Khí tiết là gì? Thế nào là biểu hiện của người có khí tiết? Cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của từ khí tiết qua bài phân tích sau.
Tóm tắt
Khí tiết là gì?
Khí tiết dùng để miêu tả người có chí khí, kiên cường bảo vệ giá trị và danh dự của bản thân
Cách sử dụng từ “khí tiết”
Từ “khí tiết” thường sử dụng phổ biến trong xã hội xưa. Dùng để nói về phẩm chất của những người anh hùng cách mạng, có công lớn với Tổ Quốc. Ở xã hội hiện đại ngày nay, từ này ít được sử dụng khi miêu tả về một người nào đó.
Hai chữ “khí tiết” lâu nay thường dùng cho những người dám hi sinh vì Tổ Quốc. Nên khi nói đến khí tiết thì như là động đến chính trị
Nghĩa của từ khí tiết là gì? Giải thích rõ nghĩa của từ khí tiết thì nó là lòng tự trọng, biết quý danh dự mình, chuộng công nghĩa, không màng phú quý, công danh, không quản sinh tử, là người có đạo đức, ấy gọi là khí tiết.
Ví dụ, “khí tiết” được sử dụng khi nói về các tấm gương anh hùng dân tộc như Nguyễn Tri Phương, khi bị thương nặng và rơi vào tay giặc Pháp, dù bị quân Pháp mua chuộc, nhưng là một người có khí tiết, ông đã quyết tuyệt thực đến chết để giữ trọn lòng trung thành với nước Nam. Quyết không để quân Pháp dễ dàng đạt được mục đích chiếm nước ta, khẳng định tinh thần bất khuất của người Việt Nam trước giặc ngoại xâm.
Ông nói: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lay lắt mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa”. Lời đáp trả đanh thép của Nguyễn Tri Phương trước quân giặc đã thổi bùng lên tinh thần vì việc nghĩa ở khắp nước Nam.
Theo như ý nghĩa đã giải ở trên, thì chữ “khí tiết” có lẽ cũng chẳng khác gì với chữ “nhân cách”. Chẳng qua khí tiết là một danh từ cũ, còn nhân cách là một danh từ mới
Các yếu tố hình thành một người có khí tiết
Có 5 yếu tố chính tạo nên một người có khí tiết: Di truyền bẩm sinh, Hoàn cảnh sống, Nhân tố giáo dục, Nhân tố hoạt động, Yếu tố giao tiếp.
Di truyền
Bao gồm các yếu tố bẩm sinh, có sẵn trong cấu tạo sinh học của con người. Đó có thể là những đặc tính di truyền của thế hệ trước cho thế hệ sau. Những yếu tố này là tiền đề đầu tiên để hình thành một người có khí tiết trong quá trình trưởng thành sau này.
Hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội (văn hoá, phong tục, tập quán) có vai trò quan trọng, quyết định không nhỏ đến việc người đó có khí tiết hay không.
Ví dụ khi một đứa trẻ sinh ra trong thời chiến tranh sẽ dễ xây dựng cho mình trở thành người có khí tiết, biểu hiện bằng tình yêu nước, muốn đứng lên chống giặc bảo vệ Tổ Quốc. Còn một đứa trẻ sinh ra trong thời bình, vẫn có thể trở thành một người có khí tiết nhưng nó được biểu hiện thông qua việc học tập và rèn luyện để đóng góp công sức xây dựng đất nước.
Giáo dục
Nếu như hoàn cảnh sống là nhân tố tác động ban đầu thì giáo dục sẽ là nhân tố nuôi dưỡng để hình thành khí tiết của một con người. Giáo dục được hiểu là quá trình tác động có ý thức và kế hoạch, mang tính tích cực đến con người đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên.
Xem thêm:
Giáo dục giúp định hướng mỗi cá nhân theo tiêu chuẩn xã hội, giúp điều chỉnh lại những đặc điểm bẩm sinh còn hạn chế, chưa hoàn thiện. Giáo dục cũng phần nào bù đắp những khiếm khuyết ở hoàn cảnh sống. Tâm lý học đã chỉ ra rằng, trẻ em chỉ được phát triển tốt nhất khi được sống trong môi trường có giáo dục ngay từ khi con nhỏ.
Hoạt động
Con người sống và tham gia các hoạt động xã hội, đây là những hoạt động có mục đích được thực hiện bằng thao tác, công cụ nhất định. Thông qua những hoạt động khác nhau và việc lặp đi lặp lại hoạt động sẽ góp phần tạo nên một người có khí tiết.
Giao tiếp
Con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội nhờ giao tiếp. Trong hoạt động này, con người không chỉ nhận thức lại chính mình mà còn có thể nhìn nhận người khác, tự so sánh mình với mọi người để đưa ra chuẩn mực cho bản thân. Rèn luyện để trở thành người có khí tiết, trọng danh dự.
Biểu hiện của người khí tiết là gì?
Bạn đánh giá bản thân có phải người khí tiết hay không? Cùng xem những biểu hiện của người khí tiết dưới đây có câu trả lời nhé!
- Luôn làm việc hết mình, tận tụy thực hiện bổn phận, nghĩa vụ trong công việc và các hoạt động cộng đồng
- Nói được làm được, nhất quán giữa lời nói là việc làm
- Sống có tâm, có tình, có nghĩa, đem cái tài ra để giúp ích cho cuộc đời, cho con người.
- Không màng lợi ích, sẵn sàng hi sinh vì mọi người, được sống vì người khác, được góp phần nhỏ bé của mình vào sự lớn rộng thêm những niềm vui và hạnh phúc cho người khác, làm những việc hữu ích cho cuộc đời
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của từ “khí tiết”, cách sử dụng cũng như biểu hiện của một người có khí tiết. Mỗi cá nhân cần nuôi dưỡng cho mình một kho tàng tri thức, biết tiếp thu một cách chọn lọc những điều tích cực, những việc làm ý nghĩa, đẩy lùi những thói hư tật xấu, những hệ quả tiêu cực của xã hội hiện đại để ngày một hoàn thiện bản thân, trở thành người có khí tiết giữa thời bình.