Thần thoại là gì? Đặc trưng, ý nghĩa và các tác phẩm thần thoại

Thần thoại là một trong những thể loại văn học từ rất xa xưa kể, mang nhiều yếu tố kỳ ảo, hư cấu. Thể loại văn học này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những di sản văn hóa tinh thần của con người. Trong bài viết này, hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về thể loại truyện thần thoại là gì? Nguồn gốc, đặc trưng và ý nghĩa của thần thoại là gì.

Thần thoại là gì?

Theo PGS Chu Xuân Diên, thần thoại là những truyện kể hoang đường về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật do sáng tạo văn hóa, phản ánh nhận thức và sự hình dung của người xưa về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. 

Cũng có ý kiến kiến khác lại cho rằng, thần thoại là những truyện kể về sự tích các “thần”, do người thời cổ tự tưởng tượng ra nhằm giải thích nguồn gốc ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên xã hội.

Thần thoại là những truyện kể hoang đường về các vị thần
Thần thoại là những truyện kể hoang đường về các vị thần

Nhìn chung, thần thoại là thể loại tự sự được viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa. Dù có các yếu tố hoang đường thì thần thoại vẫn chứa đựng những hiểu biết, kinh nghiệm của người cổ đại.

Thể loại truyện thần thoại có 3 đặc điểm chính là:

  • Thể hiện sự sùng bái của con người với thế lực tự nhiên

  • Hoàn toàn dựa vào trí tưởng tượng của con người

Một số tác phẩm thần thoại Việt Nam nổi tiếng nhất như: Sự tích con rồng cháu tiên, thần trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ…

Nguồn gốc thần thoại

Thần thoại ra đời khi nào?

Thần thoại là một loại tự sự dân gian ra đời và phát triển vào thời công xã nguyên thủy, khi mà trình độ về mọi mặt của con người còn rất thấp, ngôn ngữ còn nghèo, sự tiếp xúc giao lưu văn hóa hạn chế. 

Ở Việt Nam là từ 3000 năm trước đây, thời kỳ đó là thời tiền Hùng Vương, trước khi lập ra nước Văn Lang.

Thần thoại ra đời thời tiền Hùng Vương, trước khi lập ra nước Văn Lang
Thần thoại ra đời thời tiền Hùng Vương, trước khi lập ra nước Văn Lang

Nguyên nhân ra đời của thần thoại

Thần thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội của con người thời tiền sử. Khi đó, thiên nhiên vừa gần gũi, vừa đe dọa người nguyên thủy, đánh thức khát vọng khám phá, giải thích và chinh phục tự nhiên. Thần thoại chính là kết quả, là thành tựu khám phá tự nhiên của người thời cổ đại. 

Với năng lực tư duy hạn chế, thế giới quan tâm linh, cảm nhận sự vật còn chưa sâu sắc, người nguyên thủy đã giải thích mọi thứ bằng cách quy vào hoạt động của thế giới thần linh để nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí tưởng tượng của mình (như Thần trụ trời, Thần Mưa, Thần Sét, Thần Gió, Thần Biển…)

Thần thoại giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội của con người thời tiền sử
Thần thoại giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội của con người thời tiền sử

Vì vậy, ý nghĩa của thần thoại là toàn bộ các hoạt động nhận thức và là kho tàng tri thức của con người trong xã hội công xã nguyên thủy. Họ nhận thức thực tại khách quan và đã trả lời bằng những câu chuyện thần thoại. Thần thoại là phương thức chủ yếu để con người tìm hiểu thế giới, nó phản ánh tri thức và hiểu biết về thế giới ở thời đại mà nó ra đời.

Các loại thần thoại

Theo ông Đỗ Bình Trị – nhà nghiên cứu lịch sử văn học dân gian Việt Nam, thể loại thần thoại được chia thành 2 nhóm: thần thoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo.

  • Thần thoại suy nguyên là gì?

Thần thoại suy nguyên là cách người nguyên thủy giải thích nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội như bão lũ, sóng thần, động đất, dịch bệnh,…Từ đó, làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp và cao quý của con người.

  • Thần thoại sáng tạo là gì?

Thần thoại sáng tạo là thể loại sáng tạo thần thoại với nội dung “anh hùng văn hóa”. Nhân vật trung tâm là những người đã thực hiện những chiến công hiển hách, có sức mạnh và điều kỳ diệu được thần thánh hóa để giúp bộ lạc có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó thể hiện ước mơ, mong ước của con người cổ đại về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

Thần thoại sáng tạo có nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hóa
Thần thoại sáng tạo có nhân vật trung tâm là các anh hùng văn hóa

Ngoài ra, có thể phân chia thần thoại theo các thể loại như sau:

  • Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ & các hiện tượng tự nhiên: Như Thần trụ trời, Ông Trời, Mặt trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần Mưa,…
  • Thần thoại về nguồn gốc các loài, gồm cả động vật và thực vật: Như cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa,…
  • Thần thoại về nguồn gốc con người, các dân tộc ở Việt Nam: Như Ông Trời, Nữ Oa – Tứ Tượng, Mười hai bà mụ, Lạc Long Quân – Âu Cơ, …
  • Thần thoại về các anh hùng thời khuyết sử, anh hùng văn hóa, ông tổ nghề: Như Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc,…

Đặc trưng của thần thoại

Đặc trưng của thần thoại chính là tính nguyên hợp vì loại truyện này vừa có tính văn học, vừa có tính văn hoá. Thần thoại là một thể loại cổ xưa được tạo ra để giải thích thế giới. Nó cũng là một tôn giáo nguyên thủy, phản ánh sự tôn thờ tự nhiên của con người cổ đại. Ngoài ra, thần thoại còn chứa đựng cả yếu tố triết học, lịch sử, pháp luật,…

Chức năng cơ bản của thần thoại

Chức năng nhận thức

Thể hiện qua 2 mặt: nhận thức về cái đang có, cái đang xảy ra và nhận thức về nguồn gốc, ví dụ như nguồn gốc của vũ trụ, con người, muôn loài…Nói cách khác, nhận thức trong thần thoại là hai mặt hiện thực khách quan và suy diễn căn nguyên sự vật, sự việc.

Chức năng sinh hoạt thực hành

Truyện thần thoại luôn gắn với các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng mang màu sắc tôn giáo, ma thuật, phép thuật,…Nó được coi là hình thức ra đời, tồn tại và lưu truyền của thể loại truyện này.

Truyện thần thoại luôn gắn với các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng
Truyện thần thoại luôn gắn với các nghi lễ, tín ngưỡng thờ cúng

Chức năng thẩm mỹ

Tính thẩm mỹ của thần thoại thể hiện qua trí tưởng tượng và khát vọng chinh phục thiên nhiên bằng những hình tượng nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao.

Truyền thuyết là gì? Đặc điểm, phân loại truyền thuyết

Sử thi là gì? Phân loại, các tác phẩm sử thi kinh điển

Nhân vật trong thần thoại

Nhân vật chính trong truyện thần thoại là các vị thần. Bao gồm các nhân vật được tôn thờ hay gắn liền với các vị thần tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra thế giới và những yếu tố xoay quanh nó, chẳng hạn như tự nhiên và văn hóa. 

Khi chúng ta nói về các vị thần trong truyện thần thoại, chúng ta muốn nói đến một nhân vật trung tâm đại diện cho sức mạnh vũ trụ (trời, đất, sông, biển,…). Họ có lai lịch, ngoại hình, hành động và các đặc điểm khác người thường. Họ có sức mạnh và đại diện cho sức mạnh để tạo ra mọi thứ. 

Các nhân vật thần thoại không chỉ là vị thần tạo ra vũ trụ, mà còn là những người tạo ra văn hóa, các anh hùng cổ đại, thần thánh, các vị thần tạo ra văn hóa, các nhân vật siêu nhiên không hề tồn tại trong thực tế. Từ những nhân vật hoang đường, kì ảo này, thần thoại giúp giải thích nguồn gốc vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên và sự hình thành vạn vật. Đây chính là hình ảnh nhận thức của người cổ đại về tự nhiên và đời sống xã hội của con người thời đó.

Trên đây là những thông tin về thể loại thần thoại là gì, nguồn gốc, đặc trưng của thể loại thần thoại. Dù chứa nhiều yếu tố hư cấu nhưng thần thoại vẫn là thể loại văn học được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật; phần nào là lời giải thích về sự vận động của tự nhiên xã hội theo cách đầy thú vị và hấp dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *