Trở kháng là gì? Tìm hiểu trở kháng của loa

Bạn đam mê âm nhạc, muốn tự tay ghép nối và kết hợp các thiết bị để tạo nên dàn âm thanh “cực chất”. Tuy nhiên, khi ghép nối lại gặp những vấn đề trục trặc. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết cách kết hợp giữa các thiết bị như loa, amply hay cụ thể hơn là vấn đề trở kháng, trở kháng của loa là gì, trở kháng ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng của dàn âm thanh.

Trở kháng là gì?

trở kháng là gì?
Khái niệm trở kháng là gì?

Khái niệm trở kháng thường được nhắc đến nhiều trong hoạt động nghiên cứu vật lý. Đây được biết đến là đại lượng biểu thị sự cản trở dòng điện khi xuất hiện hiệu điện thế ở một mạch điện.

Tùy thuộc vào các đặc điểm cụ thể của đại lượng này mà chia thành các loại khác nhau. Hiện nay, trở kháng được chia thành một số loại chính như: trở kháng cao, trở kháng thấp, trở kháng đầu vào, trở kháng ra.

  • Trong đó, trở kháng thấp bao gồm các loại trở kháng: 2 Ohm, 4 Ohm, 8 Ohm…. được ghép nối tiếp trong dàn âm thanh 
  • Còn trở kháng cao là gì? Là trở kháng ở mức lớn như: 70V, 100V… tương thích với nhiều thiết bị âm thanh khác nhau, thường thấy trong hệ thống âm thanh của các chương trình phát nhạc, hay dàn âm thanh, loa thông báo tại các khu công cộng…
  • Trở kháng đầu vào là gì? Đây thực chất là trở kháng tương thích với hiệu điện thế đầu vào theo tỷ lệ tổng điện trở của cả mạch
  • Trở kháng đầu ra là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện khi có hiệu điện thế đầu ra.

Dòng điện một chiều

Đặc điểm của trở kháng được thể hiện như sau:

  • Điện trở: Ở dòng điện một chiều, điện trở kháng là gì và có giá trị như thế nào. Đây là điện trở được đo qua đồng hồ vạn năng và nó có trở kháng là một số thực, có giá trị bằng đúng với giá trị điện trở trên đồng hồ
  • Cuộn dây: Cuộn dây sử dụng điện một chiều có điện trở không đáng kể, giá trị của trở kháng cũng gần như bằng 0. Trong trường hợp này, cuộn cảm đóng vai trò là dây dẫn điện bình thường
  • Tụ điện: Trở kháng tụ điện có độ biến thiên phụ thuộc vào điện môi. Do tụ điện được cấu tạo bởi hai bản cực dẫn điện, ở giữa là điện môi. Điện trở ở 2 bản cực vô cùng lớn, và không dẫn điện nên trở kháng sẽ thay đổi theo lớp điện môi.

Dòng điện xoay chiều

Khác với dòng điện một chiều chỉ chịu sự tác động trực tiếp của việc đóng mở mạch thì dòng điện xoay chiều có thêm yếu tố nữa đó là hiệu điện thế. Hiệu điện thế tỷ lệ thuận với thời gian, do đó, khi ở môi trường này, các giá trị trở kháng ở: tụ điện, cuộn dây và điện trở cũng sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Điện trở: trở kháng không thay đổi nhiều do sự ổn định ở pha của dòng điện

Công thức tính điện kháng được xác định như sau:

R =Z – X

Trong đó:

+ R là điện kháng đường dây

+ Z là trở kháng đo được

+ X là điện ứng

  • Cuộn dây: Còn ở hệ thống dây dẫn, trở kháng ở dòng điện xoay chiều bị trễ hơn so với hiệu điện thế là π/2. 

Ngoài ra, khi xét đối với dòng điện xoay chiều, thì còn xuất hiện một thuật ngữ khác cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt đó là cảm kháng. Cảm kháng là gì? Thì có thể hiểu đơn giản đây là đại lượng thể hiện sự cản trở dòng điện của cuộn dây.

  • Tụ điện: Ngược lại với cuộn dây, trở kháng ở tụ điện sớm hơn so với hiệu điện thế π/2.

Trở kháng của loa

Trở kháng của loa
Trở kháng của loa

Đối với các thiết bị điện khác nhau sẽ có những thông số về: công suất tiêu thụ, điện áp, điện trở… riêng biệt. Ở bài viết này sẽ đề cập tới một thiết bị được quan tâm nhiều hiện nay đó là loa. Vậy trở kháng loa là gì? Thì đơn giản, đó là giá trị điện trở ở loa khi có sự tác động của hiệu điện thế đặt vào.

Trở kháng của loa ảnh hưởng đến amply

Khi ghép nối, kết hợp các thiết bị âm thanh với nhau như: loa và amply, trong một số trường hợp sẽ dễ dẫn đến trường hợp điện chập chờn, quá tải, và thậm chí lại cháy. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply.

Cách dùng trở kháng phù hợp nhất cho dàn âm thanh

Để đảm bảo các điều kiện ghép nối giữa loa và amply hoặc các thiết bị khác trong dàn âm thanh thì người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đối với loa trở kháng thấp

Việc sử dụng trở kháng thấp ở những dàn âm thanh có chất lượng cao gây ra rất nhiều khó khăn, tuy nhiên lại không khó để bắt gặp các trường hợp này trong thực tế. Do đó, để khắc phục thì người dùng cần đảm bảo khoảng cách giữa loa có trở kháng thấp và amply cũng như các thiết bị khác đạt khoảng 50 – 100m. Các đầu nối giữa các thiết bị được đặt gần nhau, trong phạm vi 10m.

Lưu ý, mức công suất của amply cũng cần cao hơn một chút so với loa để giúp cho quá trình hoạt động diễn ra liền mạch.

  • Trở kháng cao

Cách kết nối của loa có trở kháng cao với các thiết bị âm thanh khác cũng rất đơn giản, đó là người dùng có thể mắc loa song song, đảm bảo tổng công suất loa nhỏ hơn hoặc bằng tổng công suất của amply là có thể hoạt động một cách trơn tru.

Nhìn chung, cách ghép nối phù hợp nhất là cần đảm bảo các yếu tố như:

  • Trở kháng của loa tương xứng với trở kháng ở amply
  • Công suất của amply gấp đôi công suất của loa là tốt nhất, hoặc nếu vẫn đảm bảo dùng được thì cần công suất amply lớn hơn một chút.
  • Kiểm tra kỹ các thông số âm trầm, trở kháng âm, tuyến tần số để xác định ghép nối phù hợp với các thiết bị khác.

Cách đo trở kháng amply

Cách đo trở kháng amply
Cách đo trở kháng amply

Sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo trở kháng đó là đồng hồ vạn năng. Sau đó đặt cuộn cảm nối tiếp điện trở. Từ từ kích thích mạch, xem đường giao giữa cuộn cảm và điện trở, hiệu điện thế đầu vào. Tiếp tục điều chỉnh sao cho điện áp bằng ½ điện áp vào. Như vậy là có thể xác định chính xác nhất giá trị của trở kháng. 

Hy vọng qua những chia sẻ trên về trở kháng là gì, các loại trở kháng cũng như cách ghép nối trở kháng phù hợp với dàn âm thanh sẽ giúp bạn hiểu hơn, từ đó để xử lý dễ dàng các vấn đề gặp phải khi ghép nối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *