Sinh quyển là gì? Khái niệm, đặc điểm và khu dự trữ sinh quyển

Sinh quyển là một khái niệm không mới tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về khái niệm này. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu sinh quyển là gì, đặc điểm cùng một số khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới nhé.

Khái niệm sinh quyển

Sinh quyển bao gồm những gì?
Sinh quyển bao gồm những gì?

Sinh quyển là một quyển Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Chiều dày của sinh quyển là tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật:

– Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp với lớp ôzôn của khí quyển (22km).

– Giới hạn phía dưới xuống đáy đại dương (sâu nhất lên đến hơn 11km), ở lục địa xuống tới lớp đáy của lớp vỏ phong hóa.

Tuy nhiên, sinh vật sẽ không phân bố đồng đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung vào nơi nào có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

Như vậy, giới hạn sinh quyển bao gồm thủy quyền, phần thấp của khí quyền, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.

Hệ sinh thái là gì? Các hệ sinh thái hiện nay

Đặc điểm sinh quyển

Thực vật là một thành phần quan trọng không thể thiếu của sinh quyển. Rất nhiều nhà khoa học cho rằng, khi Trái đất mới hình thành thì thành phần chủ yếu của khí quyển lúc bấy giờ là CO2 còn hàm lượng oxy rất nhỏ. Mãi cho đến khi có thực vật xuất hiện, dưới tác dụng quang hợp, oxy mới được sinh ra, làm cho con người và các động vật lớn sống được. Theo ước tính, thực vật trên Trái đất hiện có khoảng hơn 500.000 loài. 

Động vật trong sinh quyển cũng phân bố rất rộng. Theo ước tính, động vật trên Trái đất hiện đang có khoảng 1,5 triệu loài. Người ta sẽ chia động vật theo đặc điểm sinh thái của bầy đàn trong các môi trường tự nhiên khác nhau.

Giới thiệu một số khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng

Khu dự trữ sinh quyển thế giới là các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, cực kỳ phong phú và đa dạng, được UNESCO trao tặng danh hiệu. Đây chính là những khu vực hệ sinh thái có tác dụng thúc đẩy các giải pháp cân bằng việc bảo tồn sự đa dạng sinh học trên thế giới. Có thể kể tới là:

– Công viên Quốc gia Pinnacles của Mỹ. Đây là công viên quốc gia mới ở vùng trung tâm California của Mỹ.

– Vùng Dự trữ sinh quyển Patagonia của Chile. Có diện tích khoảng 660.000 ha nằm trên núi Ranchland.

– Công viên Quốc gia Wakhan của Afghanistan. Khu dự trữ sinh quyển này được xây dựng với sự trợ giúp của Hiệp hội bảo tồn các động vật hoang dã New York.

– Khu Dự trữ sinh quyển Kimberley của Australia. Đây là một khu bảo tồn với tổng diện tích gần 5 triệu ha.

Nhân tố sinh thái là gì? Có các loại nhân tố sinh thái nào?

Khu dự trữ sinh quyển ở Hunsruck - Hochwald
Khu dự trữ sinh quyển ở Hunsruck – Hochwald

– Khu Dự trữ sinh quyển Hunsruck – Hochwald của Đức. Đây là một công viên tự nhiên mới nhất của châu Âu, là môi trường sống vô cùng quan trọng của loài cò đen, hổ, báo và sư tử.

Một số khu dự trữ sinh quyển thế giới Việt Nam

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2020, Việt Nam đã được công nhận 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, là quốc gia có số lượng khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia với 19 khu dự trữ sinh quyển.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa sở hữu rất nhiều giá trị về đa dạng sinh học rừng, biển với các loài động vật, thực vật quý hiếm; cảnh quan thiên nhiên đa dạng mang những nét đặc trưng riêng của vùng khí hậu ven biển của Ninh Thuận và khu vực Nam Trung Bộ.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa hiện có khoảng 1.511 loài thực vật, trong đó có 54 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới (IUCN). Hệ động vật cũng đa dạng với 765 loài được biết đến, trong đó có đến 46 loài quý hiếm được ghi tên trong Sách đỏ Việt Nam cùng với Danh lục đỏ thế giới.

Kon Hà Nừng

Cùng với Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa thì Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng vừa được được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 15/9/2021.

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng có diện tích khoảng 413.511,67 ha tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ở khu vực Tây Nguyên với hệ thống động, thực vật phong phú và đa dạng, nhiều loài vô cùng quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

Langbiang

Khu dự trữ sinh quyển Langbiang có diện tích khoảng 275.439ha nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Các nhà khoa học đã ghi nhận khu vực này có đến 153 loài động thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007) và 154 loài có tên trong Danh Lục Đỏ IUCN (2010)

Cù Lao Chàm

Ngày 26 tháng 5 năm 2009, Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là một trong những Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Các giá trị đặc trưng và nổi trội của khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm phải kể đến là Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm; phố cổ Hội An; rừng ngập mặn; rừng đặc dụng trên đảo Cù Lao Chàm; hệ thống rừng phòng hộ ven biển; các làng nghề truyền thống.

Quần thể là gì? Đặc trưng cơ bản của quần thể và cho ví dụ

Khu dự trữ sinh quyển ven biển đảo Kiên Giang

Khu dự trữ sinh quyển ven biển và đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2006, tại Paris.

Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang có sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái. Ở đây 6 hệ sinh thái với 22 dạng sinh cảnh khác nhau. Trong số đó, kiểu rừng tràm ngập chua phèn là hệ sinh thái điển hình.

Khu vực châu thổ sông Hồng

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng đã được UNESCO công nhận ngày 2/12/2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh khu vực châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.

Vườn quốc gia Xuân Thủy trong khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng ghi nhận trên 220 loài chim di cư và chim nước, đặc biệt có đến 09 loài được ghi trong sách Đỏ quốc tế.

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Năm 2004, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Với tổng diện tích khoảng hơn 26.000ha, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà bao gồm 2 vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt và không được phép có tác động của con người, 2 vùng đệm cho phép phát triển kinh tế hạn chế kết hợp với bảo tồn và 2 vùng chuyển tiếp để phát triển kinh tế.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Ngày 10/11/2001, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển quốc tế với tổng diện tích gần 970.000ha. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được xem như hai lá phổi xanh cho khu vực Đông Nam Bộ, có rất nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là một khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21 tháng 01 năm 2000. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên được công nhận tại Việt Nam.

Hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, khu hệ động vật thủy sinh không xương có trên 700 loài, khu hệ cá có trên 130 loài, khu hệ động vật xương sống có 9 loài lưỡng thê, 4 loài có vú, 31 loài bò sát. Khu hệ chim cũng có khoảng 130 loài.

Vừa rồi chúng mình đã cùng các bạn tìm hiểu về sinh quyển là gì, đặc điểm cùng một số khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các bạn đã từng được khám phá khu vực nào trên đây chưa? Hãy bình luận ý kiến của mình ngay phía bên dưới nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *