Tất tần tật về rơ le tự ngắt máy rửa xe cao áp, dây đai, gia đình

Rơ le tự ngắt máy rửa xe là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ cho sự an toàn của thiết bị trước các sự cố xảy ra đột ngột. Tuy nhiên các kiến thức về model này ở Việt Nam chưa được phổ cập rộng rãi. Do đó, trong bài viết chia sẻ này, PALADA chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về rơ le tự ngắt cho các thiết bị bơm rửa xe. 

Rơ le tự ngắt máy rửa xe là gì?

Rơ le máy rửa xe hay còn được biết đến với tên gọi như công tắc áp suất của máy rửa xe, chúng là thiết bị điện có khả năng tự động điều chỉnh trạng thái của model. Nếu tín hiệu tại đầu vào đạt một giá trị nhất định, thì tín hiệu ở đầu ra theo đó cũng sẽ thay đổi và nhảy cấp. 

Nhìn chung, rơ le của máy bơm rửa xe được hiểu là bộ phận để đóng hoặc tắt mạch điện. Do đó, chúng có nhiệm vụ duy trì và điều khiển, bảo vệ mạch điện khi làm việc.

Hiện nay, trên thị trường, giá của một rơ le máy bơm nước khá rẻ, thường dao động từ 50.000 đến 100.000 VNĐ. Thế nên, người dùng có thể dễ dàng thay mới mỗi khi phụ kiện này gặp hỏng hóc, trục trặc trong quá trình sử dụng.

Rơle tự ngắt được coi là công tắc áp suất máy rửa xe
Rơle tự ngắt được coi là công tắc áp suất máy rửa xe

Cấu tạo của rơ le áp suất của máy rửa xe

Rơ le của máy bơm rửa xe có cấu tạo 3 bộ phận chính, bao gồm:

  • Khối tiếp thu: Đây là các cuộn dây có thể nhận được tín hiệu gửi về. Sau đó, chúng sẽ biến đổi các tín hiệu đó thành đại lượng đủ cho sự vận động của các khối trung gian.
  • Khối trung gian: Tại đây, các nam châm điện sẽ nhận tín hiệu từ khối tiếp thu (các cuộn dây) để biến chuyển thành đại lượng đủ cho sự điều khiển, hoạt động của rơ le máy rửa xe.
  • Khối chấp hành: Là các tiếp điểm có nhiệm vụ phát đi tín hiệu từ mạch điều khiển.
Cấu tạo của rơ le áp suất của máy rửa xe
Cấu tạo của rơ le áp suất của máy rửa xe

Tầm quan trọng của rơ le đối với các máy bơm rửa xe

Bảo vệ máy khi có sự cố

Trong quá trình sử dụng máy rửa xe, chắc chắn người dùng đều sẽ gặp phải tình trạng thiết bị hỏng hóc, trục trặc,… Khi áp lực quá thấp hoặc quá cao, các vấn đề như: nguồn điện quá tải, mất pha, điện bị sụt áp hay nguồn nước gặp sự cố,… sẽ làm tổn hại tới mô tơ và khiến tuổi thọ của máy giảm xuống. 

Trong những trường hợp đó, rơ le tự ngắt sẽ có nhiệm vụ tự động ngắt điện, bảo vệ máy khỏi những sự cố phát sinh không đáng có.

Khi thiết bị trở trạng thái bình thường, 2 tiếp điểm của rơ le sẽ đóng lại. Tuy nhiên, khi có sự cố đột ngột, màng xếp của rơ le sẽ bị co lại và khiến 2 tiếp điểm bị tách ra, làm model ngừng hoạt động. 

Sau khi thiết bị tự ngắt, người dùng có thể đợi khoảng 5 phút và khởi động lại máy, sau đó tiếp tục sử dụng bình thường. 

Tầm quan trọng của rơ le đối với các máy bơm rửa xe
Tầm quan trọng của rơ le đối với các máy bơm rửa xe

Tiết kiệm điện nước

Những dòng máy được trang bị sẵn rơ le tự ngắt có thể tiết kiệm được nước và điện một cách hiệu quả nhất. Bởi, mỗi khi ngưng bóp cò, rơ le sẽ mở ra và khiến cho mạch điện bị ngắt tạm thời. Chỉ khi người sử dụng bóp cò, thì rơ le mới đóng lại và thiết bị mới có thể tiếp tục vận hành. 

Tiết kiệm thời gian

Có thể nói, khi làm việc với những thiết bị rửa xe có trang bị sẵn cơ chế tự ngắt này sẽ giúp người dùng tiết kiệm được kha khá thời gian. Bởi người dùng không cần thực hiện thủ công với công tắc ON/Off trên máy.

XEM THÊM: Cách chỉnh áp suất máy rửa xe mini chính xác nhất

Các loại rơ le phổ biến nhất trên thị trường

Mỗi loại rơ le sẽ phù hợp để lắp đặt hoặc thay thế cho từng loại máy xịt rửa xe khác nhau. Theo đó, hiện nay trên thị trường đang có một số loại rơ le phổ biến như:

  • Rơ le máy rửa xe mini/rơ le máy rửa xe gia đình.
  • Rơ le máy rửa xe cao áp.
  • Rơ le máy rửa xe dây đai.

Nhìn chung, dù cho được lắp trên các loại máy khác nhau, nhưng rơ le của máy rửa xe gia đình/mini và dây đai đều khá giống nhau về chức năng. Bởi, chúng đều có nhiệm vụ bảo vệ động cơ thiết bị khỏi những sự cố xảy ra.

Bên cạnh đó, rơ le còn được phân loại theo nguyên lý và cấu tạo. 

  • Phân theo nguyên lý làm việc, chúng ta có các nhóm rơle như: rơ le từ, rơ le nhiệt, rơ le bán dẫn, rơ le vi mạch, rơ le điện cơ,…
  • Phân theo cấu tạo cách mắc, chúng ta có rơ le sơ cấp và rơ le thứ cấp.

Một số lưu ý cần biết trước khi sử dụng rơ le

Để rơ le có thể phát huy được hết hiệu quả hoạt động, bên cạnh việc biết cách lắp rơ le cho máy bơm, người dùng cũng cần lưu ý tới những điều sau trong khi sử dụng:

  • Người dùng nên vệ sinh, kiểm tra rơ le thường xuyên nhằm loại bỏ bụi bẩn bị bám trên bề mặt, đồng thời làm tăng tuổi thọ cho linh kiện.
  • Chỉ nên sử dụng máy với công suất phù hợp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất của thiết bị.
  • Hãy chắc chắn rằng điện áp được sử dụng phù hợp với điện áp điều khiển của cuộn dây rơ le.
Một số lưu ý cần biết trước khi sử dụng rơ le
Một số lưu ý cần biết trước khi sử dụng rơ le

Hướng dẫn tự chế rơ le tự ngắt cho máy rửa xe

Như đã đề cập, không phải dòng máy rửa xe nào cũng được nhà sản xuất trang bị rơle tự ngắt. Do đó, nếu chưa muốn thay đổi thiết bị bơm rửa, bạn có thể tự chế rơ le tự ngắt cho máy rửa xe. 

Để vừa tiết kiệm được nước và điện, vừa có thể bảo vệ được các thiết bị khi có sự cố xảy ra, Thợ Sửa Xe chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tự chế rơ le cho máy rửa xe cao áp.

Chuẩn bị

Đầu tiên, chúng ta để chế rơ le tự ngắt cho máy rửa xe, bạn cần chuẩn bị:

  • Rơ le tự động
  • Đồng hồ đo áp
  • 2 van khóa
  • Tua vít
  • Dây điện

Cách thực hiện

Hướng dẫn tự chế rơ le tự ngắt cho máy rửa xe
Hướng dẫn tự chế rơ le tự ngắt cho máy rửa xe
  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tiến hành đấu điện cho rơ le bằng cách sử dụng tua vít để vặn mở ốc vít phía trước mặt của rơ le. Sau đó hãy mở nắp bên ngoài và nối điện vào 2 ốc vít phía bên trong. Thông thường, bên trong máy rửa xe sẽ có 3 vít tương ứng với số 1, 3 và 5. Hãy nối 2 dây điện vào 2 ốc vít 1 và 5! 
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn lấy sợi đấu ở vít 1 đấu vào một bên aptomat. Khi đó, dây ở ốc vít số 5 sẽ được đấu vào dây còn lại của máy. 
  • Bước 3: Kế tiếp, người dùng cần lắp lại rơ le và cố định chúng ở một vị trí nào đó và bọc các vị trí nối lại.
  • Bước 4: Cuối cùng sử dụng tua vít chỉnh ốc để chỉnh 2 kim bên trong. Thông thường, kim màu đỏ sẽ là mức thấp nhất để rơ le đóng, trong khi đó, kim màu trắng lại là mức cao nhất để rơ le ngắt mạch.

XEM THÊM: Máy rửa xe Osaka có những model nào, giá bao nhiêu

Bài viết trên là tất cả những thông tin chi tiết nhất về rơ le tự ngắt máy rửa xe. Đồng thời, qua bài chia sẻ này, chắc chắn bạn đọc cũng đã hiểu rõ hơn về vai trò, cấu tạo và tầm quan trọng của các thiết bị rơ le cho máy rửa xe. Do đây là bộ phận có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực đến độ bền của máy khi linh kiện hỏng, nên thay vì tự chế rơ le tự ngắt tại nhà, PALADA khuyên bạn nên mua mới sản phẩm tại những đơn vị uy tín. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *