Thu dung là gì? Tìm hiểu thu dung trong y tế là gì?

Trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, đã có rất nhiều cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân được thành lập. Tuy nhiên “thu dung” không phải là một từ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống nên hẳn đã có nhiều bạn cảm thấy khó hiểu khi nhắn đến. Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ bệnh viện thu dung là gì cũng như cách điều trị Covid-19 tại nhà để làm rõ vấn đề này nhé.

Thu dung là gì? Thu dung trong y tế là gì?

Khái niệm thu dung trong y tế nghĩa là gì?
Khái niệm thu dung trong y tế nghĩa là gì?

Chữ “thu dung” là một động từ, có nghĩa là thu nhận. Khi kết hợp với những danh từ khác thì thu dung thành từ bổ nghĩa và tạo nét nghĩa mới cho tổ hợp từ. Ví dụ, thu dung sở nghĩa là trạm thu dung hoặc trạm thu nhận (thường được hiểu là nơi tạm trú, nhà tế bần, nơi ẩn náu cho nhiều động vật); trại giam (thuật ngữ trong ngành công an); thu dung nhân là tù nhân; thu dung giáo dục là giam giữ và cải tạo (xử phạt hành chính đối với gái mại dâm).

Vậy từ thu dung trong y tế là gì? Từ này tuy khá hiếm gặp, song trong lĩnh vực y khoa thì thu dung là thuật ngữ phổ biến với nghĩa là tiếp nhận, ví dụ như thuật ngữ thu dung điều trị có nghĩa là nơi để tiếp nhận và điều trị. Đây chính là từ mà chúng ta thường bắt gặp “Bệnh viện thu dung điều trị Covid-19”, nghĩa là “bệnh viện dã chiến tiếp nhận và điều trị người mắc Covid-19”.

Đôi khi thu dung trong y tế còn được hiểu là số lượng bệnh nhân được khám và tiếp nhận. Ví dụ, trong cuộc họp giao ban, giám đốc bệnh viện có thể hỏi: “Hôm nay tình hình thu dung thế nào?”, có nghĩa “hôm nay số lượng người bệnh của chúng ta được khám và tiếp nhận là bao nhiêu?”.

Hướng dẫn cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở xã phường

Cách điều trị Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế

Thu dung trong y tế để làm gì?
Thu dung trong y tế để làm gì?

Tuy dịch Covid-19 đã qua đỉnh, nhưng vẫn còn số lượng lớn bệnh nhân đang điều trị. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà F0 điều trị tại nhà cần biết.

F0 nào có thể được điều trị tại nhà?

Người mắc Covid-19 được quản lý, điều trị tại nhà nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

– Người mắc Covid-19 không triệu chứng lâm sàng; hoặc có những triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ.

– Người mắc Covid-19 không xuất hiện các dấu hiệu viêm phổi hoặc thiếu oxy.

– Người mắc Covid-19 không có bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng được điều trị ổn định.

Danh mục thuốc

Thu dung là gì?
Thu dung là gì?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì thuốc cho bệnh nhân Covid-19 gồm có:

– Về thuốc hạ sốt, giảm đau:

Paracetamol: 

  • Cho trẻ em: gói bột pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg; 250 mg.
  • Cho người lớn: viên 250 mg hoặc 500 mg.

– Thuốc kháng virus: một trong các thuốc sau:

  • Favipiravir hàm lượng 200 mg, 400 mg (1 viên).
  • Molnupiravir hàm lượng 200 mg, 400 mg (1 viên).

– Thuốc chống viêm corticosteroid theo đường uống: Thuốc này không phát sẵn cho người bị Covid-19 mà phải được bác sĩ kê đơn.

  • Dexamethason 0,5 mg (1 viên nén).
  • Methylprednisolon 16 mg (1 viên nén).

– Thuốc chống đông máu theo đường uống: Thuốc này không phát sẵn cho người bị Covid-19 mà phải được bác sĩ kê đơn.

  • Rivaroxaban 10 mg (1 viên).
  • Apixaban 2,5 mg (1 viên).

Thuốc kháng virus phải được dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc Covid-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời với thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong vòng một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở chuyên điều trị người bệnh Covid-19.

Những cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội nhanh nhất

F0 dùng thuốc hạ sốt thế nào?

– Đối với người lớn: Khi sốt trên 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần 1 viên paracetamol 500mg, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6h, ngày không quá 4 viên, uống thêm oresol nếu ăn kém hoặc có thể dùng uống thay nước.

– Đối với trẻ em: Khi sốt trên 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol với liều từ 10 đến 15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 đến 6h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần vẫn không đỡ, yêu cầu người mắc Covid-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 để được xử trí.

Nếu F0 bị ho thì có thể dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần được cấp cứu và chuyển viện kịp thời

Có 11 dấu hiệu người bệnh cần được cấp cứu và chuyển viện kịp thời mà chúng ta phải đặc biệt lưu ý.

1) Khó thở, thở hụt hơi, trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở rít thì hít vào.

2) Nhịp thở

  • Người lớn: nhịp thở trên 20 lần/phút
  • Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở nhiều hơn 40 lần/phút,
  • Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở trên 30 lần/phút

(Lưu ý ở trẻ em: phải đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

3) SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường thì cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu bệnh nhân giữ yên vị trí đo).

4) Mạch nhanh lớn hơn 120 nhịp/phút hoặc nhỏ hơn 50 nhịp/phút.

5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa là 90 mmHg còn huyết áp tối thiểu 60 mmHg.

6) Đau và tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đặc biệt là đau tăng khi hít sâu.

7) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8) Tím môi, tím đầu móng tay, chân, da xanh, lạnh đầu ngón tay, chân.

9) Không thể uống hoặc bú kém, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, lưỡi dâu tây, môi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban…

10) Mắc thêm một bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng…

11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào khác của người mắc Covid-19 mà cảm thấy cần báo cơ sở y tế.

Trên đây là nội dung giải thích thu dung là gì, bệnh viện thu dung là gì mà Palada.vn muốn gửi tới các bạn. Hi vọng bài viết đã cung cấp đến quý vị độc giả một số thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *