Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng ngừa

Các bạn đã từng nghe tới hiện tượng thủy triều đen chưa? Nguyên nhân chính gây ra thủy triều đen như thế nào và hậu quả, cách khắc phục chúng ra sao? Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin thú vị hơn về hiện tượng trên.

Thủy triều đen là gì?

Thủy triều đen hay còn có tên tiếng Anh là “dark tide”. Đây thực chất không phải là một hiện tượng thủy triều tự nhiên. Thay vào đó, cách gọi này dùng để chỉ hiện tượng dầu loang tràn ra biển mà không kịp thời xử lý do những vụ đắm tàu, tràn dầu hay có thể là do các giàn khoan đã khai thác dầu quá mức.

Hiện tượng thủy triều đen
Hiện tượng thủy triều đen

Một lượng dầu bị tràn ra, lắng đọng xuống đáy biển và và tạo thành những lớp trầm tích dày đặc sẽ gây ra ô nhiễm môi trường biển vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên các nhà khoa học gọi hiện tượng theo nghĩa bóng là thủy triều đen.

Tìm hiểu nguyên nhân chính gây ra thủy triều đen

Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên thủy triều đen? Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính gây ra thủy triều đen là do sự tác động trực tiếp của con người:

Nguyên nhân sinh ra thủy triều đen là do con người
Nguyên nhân sinh ra thủy triều đen là do con người

– Nguyên nhân gây ra thủy triều đen hàng đầu là con người khai thác nguồn dầu ngày càng bừa bãi khiến cho môi trường biển và nguồn nước bị ô nhiễm.

– Các vụ tai nạn tàu chở dầu trên biển khiến cho lượng dầu tràn ra biển, không thể kịp thời xử lý.

– Các giàn khoan khai thác dầu ngoài biển gặp tai nạn hay sự cố khiến dầu trực tiếp tràn ra biển.

– Các vụ nổ giếng dầu.

– Tàu chờ không được không được chuẩn bị kỹ lưỡng khiến dầu bị loang ra biển.

– Cuối cùng một trong những nguyên nhân tạo ra thủy triều đen là bể chứa dầu có dung tích thấp hơn hàm lượng dầu hiện có gây nên hiện tượng tràn dầu.

Tác hại của thủy triều đen

Sự cố tràn dầu trên các đại dương thực sự được coi là một thảm họa môi trường. Những tác động do những vụ tai nạn này gây ra là khôn lường. Nó ảnh hưởng đến cả xã hội, đến nền kinh tế và tất nhiên là cho môi trường.

Tác hại của thủy triều đen với môi trường là vô cùng to lớn
Tác hại của thủy triều đen với môi trường là vô cùng to lớn

Hiện tượng thủy triều đen này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển, gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Dầu tràn lan trên mặt nước tạo thành một lớp bề mặt màu đen ngăn cản sự truyền ánh sáng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và tiêu diệt các sinh vật phù du. 

Lớp dầu mỏng này hình thành cũng ngăn cản sự trao đổi khí giữa phần nước và không khí. Các sinh vật biển cũng chịu sự tác động không hề nhỏ khi nước bẩn, lượng oxy trong nước không đủ, từ đó dẫn đến tình trạng chết hàng loạt.

Tất cả các loài động vật thủy sinh dưới đại dương đều bị tổn hại do dầu tràn. Cá khi tiếp xúc với dầu sẽ chết vì ngạt thở, dầu ngấm vào mang ngăn cản sự hô hấp. Ngoài việc bị say, việc chim biển bị dính dầu còn khiến cho lông của chúng bị dính ướt không thể bay hoặc điều hòa thân nhiệt và dẫn đến tử vong.

Các loài động vật có vú dưới biển như cá voi, cá heo,… cũng vì không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, không thể tự bảo vệ mình khỏi cái lạnh, cuối cùng sẽ chết. Nếu bất kỳ loài động vật nào ăn phải những váng dầu này, nó có thể gây ngộ độc toàn bộ chuỗi thức ăn, gây tổn hại đến hệ sinh thái biển.

Ngoài tác động đến môi trường, thủy triều đen còn có tác động đối với con người. Dầu tràn có thể làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Thậm chí việc ăn phải bất kỳ động vật nào đã bị ô nhiễm dầu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Điều quan trọng nhất cần lưu ý là dầu cực kỳ độc hại với con người. Về lâu dài, cơ thể chúng ta phải chịu những tác động đến cả hệ sinh sản, hô hấp, nội tiết và nhất là những bất thường khác.

Lượng dầu lớn khi lan khắp bờ biển dài, tràn vào rừng ngập mặn, rừng san hô,… có thể khiến cho các loại cây trong những cánh rừng này khó phát triển bình thường.

Thủy triều đỏ là gì? Tác hại và biện pháp phòng thủy triều đỏ

Sự khác nhau giữa hai hiện tượng thủy triều đen và thủy triều đỏ

Các hiện tượng thay đổi của môi trường quanh xảy ra rất nhiều, ngoài hiện tượng thủy triều đen còn có thủy triều đỏ. Tuy nhiên giữa hai hiện tượng này có nguyên nhân lại khác biệt hoàn toàn.

Thủy triều đen hoàn toàn khác với thủy triều đỏ
Thủy triều đen hoàn toàn khác với thủy triều đỏ

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau vì nguyên nhân xuất hiện thủy triều đỏ lại là do thiên nhiên mang đến. Còn thủy triều đen như chúng ta tìm hiểu ở trên, chúng xảy ra hoàn toàn là do sự tác động trực tiếp của con người.

Thủy triều đỏ phát sinh là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ li ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh thành vàng nhạt, cho đến màu vàng thẫm, màu đỏ như pha máu. Thuỷ triều đỏ được tạo ra bởi một khối lượng lớn những loại tảo độc có tên gọi dinoflagellates và cyanobacteria, chúng sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh, làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng.

Tuy nguyên nhân là khác nhau nhưng có một điểm chung nhất về hậu quả của cả hai hiện tượng này đó chính là sự ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và con người. Nó làm ô nhiễm nguồn nước, làm các sinh vật biển chết hàng loạt và tất nhiên là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Biện pháp hạn chế hiện tượng thủy triều đen

Để tìm được biện pháp khắc phục thủy triều đen khi gặp sự cố tràn dầu là rất khó khăn, bởi vì lượng dầu đã tràn xuống biển chúng ta không thể kiểm soát hết được. Tuy nhiên cũng có những biện pháp ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

Khắc phục thủy triều đen
Khắc phục thủy triều đen

– Các khoang chở dầu trên tàu dầu cần phải được thiết kế hai lớp và trang bị thêm hệ thống gia cố.

– Cần có thêm nhiều quy định nghiêm ngặt hơn nữa về vấn đề khai thác dầu

– Tăng cường quan hệ ngoại giao giữa các nước để tránh tình trạng khai thác dầu bừa bãi và không có sự kiểm soát.

Bài viết vừa rồi của Palada.vn hi vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về thủy triều đen là gì, nguyên nhân, tác hại của thủy triều đen cũng như cách khắc phục hiện tượng này. Để bảo vệ môi trường tốt hơn chúng ta cần nâng cao ý thức, hãy cùng chung tay bảo vệ cuộc sống của chính mình và của môi trường biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *