Truyện ngắn là gì? Đặc điểm, ví dụ các tác phẩm truyện ngắn hay

Truyện ngắn là thể loại văn học mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất. Thể loại truyện ngắn là gì? Đặc điểm, đặc trưng của truyện ngắn là gì? Cùng Palada.vn tìm hiểu về thể loại truyện ngắn qua bài viết này nhé.

Truyện ngắn là gì?

Truyện ngắn là một thể loại văn học, thường là những câu chuyện kể bằng văn xuôi ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa. 

Truyện ngắn là những câu chuyện kể bằng văn xuôi ngắn gọn và súc tích
Truyện ngắn là những câu chuyện kể bằng văn xuôi ngắn gọn và súc tích

Thông thường, truyện ngắn có dung lượng chỉ từ vài dòng đến vài chục trang.

Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào 1 tình huống hoặc 1 chủ đề nhất định. khác với tiểu thuyết chứa đựng nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường bị hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài được như tiểu thuyết.

Lịch sử thể loại truyện ngắn 

Ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn coi các loại truyện ngắn là một thể loại tiểu thuyết, hay còn gọi là “tiểu thuyết ngắn” để  phân biệt các thể loại tiểu thuyết. 

Ở các nước phương Tây, thể loại truyện ngắn xuất hiện trên tạp chí vào đầu thế kỷ 19, đỉnh cao là những tác phẩm xuất sắc tiêu biểu về văn hóa Nga của Chekhov và trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến của văn học thế kỷ 20. Mặc dù trước đó, thể loại truyện ngắn tồn tại dưới hình thức văn học dân gian truyền miệng nhưng chỉ  khi có sự xuất hiện ồ ạt của tầng lớp độc giả biết chữ vào thế kỷ 19 thì truyện ngắn mới thực sự hình thành và phát triển cho đến ngày nay.

Đặc điểm của truyện ngắn

Cốt truyện ngắn 

Cốt truyện của truyện ngắn thường giới hạn về thời gian và không gian. Nó sẽ chỉ tập trung vào một khoảnh khắc để xây dựng tình huống truyện. Qua đó tính cách của nhân vật sẽ được bộc lộ, đồng thời vấn đề cũng được phơi bày một cách rõ ràng.

Đặc điểm của truyện ngắn
Đặc điểm của truyện ngắn

Kết cấu truyện ngắn

Truyện ngắn đòi hỏi một kết cấu chặt chẽ, ngắn gọn, tự nhiên

Nhân vật trong truyện ngắn

Truyện ngắn thường xây dựng được những nhân vật điển hình, tác giả tập trung ống kính vào một vài khoảnh khắc của đời người. Truyện ngắn thường ít nhân vật do dung lượng ngắn, thường là một hoặc hai nhân vật chính, kèm theo đôi ba nhân vật phụ. Là một hình thức tự sự nên truyện ngắn thường hướng tới việc thể hiện một bước ngoặt, một trạng thái nhân vật.

Đề tài, nội dung truyện ngắn 

Đề tài, nội dung truyện ngắn có thể lấy ở nhiều mặt, nhiều vấn đề của cuộc sống, mang tính chất thời sự xã hội, phần lớn là vấn đề đời tư cá nhân

Việc lựa chọn đề tài, nội dung trong tác phẩm chịu sự chi phối bởi “nhãn quan” của nhà văn. Nhà văn luôn đứng trên mọi quan hệ giai cấp, mọi sự ràng buộc của hệ tư tưởng để nói lên tiếng nói lẽ phải của chân lý, cuộc đời. 

Phương thức kể chuyện của truyện ngắn  

Tác giả thường dùng nhiều cách kể chuyện, có thể sử dụng các hình thức kể hỗn hợp. Có hai hình thức kể chuyện trong truyện ngắn  phổ biến là: 

  • Tường thuật lại quá trình, diễn biến của sự việc 
  • Miêu tả lại diễn biến của sự kiện

Để nhận thức phương thức kể chuyện, người ta sẽ căn cứ vào các tình huống kể chuyện: 

  • Tình huống khách quan: Tác giả đứng ngoài để kể lại điều xảy ra
  • Tình huống chủ quan: Tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trò làm nhân vật chính của tác phẩm để kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc mối quan hệ giữa người với người, hoặc phân tích, bình luận chung các chi tiết trong truyện ngắn.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn

Ngôn ngữ truyện ngắn thường ngắn gọn, cô đọng và súc tích. Văn phong truyện ngắn đóng vai trò quan trọng, tạo nên phong cách riêng của nhà văn. Giọng văn quyết định hình thức tổ chức kết cấu truyện ngắn và nội dung tư tưởng.

Lời văn truyện ngắn bộc lộ, giải bày, suy ngẫm về thế thái nhân tình sẽ hình thành truyện ngắn trầm tư, thế sự; lời văn trần thuật tạo nên đề tài châm biếm, đả kích; lời văn phân tích, mổ xẻ những vấn đề thời sự xã hội thể hiện tính hiện thực cao. Vì vậy, lời văn hay ngôn ngữ truyện ngắn là yếu tố quan trọng cho nghệ thuật viết truyện ngắn.

Ví dụ về truyện ngắn

Một số tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng đã học:

  • Chí Phèo, tác giả Nam Cao
Truyện ngắn nổi tiếng Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Truyện ngắn nổi tiếng Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
  • Tôi đi học, tác giả Thanh Tịnh
  • Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả Tô Hoài
  • Đất rừng phương Nam, tác giả Đoàn Giỏi
  • Bức tranh của em gái tôi, tác giả Tạ Duy Anh

Văn xuôi là gì? Cách viết, thể loại văn xuôi và cho ví dụ

Trên đây là những thông tin về thể loại truyện ngắn là gì, đặc điểm của truyện ngắn. Các tác phẩm truyện ngắn để đọc, dễ cảm nên được nhiều người yêu thích. Cũng bởi vậy mà các tác phẩm trong chương trình học của học sinh các cấp có sử dụng rất nhiều các văn bản thuộc thể loại truyện ngắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *