Tự mãn là gì? Dấu hiệu và cách chế ngự tính tự mãn

Khoảng cách từ tự tin cho đến tự mãn là một ranh giới vô cùng mong manh. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu tự mãn là gì, dấu hiệu và cách chế ngự để tránh những ảnh hưởng tiêu cực cả trong công việc và cuộc sống.

Tự mãn nghĩa là gì?

Tự mãn là một khái niệm được sử dụng để mô tả một đặc điểm tính cách luôn hài lòng với những gì đã làm được mà không cần cố gắng hơn nữa. Dễ thỏa mãn, không có ý chí cầu tiến rõ ràng không phải là những đức tính tốt, không thể đóng góp tích cực cho sự phát triển của một cá nhân.

Một người tự mãn
Một người tự mãn

Dẫu biết là xấu nhưng sự tự mãn vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống. Có một ranh giới vô cùng mong manh giữa sự tự tin và tự mãn.

Các dấu hiệu của sự tự mãn là gì?

Ngày nay không có nhiều người nhận ra rằng họ tự mãn. Đơn giản vì đôi khi sự tự mãn là một biến thể của sự tự tin không thể kiềm chế. Dưới đây là một số biểu hiện của tự mãn phổ biến nhất mà chúng ta có thể bắt gặp.

Biểu hiện của tự mãn trong cuộc sống
Biểu hiện của tự mãn trong cuộc sống

Luôn cho rằng mình đúng

Biểu hiện phổ biến nhất của sự tự mãn chắc chắn là luôn cho rằng mình đúng. Những người quá tự tin đến mức nhìn mọi thứ một cách phiến diện. Vì vậy, họ khăng khăng cho rằng mình luôn đúng, coi thường ý kiến của người khác.

Người tự mãn sẽ không bao giờ thừa nhận mình sai trong bất kỳ tình huống nào. Điều này để lại ấn tượng xấu với những người từng phải làm việc chung với họ. Nếu không khắc phục ngay thì những người này sẽ không thể dễ dàng giao tiếp và cộng tác với mọi người xung quanh.

Tự coi mình là trung tâm 

Tính cách tự mãn khiến bạn cho rằng mình hoàn toàn đúng, rằng mình quan trọng với mọi người. Họ luôn muốn được quan tâm, nhắc đến trong công việc lẫn cuộc sống. Khi làm việc, dù lớn hay nhỏ thì người tự mãn cũng có xu hướng phóng to và quan trọng hóa mọi việc.

Vì luôn cho rằng mình giỏi và không cần đến ai nên những người tự mãn có xu hướng không thích lắng nghe ý kiến của người khác cho dù đó có là lời khuyên chân thành. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả tai hại là bạn sẽ trở thành một người ích kỷ, vụ lợi và luôn so sánh, đố kỵ với những người hơn mình.

Coi thường người khác

Khó ai có thể lọt vào mắt xanh của những người có tính cách tự mãn. Họ luôn cho rằng mình là nhất, không ai bằng mình. Nhóm người này thường có thái độ rất trịch thượng, khá bảo thủ và độc đoán, coi thường những người xung quanh.

Đặc điểm tính cách này khiến những người tự mãn có khả năng bị cô lập, nhưng họ luôn cho rằng vì mình giỏi nên bị bắt nạt và đố kỵ. Điều này làm cho sự tự mãn trở nên tồi tệ hơn và khiến việc giao tiếp và kết nối với những người xung quanh trở nên khó khăn hơn.

Không tôn trọng người lớn

Nếu được hỏi biểu hiện khó chịu nhất của sự tự mãn là gì, thì đó chính là sự thiếu tôn trọng. Luôn tự cho mình là trung tâm của vũ trụ, người tự mãn thậm chí còn thiếu tôn trọng người lớn tuổi. Họ có thái độ xấc xược, coi thường ý kiến của cấp trên, thậm chí có lúc còn xúc phạm người lớn khi bị góp ý.

Nguyên nhân của sự tự mãn

Tính tự mãn là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Vậy nguyên nhân của sự tự mãn là gì?

Nguyên nhân của sự tự mãn
Nguyên nhân của sự tự mãn

Cho rằng mình đứng đầu

Có một số người luôn cho rằng mình giỏi, làm được nhiều thứ dù chưa kiểm chứng thực tế. Nếu cứ chìm trong suy nghĩ này mà không trải nghiệm thực tế thì lâu ngày họ sẽ sinh ra bệnh tự mãn.

Với những người như vậy, họ chỉ giỏi nói chứ có khi làm rồi sẽ chẳng đi đến đâu. Một số trường hợp khác nếu làm được suôn sẻ thì bệnh tự mãn càng nặng hơn.

Suy nghĩ nông cạn

Nguyên nhân của sự tự mãn một phần đến từ việc một người chưa có sự hiểu biết đủ sâu sắc về cuộc sống. Họ thường coi thường và bỏ qua những gì mọi người vẫn quan tâm, chỉ xem việc của mình là tốt nhất.

Những người như thế này thường hạ thấp mục tiêu của những người xung quanh. Họ cho rằng những gì người khác làm đều tầm thường, không đáng quan tâm và mục tiêu của bản thân luôn cao cả.

Tác hại của thói tự mãn

Tính tự mãn khiến con người ngày càng ảo tưởng về bản thân, chủ quan dẫn đến tụt hậu và dễ mắc phải “ếch ngồi đáy giếng”. Không chỉ vậy, căn bệnh tự mãn này thường mang đến rất nhiều tác hại làm ảnh hưởng đến cả cuộc sống và sự nghiệp của bạn.

Tác hại của thói tự mãn
Tác hại của thói tự mãn

Tự mãn khiến công việc trì trệ

Người tự mãn luôn cho rằng mình sẽ làm tốt, không cần nhiều thời gian như người khác. Điều này hình thành tâm lý ỷ lại, không có kế hoạch cụ thể khi làm bất cứ điều gì. Họ luôn để công việc phải hoàn thành cho đến khi đến hạn và họ tin rằng mình sẽ làm tốt mọi việc.

Nếu họ làm tốt, họ cho rằng họ giỏi, còn nếu họ không làm được, đó không phải là lỗi của họ. Nếu tác hại của tự mãn kéo dài thì chắc chắn công việc của bạn sẽ gặp trục trặc, trì trệ hoặc đạt kết quả không như mong muốn.

Mất nhiều mối quan hệ

Việc một người luôn cho mình là giỏi, luyên thuyên về thành tích của mình thường khiến những người xung quanh thấy ngạc nhiên và sau đó là khó chịu. Tính tự mãn khiến người ta chỉ tin vào suy nghĩ của mình và muốn người khác làm theo khi làm việc nhóm.

Điều này dễ khiến bạn nảy sinh một số bất đồng với những người cùng nhóm, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung. Những bất đồng trong công việc có thể dẫn đến một số mối quan hệ trở nên xa cách. Không ai muốn ở bên một người chẳng bao giờ lắng nghe quan điểm của người khác.

Ảnh hưởng đến sự nghiệp

Tâm lý luôn hài lòng với những gì đạt được dễ khiến con người ta có tâm lý không cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Nếu bạn quá tự tin và hài lòng sớm với những gì mình đã đạt được mà không chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, thì bạn rất dễ bị vượt qua cho dù xuất phát điểm của bạn có tốt đến đâu.

Cách chế ngự sự tự mãn

Như đã nói ở trên, ranh giới giữa tự tin và tự mãn là rất nhỏ. Vậy nên đôi khi, bạn không nhìn rõ mình đang ở đâu. Vậy làm thế nào để phát hiện những dấu hiệu của bệnh tự mãn và khắc phục nó trước khi căn bệnh này ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn.

Chế ngự sự tự mãn
Chế ngự sự tự mãn

Tập thói quen nhìn và hiểu thấu chính mình

Vấn đề chung của những người tự mãn là không biết kiểm soát cảm xúc của chính họ. Họ thường vui buồn thái quá và thể hiện cảm xúc cực đoan so với những người khác. Nếu bạn muốn kiểm soát bản thân thì trước tiên hãy tập thói quen nhìn lại và phân tích hành động và suy nghĩ của mình.

Điều này giúp bạn hiểu rõ ràng đó có phải là điều bạn đang muốn nói, muốn làm hay không và nó có ảnh hưởng đến mọi người xung quanh hay không. Bên cạnh đó, hãy tập quan sát cảm xúc của mọi người để dễ dàng kết nối và thấu hiểu mọi người.

Tự phụ là gì? Sự khác biệt giữa tự phụ, tự ti, tự trọng

Khiêm tốn là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của người có tính khiêm tốn

Lắng nghe ý kiến chân thành từ những người xung quanh

Những người thật sự tốt thì họ sẽ đưa ra lời khuyên và đề xuất trung thực. Muốn bước này thành công thì phải học cách lắng nghe người khác, tức là đặt mình vào vị trí của họ để suy nghĩ và phân tích. Điều này không chỉ giúp bạn thấu hiểu và hòa đồng với những người xung quanh hơn mà còn loại bỏ dần tính tự mãn trong con người.

Kết nối nhiều hơn, tăng sự trải nghiệm

Sở dĩ bạn luôn cho rằng mình giỏi, mình đúng bởi vì kiến thức và kinh nghiệm của bạn chưa phong phú. Bạn không biết nhiều nên mới dễ tự mãn. Do đó, hãy tăng cường kết nối với mọi người xung quanh, trò chuyện để hiểu hơn mọi người nghĩ gì trước khi vội kết luận.

Có thể thấy rằng căn bệnh tự mãn cực kỳ có hại cho cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc của bạn về tự mãn là gì, dấu hiệu cũng như cách chế ngự. Hãy tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất trên website của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *