Truyền thuyết là gì? Đặc điểm, phân loại truyền thuyết

Khi bắt đầu chương trình môn ngữ văn lớp 6 các em học sinh sẽ được làm quen với thể loại truyện truyền thuyết. Vậy thì truyện truyền thuyết là gì cùng đặc điểm của thể loại truyền thuyết là gì và cách phân loại truyền thuyết, tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của Palada.vn.

Khái niệm truyền thuyết là gì?

Truyền thuyết là gì lớp 6?

Truyền thuyết là những câu chuyện đã được dân gian truyền miệng nhau qua nhiều đời. Chúng dùng để giải thích một số phong tục tập quán ở các địa phương. Cũng có thể truyền thuyết sẽ kể về các nhân vật lịch sử thời xưa. Trong truyền thuyết thường bắt gặp rất nhiều yếu tố kì ảo hay phóng đại. Thường thì kết thúc của một câu truyện truyền thuyết sẽ là kết thúc mở.

Các bạn đừng nhầm lẫn khái niệm truyền thuyết với truyền thuyết đô thị nhé. Truyền thuyết đô thị là gì? Đây là một hình thức văn hóa dân gian thời hiện đại, bao gồm những truyện kể mà thậm chí đến người kể chúng cũng có thể tin hoặc không tin là có thật. Cũng giống như các truyện dân gian và truyện thần thoại khác, những mô tả về truyền thuyết đô thị không nói lên điều gì về tính xác thực của câu chuyện đó mà chỉ đơn thuần nói lên rằng những truyện kể ấy được lưu hành trong xã hội, bị tam sao thất bản qua thời gian và chứa đựng rất nhiều ý nghĩa thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và truyền bá nó.

Người tối cổ là gì? Nguồn gốc, đặc điểm của người tối cổ

Truyền thuyết có nghĩa là gì?

Dù được gọi là “truyền thuyết đô thị” nhưng những câu chuyện này không nhất thiết phải bắt nguồn từ khu vực đô thị. Cách gọi này thực ra dùng để phân biệt với truyện kể dân gian truyền thống. Vì lý do này mà các nhà xã hội học và nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thích dùng khái niệm “truyền thuyết hiện đại” hơn. Thỉnh thoảng những truyện này được lặp đi lặp lại trên các bản tin và trong những năm gần đây nhờ công nghệ phát triển, chúng còn được phát tán qua thư điện tử và mạng xã hội. Mọi người thậm chí tuyên bố rằng những truyện này đã xảy ra với “bạn của bạn họ” (chắc không có người bạn nào ở đây cả).

Một số truyền thuyết đô thị đã lưu truyền rất nhiều năm mà chỉ thay đổi chút ít nội dung cho hợp với từng vùng. Những truyền thuyết gần đây lại có xu hướng lấy bối cảnh hiện đại, ví dụ như câu chuyện kể về những người bị bắt cóc, đánh thuốc mê và khi tỉnh dậy thì phát hiện mình đã bị lấy đi một quả thận.

Cách phân biệt truyền thuyết với truyện cổ tích và thần thoại

Cốt truyện và nhân vật trong truyền thuyết sẽ được dựa theo các nhân vật lịch sử. Chúng mang tính chất lịch sử vô cùng rõ ràng. Cổ tích là thể loại truyện không hề có thật. Hầu hết những câu chuyện này đều chỉ là tưởng tượng của nhân dân.

Nội dung trong truyền thuyết sẽ có các nhân vật và chủ đề mang đậm tính lịch sử. Đối với cổ tích đó là những câu chuyện gia đình, anh em hay bạn bè xung quanh với những xung đột và mâu thuẫn thường xảy ra nhất là ở trong xã hội phong kiến.

Những câu chuyện cổ tích thường mang đến một kết thúc có hậu. Nhân vật ở hiền sẽ gặp được điều hạnh phúc lâu dài. Ngược lại những kẻ xấu xa và độc ác chắc chắn sẽ bị trừng phạt thích đáng. Đối với truyền thuyết truyện thường có kết thúc mở khiến người đọc có những suy nghĩ của riêng mình.

Mối quan hệ giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

Truyền thuyết là gì lớp 10

So với truyện cổ tích thì truyền thuyết ra đời sớm hơn vì chúng được nhân dân sử dụng xem như là lời lý giải về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Vận mệnh dân tộc và truyền thuyết có thể nói là gắn bó với nhau. Đó là sự kết hợp của lịch sử cùng với các yếu tố hư cấu.

Truyện cổ tích được ra đời khi xã hội bắt đầu có những sự phân chia giai cấp rõ rệt. Lúc này mâu thuẫn về địa vị hay quyền lợi diễn ra giữa các giai cấp mới xuất hiện. Cổ tích chủ yếu kể về số phận của con người trong xã hội. Họ có mong muốn được sống hạnh phúc, tự do và luôn mong mỏi về một xã hội công bằng. Chính sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và hư cấu tạo nên sự hấp dẫn của truyện cổ tích.

Chính vì có liên quan đến yếu tố lịch sử nên những truyền thuyết có sức sống bền bỉ hơn. Trong kho tàng văn học dân gian, cổ tích đang ngày càng mờ nhạt hơn. Tuy nhiên sức hút của thể loại này với nhiều khán giả nhỏ tuổi vẫn còn rất nhiều.

Văn nghị luận là gì? Đặc điểm, các loại văn nghị luận

Mối quan hệ giữa truyền thuyết và truyện thần thoại

Những câu chuyện dân gian được kể liên quan đến các vị thần hay các vị anh hùng được gọi là thần thoại. Người xưa dùng thần thoại để giải thích những quan niệm về nguồn gốc của thế giới này, cùng với đó là cuộc sống diễn ra xung quanh con người chúng ta.

Truyền thuyết sẽ được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Trong đó người ta kể về nhân vật, sự kiện lịch sử hay phong tục tập quán. Nhiều truyền thuyết cũng có sự xuất hiện của nhiều yếu tố phóng đại, kì ảo.

Phân loại truyền thuyết

Giới thiệu truyện truyền thuyết là gì lớp 6

Truyền thuyết thường được phân loại theo thời kì dựa vào nội dung của chúng:

Thời kỳ đầu tiên cần nhắc đến là thời Văn Lang và Hồng Bàng. Đây là thời kỳ mang đậm các yếu tố sử thi, thời dựng nước và giữ nước. Một số truyền thuyết được biết đến nhiều đó là: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh…

Tiếp theo là thời kỳ Âu Lạc cùng thời kỳ Bắc thuộc. Giai đoạn từ năm 257 TCN đến năm 208 TCN là thời An Dương Vương làm vua, lập nên nước Âu Lạc. Từ giai đoạn năm 207 TCN đến năm 938 là thời kỳ Bắc thuộc. Đó là khoảng thời gian nước ta bị phía Bắc xâm lược, nhân dân đồng loạt đứng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.

Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15 là thời kỳ phong kiến đất nước tự chủ. Đây là thời kì mà giai cấp phong kiến Việt Nam đang xây dựng đất nước, đồng thời bảo vệ Tổ quốc khi có giặc muốn xâm lược cướp nước.

Truyền thuyết cũng có thể được chia theo các nhóm gồm:

Về danh nhân văn hóa có những người như Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Địa danh có khá nhiều như: Sự tích Hồ Gươm, sự tích Hồ Ba Bể…

Nói về những người anh hùng thì vô cùng nhiều như: Yết Kiêu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo…

Đặc điểm của truyền thuyết

Dưới đây là một số đặc trưng thường gặp trong truyền thuyết:

– Truyền thuyết được truyền miệng là chính và chúng thuộc dòng truyện dân gian.

– Hầu hết kể về những nhân vật lịch sử hay những sự kiện có liên quan trực tiếp đến lịch sử, giúp người đời sau thêm yêu quê hương đất nước.

– Tất nhiên vì đây là truyền thuyết chứ không phải sách giáo khoa lịch sự nên yếu tố hư ảo và hoang đường là không thể thiếu trong đó. Nó giúp cho câu chuyện thêm phần sinh động, dễ khắc sâu vào tâm trí người đọc, người nghe.

– Việc thể hiện thái độ hay sự nhìn nhận đánh giá của nhân dân về nhân vật hay những sự kiện lịch sử cũng đều có trong những câu truyện truyền thuyết.

Trên đây là những nội dung cơ bản để giúp các bạn và các em học sinh hiểu hơn về truyện truyền thuyết là gì cũng như những khái niệm liên quan đến truyền thuyết. Hi vọng bài viết vừa rồi đã giúp ích cho các em học sinh trong việc học môn Ngữ Văn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về chủ đề này hay với những môn học khác, các bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được chúng mình giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *