Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời luôn khiến cho nhiều người phải tò mò và mong muốn được khám phá. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu với các bạn về tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời được cập nhật mới nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Tóm tắt
- 1 Giới thiệu về Hệ Mặt Trời
- 2 Hệ Mặt Trời đã được hình thành thế nào?
- 3 Tổng cộng có mấy hành tinh trong Hệ Mặt Trời?
- 4 Đặc điểm và tên của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
- 4.1 Khám phá hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời – Sao Thủy
- 4.2 Nóng nhất trong các hành tinh của Hệ Mặt Trời – Sao Kim
- 4.3 Hành tinh duy nhất tìm thấy sự sống – Trái Đất
- 4.4 Hành tinh có tiềm năng sự sống – Sao Hỏa
- 4.5 Khám phá hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời – Sao Mộc
- 4.6 Khám phá hành tinh đẹp nhất trong Hệ Mặt Trời – Sao Thổ
- 4.7 Danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời – Sao Thiên Vương
- 4.8 Hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt Trời – Sao Hải Vương
Giới thiệu về Hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời hay Thái Dương Hệ là một hệ các hành tinh có ngôi sao là Mặt trời ở trung tâm cùng các thiên thể nằm phạm vi lực hấp dẫn của mặt trời. Tất cả chúng được hình thành từ sự sụp đổ của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.
Hệ Mặt Trời chứa 2 vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. Với lực hấp dẫn thì các hành tinh chính cùng các hành tinh lùn, cùng hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa, di chuyển tự do giữa 2 vùng này với kích thước thay đổi. Ngoài ra, Hệ Mặt Trời có một số sao chổi, gồm một nhân chứa bụi và đá với các đuôi hơi nước kéo dài hàng triệu kilomet quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip rất dẹt.
Hệ Mặt Trời đã được hình thành thế nào?
Sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt Trời có thẻ bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của phần nhỏ thuộc vào đám mây phân tử khổng lồ. Lúc này, hầu hết khối lượng sẽ bị suy sụp đều tích tụ ở trung tâm, tạo nên mặt trời, còn trong khi đó phần còn lại thì dẹt ra hình thành một đĩa đám mây bụi tiến hóa dần thành các hành tinh, các mặt trăng hoặc tiểu hành tinh và các loại tiểu thiên thể khác.
Chính các thiên thạch, hoặc các mảnh đá trong không gian rơi xuống Trái Đất, đã giúp các nhà khoa học tìm ra được tuổi của Hệ Mặt Trời. Có thể kể đến thiên thạch Allende, rơi xuống Trái Đất năm 1969 và rải rác ở Mexico, là thiên thạch lâu đời nhất được biết đến có niên đại khoảng 4,55 tỷ năm tuổi.
Sao Bắc Đẩu là gì? Sao Bắc Đẩu nằm ở trong chòm sao nào? Ý nghĩa
Tổng cộng có mấy hành tinh trong Hệ Mặt Trời?
Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời và 9 hành tinh quay quanh theo quỹ đạo elip gần tròn. Để sắp xếp các hành tinh trong Hệ Mặt Trời thì vòng trong có 4 hành tinh rắn là Sao Kim, Sao Thủy, Trái Đất và Sao Hỏa, vòng ngoài có 5 hành tinh khí là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cùng hành tinh thứ 9 mới phát hiện vào ngày 20 tháng 1 năm 2016, được cho là lớn gấp 10 lần khối lượng của Trái Đất và lớn hơn đến 5000 lần khối lượng của Sao Thiên Vương.
Kể từ năm 1930, khi mới phát hiện ra sao Diêm Vương thì nó đã được coi như một trong những hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Nhưng vào những năm 1990 các nhà thiên văn học đã tranh luận về việc sao Diêm Vương có phải là một hành tinh hay không. Quyết định vào năm 2006 của hội Thiên văn học Quốc tế đã gọi sao Diêm Vương là hành tinh lùn, loại bỏ nó ra khỏi danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Vì vậy có 8 Hệ Mặt Trời như đã kể trên.
Mặt trời ới nguồn sáng vô tận, được coi là trung tâm của Hệ Mặt Trời, là ngôi sao sáng nhất cung cấp năng lượng cho các hành tinh khác. Trên Mặt Trời luôn xảy ra các phản ứng hạt nhân sinh nhiệt vô cùng lớn và tỏa ra khắp các hành tinh. Nó tạo ra lực hấp dẫn khiến các hành tinh khác xoay quanh với các quỹ đạo khác nhau.
Đặc điểm và tên của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
Dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết về các tên hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Khám phá hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời – Sao Thủy
Sao Thủy hay Thủy tinh, có tên tiếng Anh là Mercury là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng khoảng 88 ngày Trái Đất.
Hành tinh này chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của chúng ta một chút, nhỏ nhất so với kích thước các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Bán kính Sao Thủy bằng 2347,7km, khối lượng 3.30 × 10^23 kg với hình cầu dẹt. Ban ngày Sao Thủy sẽ bị nung nóng bởi ánh nắng mặt trời, có thể đạt tới 840 độ F (450 độ C). Nhưng đến ban đêm, nhiệt độ hạ xuống âm hàng trăm độ, thấp hơn cả mức đóng băng.
Trên Sao Thủy hầu như là không có không khí để hấp thụ các tác động của thiên thạch nên bề mặt của hành tinh này có nhiều hố lớn, giống như mặt trăng. Sao Thủy không có sự biến đổi về thời tiết theo mùa tương tự như các hành tinh khác.
Nếu nhìn từ Trái Đất, Sao Thủy sẽ có chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Trục nghiêng của Sao Thủy cũng có độ nghiêng vào loại nhỏ nhất khoảng 1/30 độ, nhưng có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất.
Nóng nhất trong các hành tinh của Hệ Mặt Trời – Sao Kim
Sao Kim hay Venus là hành tinh xếp thứ 2 trong Hệ Mặt Trời và có chu kỳ quay bằng khoảng 224,7 ngày của Trái Đất. Hành tin này rực sáng trong bầu trời tối chỉ xếp sau độ sáng của mặt trăng. Sao Kim có bán kính 6051,8km và khối lượng vào khoảng 4,868×10^24kg.
Venus là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn có phần nóng hơn cả Sao Thủy. Bầu không khí của nó rất độc hại cùng áp suất trên bề mặt sẽ nghiền nát và giết chết con người ngay khi tiếp xúc.
Cấu trúc và kích thước của Sao Kim khá giống với Trái Đất, có bầu khí quyển dày đặc, độc hại giữ nhiệt như với hiệu ứng nhà kính.
Hành tinh duy nhất tìm thấy sự sống – Trái Đất
Đặc biệt nhất trong tên gọi các hành tinh trong Hệ Mặt Trời là Trái Đất của chúng ta, Trái Đất là một hành tinh nước, với khoảng 2/3 hành tinh được bao phủ bởi đại dương là hành tinh duy nhất hiện nay được biết đến có tồn tại sự sống. Bầu khí quyển của Trái Đất giàu khí nitơ và oxy để duy trì sự sống.
Bề mặt của Trái Đất quay với vận tốc 467 mét mỗi ngày – khoảng hơn 1.000mph, tại đường xích đạo và quay với vận tốc 29km mỗi giây xung quanh Mặt Trời. Trái Đất của chúng ta có đường kính khoảng 12.760km với quỹ đạo 365,24 ngày.
Hành tinh có tiềm năng sự sống – Sao Hỏa
Đứng thứ tư ở các hành tinh trong Hệ Mặt Trời này là Sao Hỏa hay là Hành tinh Đỏ. Cái tên này được đặt theo đặc điểm sắt oxit có nhiều trên bề mặt Sao Hỏa làm cho hình dáng của nó hiện lên với màu đỏ.
Đây là hành tinh đất đá. Bụi bẩn ở đây là những một oxit sắt, có đất đá và có vách núi thung lũng, giống như cơn gió xoáy mang đến những cơn bão bụi nhấn chìm hành tinh. Bụi phủ kín bề mặt Sao Hỏa ngập tràn nước đóng băng. Bầu khí quyển của hành tinh này quá mỏng để nước dạng lỏng tồn tại được trên bề mặt.
Khám phá hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời – Sao Mộc
Đây được coi là một trong các hành tinh khí trong Hệ Mặt Trời khổng lồ với khối lượng cực lớn. Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter, chứa chủ yếu khí heli và khí hidro. Lớp khí quyển ngoài cùng hiện lên với dải mây ở những độ cao khác nhau, do hiện tượng nhiễu loạn, tương tác với các cơn bão tại biên tại hành tinh này. Không những vậy, Jupiter có từ trường mạnh, với rất nhiều mặt trăng xung quanh trông khá giống với Hệ Mặt Trời thu nhỏ.
Khám phá hành tinh đẹp nhất trong Hệ Mặt Trời – Sao Thổ
Đây là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt trời, thuộc các hành tinh khí trong Hệ Mặt Trời. Sao Thổ là hành tinh lớn thứ 2 cả về kích thước lẫn khối lượng chỉ đứng sau Mộc tinh. Bán kính của Sao Thổ lên tới hơn 60.268km và khối lượng khoảng 5.684.6×10^26. Hành tinh này chứa nhiều khí hidro, heli và có nhiều mặt trăng.
Danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời – Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh đứng thứ 7 trong Hệ Mặt Trời. Màu sắc của Sao Thiên Vương phản ánh sự có mặt của bụi quang hóa hidrocacbon trên cao, nằm phía các đám mây metan khiến sao này có màu lục lam.
Đây là hành tinh có bán kính lớn xếp thứ ba, khối lượng lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời, có thành phần tương tự Sao Thiên Vương và khác so với các hành tinh khí trong Hệ Mặt Trời. Khí quyển của sao này cũng chứa thành phần như khí hidro và khí heli, nhưng còn chứa thêm các hợp chất dễ bay hơi là nước, amoniac, metan cùng với hidrocacbon.
Sao Thiên Vương có bầu khí quyển được coi là lạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, với nhiệt độ vào khoảng -224 độ C, cùng hệ thống vành đai, từ quyển, các vệ tinh tự nhiên bao quanh.
Không những vậy Sao Thiên Vương tự quay quanh trục với độ nghiêng rất lớn, gần như song song bề mặt quỹ đạo, nên cực Bắc và cực Nam của hành tinh này gần như tạo thành vị trí xích đạo.
Hành tinh lạnh nhất Hệ Mặt Trời – Sao Hải Vương
Sao Hải Vương là hành tinh xa nhất tính từ Mặt trời, có gió mạnh đôi khi còn nhanh hơn tốc độ âm thanh đạt tới 1.500mph. Hành tinh này ở xa hơn Trái Đất 30 lần tính từ mặt trời và đặc biệt rất lạnh.
Hành tinh này có thành phần cơ bản gồm hidro, heli cùng một số ít hidrocacbon và cả nito. Ngoài ra còn chứa các phân tử băng như là metan, amoniac, nước.
Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương là 2 hành tinh băng lớn trong Hệ Mặt Trời. Do ở quá xa mặt trời nên lượng nhiệt hấp thu được sẽ ít hơn các hành tinh khác.
Ngoài các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, chúng ta còn có các tiểu hành tinh khác mới tìm ra cùng 5 hành tinh lùn là Ceres, Pluto, Makemake, Haumea, Eris.
Vừa rồi chúng mình đã cùng các bạn tìm hiểu các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật thêm những kiến thức thú vị nữa nhé.