Siêu trăng là gì? Siêu trăng ở Việt Nam là mấy giờ năm 2023

Siêu trăng là một trong những hiện tượng thiên văn thú vị mà nhiều người mong chờ năm 2023. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu siêu trăng là gì, siêu trăng máu là gì và siêu trăng 2023 diễn ra lúc nào trong bài viết dưới đây nhé.

Siêu trăng là gì?

Siêu trăng là gì?

NASA cho biết thuật ngữ “siêu trăng” có từ năm 1979 bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle, đề cập đến một Mặt Trăng mới hoặc trăng tròn vô tình được nằm gần Trái Đất. 

Theo nghiên cứu khoa học, Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo có hình elip. Vì vậy, mỗi tháng, Mặt Trăng chắc chắn sẽ đi qua perigee (tức là điểm gần Trái đất nhất) và apogee (tức là điểm xa Trái đất nhất). Khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất, chúng ta sẽ thấy nó to hơn bình thường, được gọi là Siêu Trăng.

Nếu chia khoảng cách giữa Mặt Trăng với Trái Đất theo thang điểm từ 1 đến 10 trong quỹ đạo của nó, siêu trăng sẽ xuất hiện khi nó rơi vào khoảng 10% gần Trái Đất nhất. 

Chúng ta không thể thấy được Mặt Trăng mới, tức Mặt Trăng những đêm 30 đến mùng 1 âm lịch vì nó còn nằm trong vùng tối, vì vậy các siêu trăng tròn thường trở nên nổi tiếng hơn.

Siêu trăng xanh là gì?

Siêu trăng xanh

Tên gọi trăng xanh không có nghĩa là Mặt Trăng sẽ tỏa ra loại ánh sáng có sắc thái xanh, thay vào đó nó vẫn xuất hiện với hình ảnh quen thuộc như chúng ta vẫn thấy.

Thật sự trong quá khứ đã xuất hiện những trường hợp bầu khí quyển bất thường khiến cho Mặt Trăng và cả Mặt trời có màu hơi xanh, do tro bụi núi lửa hoặc khói bụi cháy rừng bay vào khí quyển.

Cách gọi Mặt Trăng xanh xuất phát từ 2 định nghĩa về hiện tượng này. Một bài báo trên tạp chí Sky and Telescope số ra vào tháng 3.1946 lý giải thuật ngữ trăng xanh (tiếng Anh là Blue Moon) dùng để chỉ lần trăng tròn thứ 3 trong một mùa có 4 lần trăng tròn. Trong trường hợp này, Mặt Trăng xanh được tính theo mùa và chỉ xảy ra khoảng 2,5 năm một lần.

Sau này, Mặt Trăng xanh được định nghĩa lại là trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch. Cách hiểu này được hầu hết mọi người chấp nhận.

Theo cách tính này, giữa các lần Mặt Trăng tròn cách nhau khoảng 29,5 ngày do vậy có thể có 2 lần trăng tròn với những tháng 30 hoặc 31 ngày. Điều này cũng có nghĩa là tháng 2 sẽ không có trăng xanh.

Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực xảy ra thế nào?

Siêu trăng hồng là gì?

Siêu trăng hồng

Cái tên siêu trăng hồng xuất phát từ việc người Mỹ gọi trăng vào tháng tư là “trăng hồng”, chứ Mặt Trăng không hề có màu hồng. Tên Mặt Trăng hồng được lấy theo màu sắc quyến rũ của hoa phlox, đây là loài hoa nở khắp Bắc Mỹ vào tháng tư. 

Siêu trăng máu là gì?

Siêu trăng máu là gì?

Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, trăng máu đã trở thành một thuật ngữ phổ biến. Vậy rốt cuộc siêu trăng máu là hiện tượng gì?

Mặt Trăng Máu là gì?

Thuật ngữ “Trăng Máu” dùng để chỉ hiện tượng Nguyệt thực toàn phần. Lúc đó, trăng sẽ có màu đỏ như máu nên được gọi là hiện tượng Mặt Trăng Máu.

Tại sao Mặt Trăng máu lại có màu đỏ như máu?

Trước hết chúng ta cần hiểu rằng Mặt Trăng thật sự không có bất kỳ màu sắc nào cả. Lý do nó tỏa sáng do bề mặt phản xạ lại ánh sáng của Mặt Trời.

Khi hiện tượng Nguyệt thực toàn phần diễn ra thì Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng, trong đó Trái Đất sẽ nằm ở giữa, che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Về lý thuyết, lúc này Mặt Trăng sẽ hoàn toàn tối đen do không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn một số tia sáng từ Mặt Trời chiếu đến được Mặt Trăng theo cách gián tiếp thông qua bầu khí quyển của Trái Đất, từ đó phủ lên hành tinh này những ánh sáng có màu đỏ, màu cam hoặc vàng.

Cụ thể đó là khi tia sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, một số màu nằm trong quang phổ ánh sáng tức là những màu có bước sóng ngắn như màu xanh lam sẽ bị lọc ra và tán xạ. Các màu có bước sóng dài như màu cam, màu đỏ đi xuyên qua bầu khí quyển, và bị khúc xạ tại rìa Trái Đất chiếu xuống bề mặt Mặt Trăng khiến nó có màu sắc này.

Tùy thuộc vào thành phần của bầu khí quyển mà các màu sắc khác nhau của quang phổ ánh sáng bị lọc ra, nên Mặt Trăng có thể trông như có màu vàng, cam hoặc nâu khi nguyệt thực toàn phần được xảy ra.

Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần hay là Mặt Trăng Máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trung bình nó xảy ra theo chu kỳ 2,5 năm một lần.

Mặt trăng máu là gì? Xuất hiện khi nào? Có màu gì?

Siêu trăng máu là gì?

Siêu trăng và Mặt Trăng máu là hai hiện tượng riêng biệt chứ không phải lúc nào cũng xảy ra cùng một lúc. Tuy nhiên, khi chúng xảy ra đồng thời thì chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng Siêu Trăng Máu.

Hiện tượng Siêu Trăng Máu xảy ra gần nhất là vào ngày 26 tháng 05 năm 2021. Siêu Trăng Máu tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 08 tháng 10 năm 2033.

Khi nào có siêu trăng Việt Nam trong năm 2023?

Siêu trăng trên thế giới sẽ xuất hiện ba lần trong năm 2023, lần lượt vào ngày 14 tháng 6, 13 tháng 7 và 12 tháng 8.

Hiện tượng Nguyệt thực toàn phần hay Mặt Trăng Máu trong năm 2023 sẽ xảy ra vào 2 thời điểm là ngày 16 tháng 05 năm 2023 và ngày 08 tháng 11 năm 2023.

Tuy nhiên, tại Việt Nam thì chúng ta chỉ có thể quan sát được hiện tượng này vào ngày 8 tháng 11 năm 2023. Địa điểm quan sát Mặt Trăng máu rõ nhất là tại Hà Nội.

Cụ thể hơn, chúng ta có thể quan sát hiện tượng Mặt Trăng Máu rõ nhất trong hơn 1 tiếng đồng hồ, từ khoảng 17 giờ 16 phút đến 18 giờ 41 phút.

Không giống như khi quan sát Nhật thực, chúng ta có thể quan sát trăng máu hoàn toàn bằng mắt thường mà không cần đến một chiếc kính đặc biệt nào cả. Việc này hoàn toàn an toàn cho mắt vì bạn đang nhìn vào Mặt Trăng với ánh sáng Mặt Trời được phản xạ chứ không cần phải nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời. Tất nhiên là để quan sát rõ hơn, bạn có thể sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn.

Tên, thứ tự của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời- Cập nhật mới nhất

Những hiện tượng thiên văn thú vị ngoài siêu trăng 2023

Năm 2023 những người yêu thiên văn còn có cơ hội chứng kiến hành tinh hội tụ, nhật thực, nguyệt thực, cùng nhiều trận mưa sao băng.

Hiện tượng ba hành tinh hội tụ (cuối tháng 3)

Sao Hỏa, sao Thổ và sao Kim sẽ xuất hiện gần nhau trên bầu trời trong hai tuần cuối cùng của tháng 3, gần đến mức nằm trong cùng một khoảng nhìn của một số ống nhòm và kính thiên văn.

Hiện tượng hành tinh hội tụ sẽ tiếp tục kéo đến tháng 4 với sao Hỏa và sao Thổ gần như nằm trùng nhau trên bầu trời vào các buổi sáng mùng 4 và mùng 5 tháng 4. Sao Kim khi đó đã di chuyển xa một chút.

Mưa sao băng Lyrids (ngày 4 đến ngày 5 tháng 4)

Mưa sao băng

Tháng 4 là tháng thiên văn toàn cầu, hầu hết mọi người trên thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Lyrids đạt cực đại vào đêm 21 tháng 4, rạng sáng 22 tháng 4, với khoảng 15 vệt sáng mỗi giờ.

Trăng đen (30 tháng 4)

Sự kiện thiên văn lớn thứ ba trong năm cũng là hiện tượng duy nhất không thể quan sát thấy, ngay cả khi có kính thiên văn. Thuật ngữ Mặt Trăng đen được sử dụng để mô tả lần trăng non thứ hai trong một tháng dương lịch. Đó là thời điểm mà phần được chiếu sáng của Mặt Trăng sẽ hướng ra xa Trái Đất.

Mặc dù không thể nào nhìn thấy trăng đen trên bầu trời vào ngày cuối cùng của tháng 4, nhưng đây lại là cơ hội tốt để ngắm những ngôi sao vì chúng sẽ không bị lấn át bởi ánh sáng của Mặt Trăng.

Nguyệt thực là gì? Giải thích hiện tượng nguyệt thực

Nhật thực một phần (30 tháng 4 và 25 tháng 10)

Năm 2023 tuy không có nhật thực toàn phần nhưng sẽ có tới hai nhật thực một phần. Sự kiện thứ nhất diễn ra ngày 30 tháng 4 và có thể quan sát từ khu vực phía nam Nam Mỹ. Sự kiện thứ hai diễn ra ngày 25 tháng 10, có thể quan sát tại châu Âu và một số nơi ở bắc châu Phi.

Mưa sao băng Eta Aquarids (ngày 4 đến ngày 5 tháng 5)

Chưa đầy hai tuần sau Lyrids, tiếp tục đến trận mưa sao băng tiếp theo trong năm – có tên gọi Eta Aquarids đạt cực đại vào đêm mùng 4 tháng 5 và rạng sáng 5 tháng 5 với khoảng 20 đến 40 vệt sáng mỗi giờ. Đây là cơ hội quan sát mưa sao băng tốt nhất trong năm đối với những người dân ở Nam Bán cầu.

5 hành tinh thẳng hàng (24 tháng 6)

Sao Thủy, sao Hỏa, sao Kim, sao Mộc và sao Thổ sẽ sắp xếp thẳng hàng theo thứ tự và đủ sáng để có thể nhìn thấy bằng mắt thường trước khi mặt trời mọc vào ngày 24 tháng 6 trên bầu trời phía đông. Mặt Trăng hình lưỡi liềm thậm chí cũng nằm trên đường thẳng này ở giữa sao Kim và sao Hỏa.

Vị trí thẳng hàng này chỉ xuất hiện dưới góc nhìn từ Trái Đất. Trên thực tế, các thiên thể đó không thực sự thẳng hàng trong hệ Mặt Trời.

Mưa sao băng Perseids, Orionids (ngày 12 đến 13 tháng 8)

Một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm nay sẽ đạt đỉnh vào mùa hè. Trong điều kiện lý tưởng, mưa sao băng Perseids có 50 đến 100 vệt sáng mỗi giờ, nhưng vì diễn ra trùng với thời điểm với siêu trăng ngày 12 tháng 8 nên tỷ lệ nhìn thấy các vệt sáng sẽ giảm đi khoảng một nửa.

Mưa sao băng Orionids (ngày 20 đến 21 tháng 10)

Mưa sao băng Orionids đạt đỉnh sau Perseids hai tháng, khoảng 20 vệt sáng mỗi giờ. Mặc dù không ấn tượng như Perseids nhưng mưa sao băng Orionids lại có điều kiện quan sát tốt hơn vì hôm đó Mặt Trăng không chiếu sáng suốt đêm.

Trái Đất hình gì? 20 sự thật về Trái Đất chúng ta cần biết

Mưa sao băng Geminids (ngày 13 đến 14 tháng 12)

Đây chính là trận mưa sao băng được mong chờ nhất năm 2023. Nó sẽ đạt đỉnh vào tuần thứ hai của tháng 12. Trong điều kiện lý tưởng, mưa sao băng Geminids cho 100 đến 150 vệt sáng mỗi giờ, nhưng màn trình diễn của ánh sáng ngoạn mục này sẽ bị phần nào cản trở bởi trăng tròn. Điều tương tự cũng xảy ra vào năm 2021 với ánh trăng sáng làm giảm tỷ lệ nhìn thấy sao băng xuống chỉ còn khoảng 30 đến 40 vệt mỗi giờ.

Vừa rồi là những thông tin về siêu trăng cũng như những hiện tượng thú vị liên quan. Bạn đã có những trải nghiệm nào với hiện tượng này rồi? Hãy chia sẻ ý kiến bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới cho chúng mình biết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *