Chúng ta thường nghe thấy 2 từ “trực giác” rất nhiều thế nhưng lại chưa thể định nghĩa trực giác là gì? Đâu là những dấu hiệu dấu hiệu người có trực giác tốt? Hãy cùng tham khảo bài viết của chúng mình để khám phá những thông tin mà bạn chưa biết về trực giác nhé.
Tóm tắt
Trực giác là gì?
Trực giác là một loại cảm giác có linh tính của con người. Nhờ có trực giác mà con người có thể thấu hiểu nhiều sự vật, hiện tượng ngay cả khi không có kiến thức gì về chúng.
Trong số các giác quan của con người thì trực giác còn được gọi với cái tên quen thuộc là giác quan thứ 6. Tức là với giác quan này thì con người có thể thấy rõ được những gì mà 5 giác quan còn lại không thể cảm nhận được.
Trên thực tế thì trực giác chính là sự đánh giá kết quả của một sự việc và hiện tượng. Không phải ai cũng có khả năng này cho nên nhiều người còn e ngại khi đưa ra các quyết định quan trọng. Trước khi đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó mà mình lại thiếu kiến thức, hãy cân nhắc cẩn thận xem trực giác của mình có hoàn toàn chính xác và tin tưởng được không để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Có nên tin vào trực giác?
Như đã nói, trực giác là một giác quan có thể cho chúng ta thấy tất cả những gì mà 5 giác quan còn lại không làm được, đồng thời trực giác của con người cũng được nuôi dưỡng, xây dựng từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Tương tự như trí thông minh hay khả năng tư duy phản biện, khả năng ghi nhớ thì trực giác là một loại năng lực tư duy cần được củng cố và vận dụng triệt để. Đây là cách giúp chúng ta phát triển bản thân một cách hiệu quả và đạt được nhiều thành công mang tính đột phá.
Thật ra, trực giác không phải là những phản ứng mà bạn nên phớt lờ hoặc điều chỉnh lại bằng logic. Bản thân nó là đánh giá của những gì chính chúng ta đã trải nghiệm hoặc tư duy trước đó. Theo cách hiểu này thì trực giác cũng là một dạng xử lý thông tin.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não của con người là một cỗ máy dự báo lớn. Nó thường xuyên so sánh cảm nhận và trải nghiệm mới với kho kiến thức và ký ức đã được lưu trữ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Các nhà khoa học gọi đó là một cấu trúc xử lý dự báo. Nó đảm bảo rằng bộ não của bạn luôn sẵn sàng đối phó với tình huống hiện tại theo cách tốt nhất. Nếu một sự sai lệch xảy ra, não sẽ tự động cập nhật lại mô hình nhận thức.
Nói tóm lại, trực giác xuất hiện khi bộ não của chúng ta ghi nhận một sự trùng hợp hoặc khác biệt giữa mô hình nhận thức cùng kinh nghiệm hiện tại, nhưng đặc biệt là nó chưa kịp chạm tới nhận thức tỉnh táo.
Ví dụ, bạn đang lái xe trên một con đường vắng vẻ trong đêm tối, bỗng thình lình trực giác mách bảo bạn phải đánh lái lệch sang bên đường. Đi tới gần một chút, bạn nhận ra bạn vừa tránh được một ổ gà khổng lồ.
Bạn thở phào vì đã biết cách lắng nghe trực giác và tránh được một tai nạn. Còn trên thực tế thì chiếc xe chạy phía trước đằng xa cũng thực hiện một động tác đánh lái tương tự, khiến cho bạn bắt chước một cách vô thức nhưng không nhận ra.
Khi bạn càng có nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định, bộ não sẽ có nhiều thông tin hơn để đối chiếu với trải nghiệm mới. Khi đó trực giác sẽ trở nên đáng tin cậy hơn. Cũng giống như sự sáng tạo thì trực giác có thể được cải thiện bằng kinh nghiệm.
Giác quan thứ 6 là gì? Dấu hiệu nhận biết giác quan thứ 6 của bạn
Những dấu hiệu người có trực giác tốt
Không dễ gì mà chúng ta phát hiện một ai đó có trực giác tốt nếu không có những dấu hiệu nhận biết được biểu hiện ra bên ngoài. Vậy theo bạn những dấu hiệu người có trực giác tốt là gì?
Họ có thể tái hiện lại toàn bộ giấc mơ
Với một người bình thường thì việc tái hiện là chi tiết toàn bộ giấc mơ là rất khó nếu không muốn nói là không thể. Nếu như có nhớ thì cũng chỉ được một vài chi tiết nổi bật nhất còn lại sẽ quên sạch.
Tuy nhiên, một người có trực giác tốt thường có đủ khả năng để tái hiện lại giấc mơ của mình đến những chi tiết nhỏ nhất. Đây là dấu hiệu nhận biết đầu tiên mà bạn có thể nhìn vào ai đó và đánh giá họ về trực giác.
Có thể tiên đoán gần đúng mọi chuyện
Một dấu hiệu người có trực giác tốt hay không đó chính là khả năng tiên đoán sự việc của họ.
Nếu bạn thường xuyên thấy họ đoán trúng ý của người khác hoặc luôn nắm bắt được kết quả của sự việc vậy thì chính xác họ là một người với trực giác nhạy bén. Có được khả năng này là do khả năng nắm bắt những tình hình xung quanh, suy luận tư duy để cho ra kết quả chuẩn xác.
Có thể nhìn thấu người khác
Việc thấu hiểu một ai đó ngay ở lần đầu tiên tiếp xúc là hoàn toàn khó khăn và không thể đối với người bình thường. Tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn có thể đối với người có trực giác mạnh mẽ.
Người có trực giác tốt có thể sẽ dựa vào hình dáng, cử chỉ và hành động của đối phương để đưa ra các đánh giá, nhận xét để rồi kết luận về tính cách của họ.
Có thể nhận biết lời nói dối
Thường thì những lời nói dối chỉ dành cho những người ngây thơ, không đánh giá sự việc sâu sắc. Chúng hoàn toàn không phải dành cho người có trực giác tốt.
Những người với trực giác tốt có khả năng phân biệt đúng sai thông qua cách diễn đạt của người nói và liên hệ tình hình thực tế, cho nên họ sẽ không dễ bị những lời nói dối đó qua mặt.
Chỉ cần nhìn vào ánh mắt hay những hành động của người khác mà người có trực giác tốt có thể nhận ra ai là người đang giả dối hay thật lòng với họ.
Hướng dẫn cách phát triển trực giác hiệu quả
Trực giác của phụ nữ là một giác quan đặc biệt, nhiều người cũng có thể sở hữu giác quan này nhưng mức độ lại không giống nhau. Có những người trực giác rất tốt và họ thường hành động đúng nhưng cũng có những người trực giác khá mờ nhạt nên dễ gặp phải thất bại. Vậy có cách nào để phát triển trực giác của bản thân hay không? Cùng tiếp tục xem thông tin bên dưới để biết rõ câu trả lời các bạn nhé.
Ngồi thiền rèn luyện trực giác
Chúng ta đều biết là những tín hiệu trực giác là rất khó xác định, nhất là trong bối cảnh xã hội đang tràn lan thông tin như hiện nay. Vì vậy việc dùng khoảng thời gian yên tĩnh có thể giúp con người cải thiện khả năng trực giác của mình một cách hiệu quả.
Phát triển trực giác là việc cần phải được làm thường xuyên nếu như bạn mong muốn mình đạt được khả năng đặc biệt này. Tuy nhiên thay vì một ngày ngồi thiền đến vài tiếng và bỏ qua nhiều ngày khác thì bạn có thể dành ra mỗi ngày vài phút, như vậy việc ngồi thiền sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn.
Nhận biết chính xác thời điểm trực giác lên tiếng
Nói giác quan thứ 6 này không liên quan gì tới 5 giác quan còn lại thì không phải bởi vì muốn rèn luyện có được trực giác thì bạn cần phải dựa vào những kết quả đã được nhận biết từ 5 giác quan đó.
Trong một tình huống không có sự sắp xếp từ trước thì trực giác có thể liên hệ với bạn bằng linh cảm như bỗng dưng sợ hãi, nổi da gà. Hoặc nó cũng có thể kết nối với bạn bằng những cảm giác như khó chịu trong người đối với những tình huống có kết quả không hay.
Ngược lại, nếu đó là tình huống tốt thì có thể bạn chỉ cảm thấy hơi hồi hộp nhưng vẫn tự tin rằng mình sẽ làm được.
Nói chung thì trực giác không phải lúc nào cũng xuất hiện cho chúng ta sử dụng một cách bừa bãi. Thay vào đó, nó sẽ xuất hiện vào thời điểm nhất định, muốn sở hữu khả năng này thì trước hết bạn cần nắm rõ được thời điểm mà trực giác của mình lên tiếng.
Mỗi ngày nên dành thời gian kiểm tra trực giác của mình
Nếu bạn đang mong muốn trực giác của mình được trở nên nhạy bén hơn vậy thì chắc chắn bạn sẽ phải dành thời gian để kiểm tra nó vào mỗi ngày.
Đây chính là hành động có ý thức, mục đích là để bản thân có thể nhận biết trực giác của bản thân mỗi khi mà nó xuất hiện.
Hãy chiêm nghiệm cuộc sống mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được trực giác của mình.
Luôn chú ý tới những giấc mơ của mình
Khi mà trong tâm trí của bạn có quá nhiều phiền não hoặc sự bận rộn thì trực giác cũng sẽ không rõ ràng. Vì vậy trong khi ngủ, toàn bộ tâm trí có ý thức sẽ được nghỉ ngơi, lúc này tiềm thức mới có không gian hoạt động. Hãy chú ý tới những giấc mơ của mình, cố gắng nhớ chi tiết chúng và phân tích để trực giác xuất hiện rõ ràng hơn nhé.
Luôn tin tưởng vào bản thân
Một người có lý trí và chắc chắn chỉ hành động theo lý trí mách bảo thì thường xuyên hoài nghi với những linh cảm của mình. Họ luôn phải suy nghĩ, đắn đo xem đâu mới là điều đúng đắn nhất, và đương nhiên người theo chủ nghĩa này thì thường không thể nào lựa chọn theo những gì con tim mách bảo.
Khi bạn không có niềm tin vào chính bản thân thì mọi chuyện sẽ được quyết định theo lý trí. Vì vậy dù mục đích là gì thì bạn cũng nên cho mình một bản kế hoạch thật chỉn chu, thực hiện theo để có niềm tin vào bản thân mà từ đó nâng cao vai trò của tiềm thức.
Nếu là con người lý trí thì việc rèn luyện cho trực giác là một điều vô cùng khó khăn. Hãy học cách tin tưởng vào bản thân mình và cho con tim cơ hội để chứng tỏ vai trò của nó trong những quyết định quan trọng của bạn.
Như vậy là chúng mình đã cùng các bạn tìm hiểu trực giác là gì, dấu hiệu người có trực giác tốt cũng như cách phát triển nó. Chúc các bạn áp dụng thành công và có một đời sống thú vị.