San hô là gì? Cấu tạo, đặc điểm và các loài san hô

San hô là loài sinh vật biển màu sắc xuất hiện ở các vùng biển nước trong. Rạn san hô không chỉ đẹp mà chúng còn có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái biển. Vậy san hô là gì? Có những loại san hô nào? Cấu tạo, đặc điểm và vai trò của san hô là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.

San hô là gì?

San hô là loài động vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa), hình dạng của san hô tồn tại dưới các thể polyp nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat calci để tạo ra bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại những vùng biển nhiệt đới. Môi trường sống của san hô là các vùng biển nước ấm, nông, sạch và nhiều nắng. 

Môi trường sống của san hô là các vùng biển nước ấm, nông và sạch
Môi trường sống của san hô là các vùng biển nước ấm, nông và sạch

San hô có thể dùng các tế bào châm (nematocyst) tiết chất độc ở các xúc tu để bắt phù du. Loài động vật này thu nhận phần lớn dưỡng chất từ loại tảo đơn bào cộng sinh là tảo vàng đơn bào (zooxanthellae). Do đó, hầu hết san hô phát triển phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời và tập trung chủ yếu ở các vùng nước trong và nông, thường ở độ sâu không tới 60m (200 ft).

Các rạn san hô của Việt Nam với diện tích khoảng hơn 1100 km2, phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam. Trong đó, vùng biển Miền Trung và Nam có diện tích san hô lớn nhất cùng tính đa dạng sinh học lớn nhất.

Các loài san hô

San hô nằm trong lớp Anthozoa và được chia ra thành 2 phân lớp, tùy theo số xúc tu (tua cảm) hoặc những đường đối xứng. Phân lớp san hô với 8 xúc tu gọi là san hô 8 ngăn (Octocorallia) hay san hô mềm (Alcyonaria) và bao gồm các bộ san hô mềm (Alcyonacea), san hô sừng (Gorgonacea) & san hô lông chim (Pennatulacea). 

Có nhiều loại san hô với hình dáng khác nhau
Có nhiều loại san hô với hình dáng khác nhau

Những loài có số xúc tu lớn hơn 8 và là bội của 6 được gọi là san hô sáu ngăn (Hexacorallia) hay san hô tổ ong (Zoantharia). Nhóm này gồm có các loài san hô tổ ong (Zoanthidea), san hô đá (san hô tạo rạn) (Scleractinia) và hải quỳ.

Cấu tạo của san hô

San hô sống thành tập đoàn, mỗi cá thể của tập đoàn sẽ có cấu tạo gồm:

  • Lỗ miệng
  • Tua miệng

Đặc điểm của san hô

San hô sinh trưởng và phát triển bằng cách sử dụng xúc tu để bắt giữ những sinh vật và mảnh vụn dinh dưỡng trôi dạt.

San hô sinh trưởng và phát triển bằng cách sử dụng xúc tu để bắt sinh vật 
San hô sinh trưởng và phát triển bằng cách sử dụng xúc tu để bắt sinh vật

San hô ăn gì? San hô lấy thức ăn từ tảo sống trong chính mô của chúng hoặc bằng cách bắt và tiêu hóa con mồi. Các loài san hô sinh sống ở các vùng biển nông có một mối quan hệ cộng sinh với các loài vi tảo đơn bào Zooxanthellae.

Các loài vi tảo này quang hợp và cung cấp thức ăn cho các san hô, còn san hô tiêu hóa các thức ăn thải ra các chất dinh dưỡng giúp nuôi sống tảo. Chính mối quan hệ cộng sinh này đã giúp các loài san hô ở các vùng biển nông phát triển mạnh.

Vai trò của san hô

Trong thế giới đại dương, các rạn san hô có vai trò là nguồn cung cấp nơi trú ngụ và thức ăn cho khoảng 4000 loài cá, 800 loài san hô và hàng trăm loài sinh vật biển khác.

Trong nhiều trường hợp, rạn san hô còn là lá chắn bảo vệ chống xói lở bờ biển. Những lá chắn này làm giảm lực của sóng biển, giúp bảo vệ cho vùng đất và nước nằm phía sau rạn san hô khi có bão.

Hải quỳ là gì? Sống ở đâu? Sinh sản như thế nào?

Trên đây là những thông tin về khái niệm san hô là gì, cấu tạo, đặc điểm và vai trò của các loài san hô. Các rạn san hô hiện nay đang có dấu hiệu suy thoái do biến đổi khí hậu và tác động từ con người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần chung tay bảo vệ các rạn san hô để các loài sinh vật biển có điều kiện tốt phát triển cũng như chống xói lở bờ biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *