Từ chỉ hoạt động là gì? Ví dụ và bài tập về từ chỉ hoạt động

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, các bạn học sinh sẽ được tìm hiểu về khái niệm từ chỉ hoạt động là gì. Để chuẩn bị tốt cho nội dung kiến thức mới này, Palada.vn sẽ tổng hợp những trọng tâm kiến thức mà các bạn học sinh cần hiểu và ghi nhớ. Cùng với đó là những bài tập minh họa dễ hiểu, cùng tham khảo nhé.

Từ chỉ hoạt động là gì?

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ mọi hoạt động của con người, con vật mà chúng ta có thể nhìn thấy được bên ngoài. 

Ví dụ: Các từ chỉ hoạt động: đánh, chạy, nhảy,…

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ mọi hoạt động của con người, con vật
Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ mọi hoạt động của con người, con vật

Từ chỉ hoạt động có phải là động từ?

Động từ được hiểu là những từ chỉ hành động, trạng thái của con người hoặc động vật. 

Động từ gồm 2 loại là nội động từ (động từ chỉ có chủ ngữ) và ngoại động từ (động từ có chủ ngữ là tân ngữ)

Sự phân biệt các nhóm động từ sẽ dựa trên mặt ngữ pháp, phân biệt 2 nhóm động từ quan trọng

  • Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo,…
  • Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lý như thích thú, biết, hiểu, lo lắng, sợ, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

Trong cả 2 loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ. Cụ thể:

  • Nội động từ là động từ biểu thị hành động hoặc trạng thái không tác động trực tiếp tới đối tượng nào khác (ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ).
  • Ngoại động từ là động từ biểu thị hành động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác (đào, bắt, xây, viết, nhặt, sản xuất).

Từ chỉ trạng thái khác gì từ chỉ hoạt động? 

Từ chỉ trạng thái chỉ sự vận động bên trong của sự vật mà ta không thể nhìn thấy ở bên ngoài và khó kiểm soát được khác với từ chỉ hoạt động có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt. Từ chỉ trạng thái có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ tùy vào ngữ cảnh của câu.

Từ chỉ trạng thái chỉ sự vận động bên trong của sự vật 
Từ chỉ trạng thái chỉ sự vận động bên trong của sự vật

Ví dụ về từ chỉ trạng thái như: vui, buồn, yêu, ghét,…Các từ chỉ trạng thái tồn tại như còn, hết,…, các từ chỉ trạng thái tiếp thu như được, bị, chịu,…Các từ chỉ trạng thái biến hoá như thành, hoá,…các từ chỉ trạng thái so sánh như bằng, hơn, ít hơn,…

Từ chỉ trạng thái chỉ sự tồn tại của một sự vật. Về ngữ pháp, từ chỉ trạng thái có ngữ pháp giống với tính từ, chúng có thể làm vị ngữ trong câu.

Sự vật là gì? Từ chỉ sự vật là gì? Ví dụ và bài tập

Bài tập về từ chỉ hoạt động

Bài 1: Tìm

  • 5 từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng chữ đ

Gợi ý: đánh, đấm, đá, đập, đẽo, đục,…

  • 5 từ chỉ hoạt động trạng thái

Gợi ý: buồn, vui, sầu, lụy, chán,…

  • 5 từ chỉ hoạt động của học sinh

Gợi ý: viết, học, đọc, chép, đánh vần,…

Bài 2: Xác định các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:

“Một buổi sáng mùa xuân mới, trăm hoa khoe sắc, vịt con vui vẻ gọi gà con ra vườn chơi. Vịt con rủ gà con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên chú gà con mổ bắt sâu thật dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên thật khó để chú ta mổ trúng sâu. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới để giúp đỡ vịt.”

Đáp án: Từ chỉ hoạt động: gọi, rủ, chơi, bắt, mổ, bắt sâu, chạy.

Bài 3: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật trong những câu sau:

  1. a) Con trâu ăn cỏ.
  2. b) Đàn bò uống nước dưới sông.
  3. c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.

Đáp án:

Câu a, “ăn” từ chỉ hoạt động

Câu b, “uống” là từ chỉ hoạt động

Câu c, “tỏa” là từ chỉ trạng thái

Bài 4: Trong các từ sau, hãy tìm từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái?

“buộc, thức, lăn, phát triển, giơ, cắt, bay, ngủ, lấp, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”

Đáp án:

  • Trong các từ trên, từ chỉ hoạt động là các từ: buộc, lăn, lấp, cắt, bay, giơ, ngồi.
  • Từ chỉ trạng thái là các từ: thức, phát triển, ngủ, nghi ngờ, tưởng tượng.

Trên đây, là những kiến thức trọng tâm của nội dung kiến thức về từ chỉ hoạt động. Để học phần kiến thức này, các bạn học sinh cần chú ý ôn tập phần lý thuyết đồng thời thực hành làm nhiều bài tập để làm quen ngữ pháp tiếng Việt, từ đó tạo tiền đề vững chắc cho phần luyện từ và câu lớp 3.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *