Tham ô là gì? Phân biệt tham ô và tham nhũng

Trong thực tiễn thì hai thuật ngữ “tham nhũng” và “tham ô” thường rất hay bị nhầm lẫn là giống nhau nhưng thực chất không phải vậy. Vậy làm thế nào để phân biệt tham ô và tham nhũng? Tham ô là gì? Tham ô khác tham nhũng như thế nào? Để nhằm giúp quý vị độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng mình xin gửi đến các bạn những thông tin ngay bên dưới bài viết sau.

Tham nhũng là gì?

Tham ô và tham nhũng

Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 đã đưa ra khái niệm tham nhũng: Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó mục đích vụ lợi.

Người có chức vụ và quyền hạn là người đã được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc có thể không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ hoặc công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ và công vụ đó.

Vụ lợi là việc mà người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng (căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018).

Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 đã nêu ra các hành vi tham nhũng như sau:

  1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực cơ quan nhà nước do người có chức vụ và quyền hạn trong cơ quan, tổ chức và đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
  2. a) Nhận hối lộ;
  3. b) Tham ô tài sản;
  4. c) Lạm dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;
  5. d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi đang thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi đang thi hành nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi;

  1. e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm trục lợi;
  2. g) Giả mạo trong công tác với mục đích vụ lợi;
  3. h) Đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc các địa phương vì mục đích vụ lợi;
  4. i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì mục đích vụ lợi;
  5. k) Nhũng nhiễu vì mục đích vụ lợi;
  6. l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi;
  7. m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho những người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái với pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử, truy tố, thi hành án vì vụ lợi.
  8. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài cơ quan nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp hoặc tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
  9. a) Nhận hối lộ;
  10. b) Tham ô tài sản;
  11. c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết những công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì mục đích vụ lợi.

Thiết quân luật là gì? Biện pháp đặc biệt khi thiết quân luật được ban bố

Tham ô tài sản là gì?

Căn cứ tại Điều 353 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 ta có khái niệm tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình vốn có trách nhiệm quản lý.

Cách để phân biệt giữa hành vi tham nhũng và tham ô

Tham ô tài sản là gì?

Như vậy, qua khái niệm tham ô tham nhũng là gì nêu trên, có thể thấy đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất, không phải là một. Tham nhũng là khái niệm rộng hơn tham ô vì nó bao gồm cả khái niệm tham ô. Tham ô chỉ là một trong số các hành vi của người muốn lợi dụng chức vụ và quyền hạn vì mục đích vụ lợi. Trong số các hành vi tham nhũng, ngoài hành vi tham ô thì còn có các hành vi khác như: nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi…

Để giúp quý độc giả có thể phân biệt rõ hơn tham ô khác tham nhũng như thế nào, chúng tôi xin phân biệt hai khái niệm rõ hơn thông qua bảng sau:

Bản chất

– Tham ô tài sản là một trong nhiều hành vi tham nhũng, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm quản lý.

– Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ hoặc quyền hạn trực tiếp hoặc có thể qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận những lợi ích để làm một việc vì lợi ích theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Đối tượng của hành vi

– Tham ô là hành vi chiếm đoạt tài sản mình đang có trách nhiệm quản lý, nằm trong tầm kiểm soát của người tham ô. Tức là phải nắm giữ tài sản thì một người mới có thể thực hiện hành vi tham ô được.

– Tham nhũng là hành vi nhận tài sản hoặc lợi ích mà người hoặc tổ chức đưa hối lộ đưa.

Mục đích

– Mục đích của việc tham ô là chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lý trở thành tài sản của riêng mình.

– Mục đích của việc tham nhũng thì rộng hơn. Đó có thể là chiếm đoạt tài sản, cũng có thể là làm hoặc không làm một việc gì đó vì lợi ích hoặc làm theo yêu cầu của người, tổ chức đưa hối lộ.

Bốc bát họ là gì? Luật chơi và những điều cần biết về bốc bát họ

Yếu tố tác động

– Yếu tố tác động đến hành vi tham ô là việc chiếm đoạt tài sản chung trở thành tài sản riêng.

– Yếu tố tác động đến hành vi tham nhũng thì tự bản thân chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện. Có thể thực hiện trực tiếp hoặc làm trung gian theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Ví dụ về tham ô và tham nhũng

Hành vi tham nhũng

Ngoài việc phân biệt sự khác nhau giữa tham ô tham nhũng là gì thì để quý vị hình dung được về 2 cụm từ này, chúng mình sẽ đưa ra một số ví dụ điển hình như sau:

Ví dụ về hành vi tham ô tài sản: Anh A là kế toán của một ủy ban nhân dân xã, anh A vì lòng tham nên đã lấy tiền của cơ quan đi mua một chiếc ô tô cho bản thân. Vì anh A là kế toán của đơn vị nên có quyền tiếp cận, quản lý tài sản của cơ quan, anh đã sử dụng quyền hạn của mình đang có để tham ô tài sản. Như vậy trong trường hợp này anh A đã có hành vi tham ô (đồng thời đây chính là một hành vi tham nhũng). Tùy theo tính chất và mức độ hành vi mà khi bị phát hiện anh A có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thậm chí xử lý hình sự.

Ví dụ về hành vi tham nhũng: Giả sử có một anh B tìm đến đưa tiền hối lộ và yêu cầu anh A phải cung cấp cho B những tài liệu thông tin mật của Ủy ban nhân dân xã nơi anh A làm việc. Anh A vì lòng tham đã nhận số tiền hối lộ đó và lấy thông tin, tài liệu mà anh B muốn tiếp cận, gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà anh A không hề ngờ tới. Hành vi của anh A trong trường hợp này chính là hành vi tham nhũng, lạm dụng quyền hạn (cụ thể ở đây là hành vi nhận hối lộ). Tùy theo tính chất và mức độ hành vi của anh A khi bị phát hiện mà anh ta sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự hình sự.

Trên đây là nội dung về tham nhũng, tham ô là gì cùng cách phân biệt hai khái niệm này. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, các bạn hãy chia sẻ cho nhiều người cùng biết đến và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *