Tiếng Việt có một điểm đặc sắc so với nhiều ngôn ngữ trên thế giới đó là chúng ta có 1 từ loại thay thế được cả việc chia động từ, trạng ngữ, lại giúp bổ nghĩa cho nhiều loại từ vựng. Đó chính là phó từ. Hôm nay hãy cùng Palada.vn tìm hiểu phó từ là gì, các loại phó từ để củng cố thêm kiến thức về phó từ trong tiếng Việt nhé.
Tóm tắt
Phó từ là gì?
Định nghĩa chính xác nhất về phó từ là gì lớp 6 sách giáo khoa môn Ngữ Văn đã nói: phó từ gồm các từ ngữ đi kèm với trạng từ, tính từ, động từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các từ này trong câu.
Ví dụ:
– Các phó từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ: đã, đang, chưa…
– Các phó từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, hơi, khá…
Phó từ không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động hay tính chất, thường còn được gọi là hư từ. Còn danh từ, động từ và tính từ có chức năng gọi tên các sự vật, hành động, tính chất nên được gọi là thực từ.
Phó từ chỉ đi cùng và bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ chứ không thể đi kèm với danh từ.
Ví dụ:
– Đang ăn/ Sẽ ngủ/Luôn xinh đẹp => Các phó từ đang, sẽ và luôn đi kèm với động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa cho các từ động từ đó là ăn, ngủ và tính từ xinh đẹp.
– Không thể đi kèm những phó từ này với các danh từ như “Đang giáo viên/Sẽ học sinh/Luôn bác sĩ.
Tình thái từ là gì? Ví dụ về tình thái từ trong ngữ văn lớp 8
Phân loại phó từ
Dựa theo vị trí trong câu của phó từ đối với các động từ, tính từ mà ta có thể chia phó từ làm 2 loại như sau:
– Phó từ khi đứng trước động từ, tính từ thì có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, trạng thái, hành động… được nêu ở động từ hoặc tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, phủ định, mức độ, sự cầu khiến…
Phó từ quan hệ thời gian: sắp, đã, từng…
Phó từ chỉ mức độ: rất, khá…
Phó từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, cũng…
Phó từ chỉ sự phủ định: chẳng, không, chưa..
Phó từ cầu khiến: hãy, đừng, thôi, chớ…
– Phó từ khi đứng sau động từ, tính từ. Thường nhiệm vụ của phó từ sẽ là bổ sung ý nghĩa về khả năng, mức độ, kết quả và hướng.
Bổ nghĩa mức độ: nhiều, rất, lắm, quá.
Về khả năng: có lẽ, có thể, được.
Kết quả: đi, ra, mất.
Khởi ngữ là gì? Vai trò và bài tập ví dụ lớp 9
Ý nghĩa của phó từ là gì?
Phó từ khi đi kèm với động từ và tính từ bổ sung ý nghĩa cho những từ loại này về các mặt đó là:
– Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: sẽ, đang, sắp, đương…
Ví dụ: Ông ấy đang kể câu chuyện về anh hùng Tnú. => “Đang” là phó từ chỉ việc xảy ra ở hiện tại.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt tương tự: vẫn, cũng…
Ví dụ: Ngoài vẽ tranh thì tôi cũng viết truyện => “Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự trong hai nghề của nhân vật “tôi”
– Bổ sung ý nghĩa phủ định: chưa, chẳng, không…
Ví dụ: Đứng trước quá đông khán giả khiến tôi căng thẳng không thể nói nên lời. => “Không” thể hiện một sự phủ định.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: thôi, đừng, chớ…
Ví dụ: Đừng làm gì khiến cô ấy phải buồn => “Đừng” ở đây là phó từ chỉ sự cầu khiến không nên làm điều gì khiến cô gái nào đó phải buồn.
– Bổ sung ý nghĩa về khả năng xảy ra: có lẽ, có thể, không thể…
Ví dụ: Sau những năm tháng bên nhau đó, chúng ta cũng không thể đi cùng nhau đến cuối con đường.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt kết quả: mất, được…
Ví dụ: Tên trộm nhân lúc chủ nhà không để ý, chạy mất khỏi căn nhà.
– Bổ sung ý nghĩa về mặt tần số: thường thường, luôn…
Ví dụ: Chúng tôi thường sẽ thuyết trình về chủ đề kinh doanh trong thời đại 4.0.
– Bổ sung ý nghĩa tình thái: bỗng nhiên, đột nhiên…
Ví dụ: Ngôi sao băng bỗng nhiên lướt qua bầu trời
Quan hệ từ là gì? Ví dụ và các dạng bài tập ngữ văn lớp 7
Ví dụ câu có sử dụng phó từ
– Do đã cố gắng ôn tập rất kĩ nên kết quả ở kì thi vừa rồi của tôi khá cao.
“Rất kĩ” cụm từ này có phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ cao của sự việc.
– Đừng rẽ trái bên đấy có chốt giao thông.
“Đừng rẽ trái”, phó từ “đừng” đứng trước động từ với mục đích chỉ sự cầu khiến.
– Nó vẫn đang chạy rất nhanh y như một thằng mất trí vậy.
“Vẫn đang chạy” với phó từ đứng trước động từ “đang chạy” chỉ một sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.
Phân biệt phó từ và trợ từ
Phó từ và trợ từ đôi khi rất dễ khiến chúng ta nhầm lẫn, vì vậy Palada.vn sẽ hướng dẫn các bạn phân biệt chúng.
Về ngữ pháp
– Phó từ thường đi với từ đóng vai trò chính, đứng gần có thể là trước hoặc sau từ có vai trò chính trong câu này.
– Vị trí trợ từ đôi khi là ở đầu câu, có lúc ở giữa câu, cuối câu. Trợ từ không ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của từ chính trong câu và có thể dễ dàng lược bỏ mà không làm ảnh hưởng đến ngữ pháp.
Về ngữ nghĩa
– Phó từ bổ sung nghĩa cho các thành phần trung tâm ở trong câu. Phó từ có thể bổ sung các ý nghĩa về thời gian, mức độ…
– Trợ từ có tác dụng biểu lộ những thái độ, cảm xúc hoặc tâm trạng của người nói một cách hiệu quả.
Trên đây là những khái quát về phó từ là gì lớp 6, phân loại và ví dụ của phó từ để các em học sinh có thể dễ dàng tham khảo. Ngoài ra trên Palada.vn còn rất nhiều bài viết bổ ích khác về đại từ, điệp ngữ, luận điểm… Các em hãy theo dõi và đón đọc để củng cố kiến thức nhé.