Khởi ngữ là gì? Vai trò và bài tập ví dụ lớp 9

Tại sao cứ phải thêm các thành phần phụ vào câu khi mà nó không nằm trong ngữ pháp chính, không mang đến thông tin gì? Tất cả đều có lý do bởi vì một câu khi được hình thành không những cần có ý nghĩa mà còn phải nghe xuôi tai. Khởi ngữ là một trong những yếu tố làm nên điều đó. Vậy khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ là một thành phần phụ trong cấu trúc câu có tác dụng là giúp khởi ý, nêu vấn đề khởi đầu cho một nội dung của câu sắp được nói đến.

Trong một câu, ngoài những thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ thì những phần khác có vẻ như không sắp xếp đúng chuẩn thì rất có thể nó là khởi ngữ.

Trước khởi ngữ thường thêm các quan hệ từ: về, còn, đối với, với,… (Bài khởi ngữ lớp 9 – Theo Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9, tập 2).

Khởi ngữ là gì?

Tác dụng của khởi ngữ là gì?

Trong Tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào điều quan trọng nhất chính là tính mạch lạc, sự trôi chảy trong câu văn cũng như trong lời nói. Ngữ pháp Việt Nam thật sự đa dạng có câu từ sắc sảo cùng với nhiều biện pháp nghệ thuật được áp dụng trong câu.

Thông thường để nói vào một vấn đề gì đó thì người Việt ít khi đi thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Có những chuyện chúng ta ngại ngùng nên sẽ tìm cách để dẫn dắt câu chuyện hay bắt đầu câu chuyện một cách khéo léo để đi vào vấn đề sao cho hợp lý nhất nhờ vào khởi ngữ. Khởi ngữ thường có 2 vai trò: nhấn mạnh và nêu lên chủ đề của sự tình.

Khởi ngữ giúp người ta bắt đầu câu chuyện thật nhẹ nhàng, không vồn vã vào luôn vấn đề, chuẩn bị cho người nghe một tư thế sẵn sàng đón nhận bất cứ vấn đề hay sự việc nào đó mà người nói muốn thể hiện.

Khởi ngữ giúp mọi người bắt đầu câu chuyện

Khởi ngữ còn giúp câu nói thể hiện rõ ý muốn thể hiện thực chất thành phần này có liên hệ mật thiết với các thành phần chính của câu, cùng nhau tạo sự nổi bật ý nghĩa của câu.

Danh từ là gì? Cho ví dụ?

Phân loại khởi ngữ

Khởi ngữ không có chức năng ngữ pháp cụ thể

Trường hợp khởi ngữ không có chức năng ngữ pháp cụ thể thì khởi ngữ có tác dụng chủ yếu là nêu lên chủ đề của sự việc và ý nghĩa nhấn mạnh của nó chỉ là phụ.

Khởi ngữ có chức năng ngữ pháp cụ thể trong câu tiếp theo

Trường hợp khởi ngữ có chức năng ngữ pháp cụ thể trong câu tiếp theo thì khởi ngữ chủ yếu có ý nghĩa nhấn mạnh, còn ý nghĩa nêu chủ đề sự việc là phụ.

Khởi ngữ khi đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp trong câu nhấn mạnh bộ phận nào đó của câu hoặc câu sau để thể hiện ý nghĩa sâu xa. Tức là lúc này khởi ngữ sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, bổ ngữ, vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ.

Dấu hiệu của khởi ngữ

Khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng, học sinh có thể dựa vào điều này để dễ dàng hơn trong việc soạn văn 9 khởi ngữ.

  • Trong câu phía trước khởi ngữ luôn chứa quan hệ từ.
  • Nằm trước khởi ngữ là một số từ như: còn, về, với, đối với…
  • Sau khởi ngữ có thể sẽ có trợ từ “thì”.
Khởi ngữ giúp biểu lộ thái độ, tình cảm

Có thể lấy một số trường hợp câu có khởi ngữ, ví dụ như sau:

  • Với tôi thanh xuân chính là chiếc cặp sách, là cánh phượng đỏ, là cuốn lưu bút ngày ấy.
  • Đối với tôi thì gia đình là tất cả những gì yêu thương nhất, ở nơi đó tôi được mãi là một đứa trẻ vô lo.
  • Với bản thân mỗi người việc chăm chỉ, kiên trì và cần cù chính là yếu tố tiên quyết giúp bước đến thành công.
  • Về việc có nên sống vì lợi ích chung hiện nay trong cộng đồng vẫn còn là yếu tố gây tranh cãi nhiều.

Khởi ngữ cùng các thành phần biệt lập

Khi học về khởi ngữ văn 9 các em học sinh thường nhầm lẫn giữa thành phần biệt lập với các thành phần phụ trong câu như khởi ngữ, trạng ngữ. Chúng ta hãy cùng phân biệt như sau:

– Thành phần biệt lập là những từ ngữ không liên quan đến các thành phần chính trong câu, không gây ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu bởi nó không nằm trong cấu trúc câu. Những thành phần này nhằm diễn tả thái độ và cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu.

Thành phần biệt lập thường nhận biết bởi những từ ngữ thể hiện thái độ, cảm xúc: trời ơi, hỡi…; từ thể hiện sự nhận định như: này, chắc hẳn, chắc chắn…; từ để gọi: vâng, dạ; từ gắn với ý kiến như: theo ý tôi, theo tôi…

– Khởi ngữ và các thành phần biệt lập khác nhau như thế nào: khởi ngữ đứng riêng biệt nhưng nó vẫn có quan hệ với các thành phần của câu. Nếu như đây là quan hệ trực tiếp thì yếu tố khởi ngữ sẽ được lặp lại, hoặc chỉ là một từ thay thế sao cho hợp lý. Còn nếu như là quan hệ gián tiếp thì yếu tố khởi ngữ chỉ được nhắc lại một phần.

Ví dụ: Về các thành phần trong ngữ pháp câu, chúng ta có bổ ngữ, tân ngữ, trạng ngữ và khởi ngữ. Trong câu thì từ “về” là khởi ngữ, nêu ra vấn đề.

Tình thái từ là gì? Ví dụ về tình thái từ trong ngữ văn lớp 8

Một số dạng bài tập khởi ngữ

Bài tập 1:

Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các câu sau:

  1. a) Anh con trai, rất tự nhiên như thể với một người bạn đã quen thân, đang trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất là tự nhiên, cô đỡ lấy.
  2. b) Mà Ông, thì không thích nghĩ như thế một tí nào.
  3. c) Chết nỗi, hai ông vừa bị chúng nó đuổi phải không?
  4. d) Than ôi! Thời oanh liệt ấy nay còn đâu?

Bài tập 2: Chuyển các câu sau thành một câu có thành phần khởi ngữ:

  1. a) Tôi không thể đi chơi được, tôi bận rồi.
  2. b) Không bao giờ ta có thể đọc qua một bài thơ hay mà đi ngay xuống được.
  3. c) Con không bao giờ ăn món ấy nữa.

Bài tập 3: Tìm thành phần khởi ngữ gọi – đáp trong bài ca dao dưới đây và cho biết lời gọi – đáp đó đang hướng đến ai.

Cày đồng vào buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót giống như mưa ruộng cày.

Ai ơi nếu bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt thì đắng cay muôn phần.

Trả lời:

Bài tập 1:

  1. a) Thành phần phụ chú của câu: rất tự nhiên như thể với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.
  2. b) Thành phần đề ngữ của câu: (mà) ông.
  3. c) Thành phần cảm thán của câu: chết nỗi.
  4. d) Thành phần cảm thán: than ôi!

Bài tập 2:

  1. a) Tôi không thể đi chơi được, tôi bận rồi.

=> Về việc đi chơi thì tôi không thể đi được, tôi bận rồi.

  1. b) Không bao giờ ta có thể đọc qua một bài thơ hay mà đi ngay xuống được.

=> Đối với một bài thơ hay thì tôi không bao giờ đọc qua một lần mà đi ngay xuống được.

  1. c) Con không bao giờ ăn món ấy nữa.

=> Với món ăn ấy, con không bao giờ ăn nữa.

Đại từ là gì? Phân loại và cho ví dụ đại từ trong Tiếng Việt

Bài tập 3:

Thành phần khởi ngữ gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi.

Thành phần này thì không hướng đến một đối tượng nào cụ thể mà nó hướng đến bất kỳ ai, tức là tất cả mọi người, gợi mở về ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.

Như vậy có thể nói rằng việc tìm hiểu khởi ngữ là gì, khởi ngữ soạn bài ra sao với chương trình môn Ngữ văn lớp 9 là vô cùng cần thiết bởi tuy đây không phải là một thành phần có vai trò thông tin trong câu, nhưng nó mang đến cho người nghe, người đọc một sự trôi chảy, uyển chuyển đáng kể, giúp cho việc giao tiếp của chúng ta trở nên thuận tiện hơn. Hi vọng bài viết vừa rồi hữu ích cho các em học sinh, chúc các em đạt được kết quả tốt trong môn này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *