Tam quan là một khái niệm phổ biến được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Vậy tam quan là gì? Trên thực tế, tùy vào từng lĩnh vực mà khái niệm tam quan sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ý nghĩa của tam quan là gì nhé.
Tóm tắt
Tam quan là gì?
Tam quan là một khái niệm có nhiều ý nghĩa trong từ điển Hán Việt. Từ “tam” có nghĩa là 3, “quan” có nghĩa là cửa hoặc quan sát. Hai từ kết hợp ý chỉ lối kiến trúc có 3 cổng lớn ở phía trước hoặc 3 yếu tố mà con người sẽ nhìn nhận trong cuộc sống này.
Tam quan của con người là gì?
Trong triết học, tam quan là những quan điểm, nhìn nhận căn bản về thế giới xung quanh của một người. Tam quan bao gồm những gì? Quan điểm này bao gồm cách nhìn nhận và đánh giá khách quan về cuộc sống. Tam quan của một người thường được hình thành nên từ 3 yếu tố như sau:
Thế giới quan: Thế giới quan thể hiện suy nghĩ, nhận thức, quan điểm của một người về cuộc sống bao gồm thế giới xung quanh và sự liên kết giữa con người với thế giới đó.
Giá trị quan: Giá trị quan thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá tổng thể của con người về ý nghĩa của một sự vật và sự việc nào đó xung quanh mình.
Nhân sinh quan: Nhân sinh quan thể hiện thái độ của con người về ý nghĩa cốt lõi và cơ bản của nhân sinh, thời thế này.
Như vậy, tam quan của con người sẽ đóng vai trò quyết định nhận thức và cách hành xử của người đó với thế giới xung quanh. Đồng thời, nó cũng là yếu tố quan trọng giúp con người thiết lập nên giá trị cùng với giới hạn đạo đức cho riêng mình.
Tam quan là gì trong lĩnh vực kiến trúc?
Trong kiến trúc, khái niệm tam quan thường được nhắc đến trong từ “cổng tam quan”. Vậy thì cổng tam quan là gì?
Định nghĩa cổng tam quan là gì?
Khái niệm tam quan ở “cổng tam quan” dùng để chỉ một kiểu cổng truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Cổng tam quan là dạng cổng có 3 lối đi, với cửa chính ở giữa cùng 2 cửa phụ sát bên. Theo những ghi chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, cổng tam quan đã bắt đầu xuất hiện ở thời Lý Trần. Đây là giai đoạn phát triển hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam.
Kiểu cổng này rất phổ biến trong các thiết kế của chùa chiền thời đó. Ngoài ra, rất nhiều công trình kiến trúc dinh thự cổ vào thời đó cũng sử dụng cổng tam quan, khác hẳn so với kiểu cổng của biệt thự hiện đại ngày nay. Trong văn hóa của người Việt, cổng tam quan cũng ẩn chứa nhiều giá trị về nhân sinh sâu sắc.
Đúng với tên gọi “tam quan”, loại cổng này được thiết kế với cấu trúc 3 cửa. Phần cửa chính sẽ được xây ở giữa còn 2 bên là 2 lối cửa phụ. Phần vách ngăn các cửa với nhau thường được xây dựng kiên cố bằng gỗ hoặc bằng gạch đá. Sau đó, chúng được chạm trổ một cách khéo léo, hoặc khắc câu đối sao cho có vẻ đồng nhất với kiến trúc tổng thể. Thông thường, phần phía trên cùng ở giữa cổng sẽ được lợp mái và có bảng đề tên địa danh.
Có mấy loại cổng tam quan?
Cổng tam quan được chia ra thành 2 loại chính, là cổng tam quan có gác và cổng tam quan tứ trụ. Sau đây là một số đặc điểm giúp phân biệt 2 loại cổng này:
Cổng tam quan có gác: Đây là cổng tam quan có thiết kế nhỏ, thường được xây thêm tầng mái để tạo chiều cao và thường là có gác. Trong thiết kế chùa chiền, phần gác chính là nơi dùng để đặt chuông, khánh.
Cổng tam quan tứ trụ: Đây là cổng tam quan được xây dựng với 4 trụ vững chắc thay vì làm vách ngăn để tạo thành 3 lối đi. Hai trụ ở dưới sẽ có kích thước cao hơn và lớn hơn so với 2 trụ ở rìa bên ngoài. Phần nối liền của 4 trụ ở phía trên sẽ được cách điệu và trang trí thành phần trán cổng, tạo thành vẻ đẹp thẩm mỹ cho kiến trúc.
Bên cạnh 2 loại cổng chính này, một số công trình kiến trúc Việt Nam còn xuất hiện kiểu cổng tam quan biến thể. Điển hình là kiến trúc cổng tam quan tại chùa Sét ở Hà Nội. Cổng tam quan ở đây đã được sáng tạo và biến tấu thành 5 lối đi. Sự phá cách này mang đến vẻ đẹp đồ sộ tăng thêm phần cổ kính cho không gian nơi đây.
Một số cổng tam quan nổi bật
Sau đây là một số cổng tam quan tiêu biểu, đáng để thưởng ngoạn tại Việt Nam.
Cổng tam quan của Chùa Từ Hiếu
Chùa Từ Hiếu ở Huế là một chùa cổ, mang nhiều nét kiến trúc đặc trưng phương Đông. Đây cũng là nơi ghi dấu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đáng quý của dân tộc. Cổng tam quan của chùa được xây dựng theo lối vòm cuốn. Cổng có thiết kế 2 tầng và có mái che, phía trên là nơi thờ các vị Hộ Pháp. Phần trụ cột ở cổng tam quan được khắc lên những câu đối đặc trưng có nhiều tầng nghĩa sâu sắc.
Cổng tam quan của Lăng Vua Khải Định
Lăng Vua Khải Định được nhiều người có chuyên môn đánh giá là một trong những công trình kiến trúc nổi bật nhất ở Huế. Tại đây, các bạn sẽ thấy được sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa lối kiến trúc truyền thống của phương Đông và sự mỹ lệ trong kiến trúc phương Tây. Cổng tam quan này được xây dựng và trang trí theo phong cách Ấn Độ giáo. Sự kết hợp này mang đến vẻ đẹp uy nghiêm, bề thế cho kiến trúc tổng thể.
Cổng tam quan của Chùa Bái Đính ở Ninh Bình
Đây chính là ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Chùa có 2 cổng tam quan kích thước khổng lồ, là cổng tam quan ngoại và tam quan nội. Vật liệu chính tạo nên phần trụ của cổng này là gỗ tứ thiết với khối lượng nặng đến hơn 10 tấn. Ba tầng mái của cổng được lợp bằng chất liệu ngói men ống từ Bát Tràng. Cổng được được trang trí bằng những hoa văn sang trọng, uyển chuyển.
Hy vọng rằng với những thông tin vừa rồi, các bạn đã có một cái nhìn rõ nét hơn về khái niệm tam quan là gì và ý nghĩa của tam quan. Chúng mình sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất mỗi ngày nên hãy truy cập website thường xuyên để không bỏ lỡ điều gì nhé.