Văn hoá giao thông là thuật ngữ được chúng ta nhắc đến nhiều từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Vậy bạn có hiểu văn hoá giao thông là gì và biểu hiện như thế nào thì được coi là người có văn hoá khi tham gia giao thông? Cùng tìm hiểu nội dung chi tiết và các vấn đề liên quan qua bài viết bên dưới.
Tóm tắt
Khái niệm văn hóa giao thông là gì?
Trước hết, chúng ta cần hiểu định nghĩa về văn hoá trước khi tìm hiểu văn hoá giao thông là gì? Văn hoá là từ để chỉ trình độ phát triển của loài người và xã hội. Nó được biểu hiện ở các kiểu và hình thức tổ chức trong đời sống và hành động của con người và những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra.
Khái niệm văn hoá giao thông theo đó, cũng là ý thức, thái độ của con người khi tham gia giao thông. Hiểu theo cách khác thì đó là trình độ phát triển của loài người trong lĩnh vực giao thông, được biểu hiện qua các hành động di chuyển.
Văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hoá ở nơi công cộng. Chúng là tập hợp các cách thức ứng xử, chấp hành quy định của pháp luật trong giao thông, là tuân thủ chuẩn mực đạo đức khi đang tham gia giao thông. Ngoài ra, văn hoá còn là sự tự giác và gương mẫu với Luật giao thông. Các hành vi ứng xử phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, sau đó thực hiện đúng luật, tôn trọng những người có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản và trật tự công cộng.
Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông
Khi văn hoá ứng xử giao thông được thực hiện một cách tự giác thì khi đó, ý nghĩa văn hoá giao thông đã được thực hiện, cụ thể:
– Tạo nên một cơ sở vững chắc cho nền giao thông hiện đại, văn minh.
– Hạn chế tình trạng tắc đường, các tai nạn giao thông trong điều khiển hạ tầng giao thông của quốc gia.
– Thực hiện đúng văn hoá khi tham gia giao thông tạo ra môi trường giao thông an toàn, thân thiện, nhân ái cho con người và vì con người.
Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông
Khi lưu thông trên đường, ngoài lợi ích của bản thân thì chúng ta còn phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Trước hết là việc hiểu và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ những quy định của luật giao thông. Khi lưu thông trên đường cần phải có tính cộng đồng, cư xử có văn hoá, từ tốn và bình tĩnh giải quyết mọi sự việc xảy đến với mình.
Làm thế nào để xây dựng và nâng cao văn hóa giao thông?
Nhiều ý kiến về văn hoá giao thông cho rằng, thanh niên, học sinh có vai trò quan trọng với cả hệ thống giao thông. Đây cũng chính là bộ phận có thể giảm thiểu được tai nạn cũng như ùn tắc, sự cố trên đường. Khi ý thức được nâng cao, hệ thống giao thông ở Việt Nam sẽ dễ dàng đạt được như văn hoá giao thông ở Nhật Bản – một nền văn hoá tiêu biểu.
Những giải pháp nâng cao văn hoá giao thông từ lâu đã được đề ra cho toàn thể mọi người. Với các cơ quan quản lý, những người có trách nhiệm thi hành công vụ thì ngoài việc đưa ra luật, họ còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát người dân thi hành luật an toàn giao thông. Với người dân thì chúng ta cần chấp hành nghiêm túc và ứng xử văn hoá khi tham gia giao thông. Một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông như:
– Chủ động tham gia các hoạt động có liên quan đến an toàn giao thông. Lực lượng thanh niên đóng vai trò xung kích, là nòng cốt để giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
– Nâng cao ý thức của bản thân cũng như người thân từ những hành động nhỏ nhất: Đỗ xe đúng phần đường, không dùng ô che, dàn hàng khi điều khiển xe,…
– Cùng nhau nâng cao khẩu hiệu về an toàn giao thông, tích cực tuyên truyền những hoạt động ý nghĩa để mọi người cùng biết và thực hiện.
Biểu hiện của văn hóa khi tham gia giao thông
Một số biểu hiện cụ thể để xây dựng văn hoá giao thông hiện nay:
– Không vi phạm hoặc tiếp tay cho những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
– Không đua xe tự do hoặc cổ vũ đua xe hay các hành vi trái phép khác.
– Không uống rượu bia hoặc các chất kích thích khi điều khiển phương tiện.
– Phê phán, lên án, tố cáo mạnh mẽ các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
– Đi đúng phần, làn đường với tốc độ cho phép theo quy định.
– Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, chấp hành hệ thống biển báo và đèn báo hiệu trên đường.
– Đảm bảo sức khỏe và tinh thân khi trực tiếp lái các phương tiện.
– Hỗ trợ lực lượng chức năng, giúp đỡ người đi đường khi có điều kiện.
– Khi gặp tai nạn, bình tĩnh xử lý, ứng xử văn minh, lịch sự.
Tất cả đều tự giác và cùng nhau thực hiện thì có thể góp phần đưa văn hóa tham gia giao thông quốc gia nên một nền văn minh mới. Ngoài việc hiểu được nội dung thì mỗi người cần thực hiện văn hoá khi tham gia giao thông một cách nghiêm túc. Vì một thế hệ con em chúng ta có một hệ thống giao thông an toàn, hiện đại, mỗi người chúng ta hãy là một tấm gương sáng nhé!