Sông Nin ở đâu? Khám phá #5 sự thật thú vị về sông Nin Ai Cập

Sông Nin là một trong những dòng sông có ảnh hưởng lớn nhất tại Châu Phi. Chúng gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo nên nền văn minh sông Nin như hiện nay. Vậy sông Nin ở đâu? Sông Nin dài bao nhiêu km? Sông Nin chảy ra biển nào? Hãy cùng palada.vn khám phá chi tiết trong bài viết ngay sau đây nhé!

Sông Nin ở đâu? 

Sông Nin ở đâu? Sông Nin là dòng sông nằm hoàn toàn tại Bắc Phi, do đó chúng còn được biết đến với cái tên “dòng sông của Bắc Phi”.

Sông Nin Ai Cập
Sông Nin Ai Cập

Sông Nin dài bao nhiêu km?

Được biết, với tổng chiều dài lên đến 6.695km, sông Nin đã thiết lập được kỷ lục Guinness với hạng mục dòng sông dài nhất thế giới.

Mặt khác, vào năm 2007, một số nhà khoa học tại Brazil và Peru đã công bố sông Amazon dài hơn sông Nin khoảng 100km. Tuy nhiên điều này chưa được xác thực cũng như không có nhiều tài liệu khẳng định điều này nên sông Nin Ai Cập vẫn là dòng sông dài nhất thế giới.

Sông Nin bắt nguồn từ đâu? Chảy ra biển nào?

Sông Nin được bắt nguồn từ hồ Victoria và chảy ra biển Địa Trung Hải. Theo một số nguồn tin cho hay, trong hành trình chảy ra biển, sông Nin đã chảy qua tổng cộng 11 quốc gia, bao gồm: Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Sudan và Ai Cập

Sông Nin có gì thú vị?

  • Hệ sinh thái

Do chảy qua miền khí hậu nhiệt đới nên ở sông Nin có vô số các dạng sinh học khác nhau; từ các loài thực vật như: tre, chuối, cà phê, gỗ mun,… đến các loài động vật dưới nước khác.

Nếu đi dần về phía Bắc của sông Nin, ta sẽ phát hiện một rừng cây hỗn hợp và rất nhiều xavan. Tiến vào sâu hơn nữa chính là những đầm lầy trong vùng đồng bằng Sudan vào mỗi mùa mưa. Đặc biệt, nơi đây còn có đầm lầy Sudd huyền thoại với diện tích gần 260.000km2.

Tuy nhiên, thảm thực vật của dòng sông bị lụi tàn dần về phía Bắc và biến mất hoàn toàn khi sông Nin đến sa mạc.

  • Cá sấu

Theo Encyclopedia Britannica, cá sấu sông Nin là loài cá sấu lớn nhất trên Trái đất với chiều dài tối đa lên tới 6m, nặng khoảng 250kg. Mặt khác, loài cá sấu này sinh sống ở hầu hết các khu vực của sông, nên sẽ khá nguy hiểm với các dân cư lân cận. 

Cá sấu sông Nin được coi là loài cá sấu nước ngọt lớn nhất trên thế giới
Cá sấu sông Nin được coi là loài cá sấu nước ngọt lớn nhất trên thế giới

Ước tính mỗi năm sông Nin có khoảng 200 người chết do bị cá sấu tấn công. Thế nhưng kỳ lạ thay, những cái chết gây ra bởi cá sấu lại là một điều may mắn đối với người dân nơi đây.

Nguyên nhân chính là do người dân Ai Cập quan niệm rằng cá sấu có một mối quan hệ rất gần gũi với thần sinh sản Sobek. Hay nói cách khác, cá sấu sông Nin như một hiện thân của thần sinh sản trên trần thế. 

Do đó, mỗi khi ai đó bị cá sấu ăn thịt sẽ được coi là một điều may mắn vì có “một cái chết hạnh phúc” và được tái sinh nhanh hơn bình thường. 

Xem thêm: Sông Cả ở đâu? Top #5 điều có thể bạn chưa biết về sông Cả

Các mối đe dọa của sông Nin

Ngoài cá sấu, mối đe dọa chính của sông Nin chính là sự ô nhiễm mà nó phải gánh chịu hàng trăm năm. Những phế thải của ngành công nghiệp, du lịch và khách sạn vẫn tiếp tục tăng lên từng ngày và bị lãng quên một cách phũ phàng.

Hệ sinh thái dưới lòng sông Nin đang gặp nguy hiểm bởi rác thải
Hệ sinh thái dưới lòng sông Nin đang gặp nguy hiểm bởi rác thải

Tương tự, lượng nước bị bốc hơi từ sông Nin đã bị tăng lên đáng kể, kéo theo đó là sự ô nhiễm ngày càng bị đẩy nhanh; gây nguy hiểm cho những người phải phụ thuộc vào nguồn nước của chúng để tồn tại, đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái trên sông Nin và môi trường xung quanh chúng.

Trên đây là top 5 thông tin ít ai biết về sông Nin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết sông Nin ở đâu, sông Nin dài bao nhiêu km, bắt nguồn từ đâu, chảy qua miền khí hậu nào,… 

Ngoài ra, mời bạn tham khảo những bài viết kế tiếp của padada.vn để hiểu rõ hơn về những dòng sông và địa điểm du lịch thú vị trên khắp thế giới!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *