Các phương tiện liên kết:

+ Các quan hệ từ thường sử dụng để thực hiện phép nối là: còn, mà, và, thì, nhưng, tuy, nếu, nên

+ Các từ ngữ chuyển tiếp: tuy vậy, dù thế, vậy nên, do đó, vậy thì, nói tóm lại, nhìn chung…

Phép thế

  • Khái niệm: Phép thế là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau nhưng chỉ cùng một đối tượng người, vật, việc, hiện tượng…để thay thế cho nhau ở các câu khác nhau. Qua đó, tạo sự liên kết giữa các câu văn chứa chúng.
  • Các phương tiện để thế:

+ Thế đại từ: Sử dụng đại từ để thay thế.

+ Thế đồng nghĩa: Dùng từ, cụm từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.

+ Các từ, cụm từ chỉ cùng 1 đối tượng: Các từ này vốn không đồng nghĩa hay gần nghĩa nhau nhưng trong trường hợp cụ thể nó lại cùng chỉ một đối tượng.

Ví dụ về phép liên kết:

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới đều bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa và đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng vẫn ngập ngừng e sợ.

(Tôi đi học – Thanh Tịnh)

Trong ví dụ trên, đại từ “Họ” thay thế cho “mấy cậu học trò”

Trên đây là những thông tin tổng hợp về khái niệm phép liên kết là gì, tác dụng, các loại, ví dụ phép liên kết. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết vừa cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu và giải chính xác các bài tập liên quan đến phép liên kết. Từ đó, vận dụng phép liên kết trong làm văn, thơ để tăng hiệu quả biểu cảm cho tác phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *