Vần lưng là gì? Vần chân là gì? Tác dụng, cách gieo, ví dụ

Giao vần chính là một trong các phép tu từ Tiếng Việt giúp bài thơ hay và có vần điệu hơn. Ở bài viết này, hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về khái niệm vần lưng là gì? Vần chân là gì? Tác dụng, cách gieo vần thông qua các ví dụ cụ thể  nhé.

Vần là gì?

Vần thơ là yếu tố khách quan và cần thiết trong thơ ca của bất kì dân tộc nào. Trong thơ truyền thống, vần thơ là yếu tố bắt buộc và phải thực hiện một cách nghiêm ngặt. Yêu cầu ấy đã đi vào tiềm thức của mọi người.

Khái niệm vần trong thơ ca
Khái niệm vần trong thơ ca

Vần là hiện tượng hoà phối tương ứng về mặt âm thanh giữa các đơn vị ngôn ngữ ở những vị trí nhất định nhằm liên kết các vế tương đương trong ngôn từ thi ca.

Trên quan điểm ngôn ngữ học, một ngôn từ thơ ca được phân biệt với ngôn từ văn xuôi ở chỗ, nếu ở ngôn từ văn xuôi, các đơn vị ngôn ngữ xuất hiện một cách tự nhiên, liền mạch theo thứ tự xuôi chiều. Trong khi đó ngôn từ thơ ca chúng được phân chia thành các vế tương đương chiếu ứng lên nhau ở những vị trí nhất định. 

Một vế tương đương nhỏ nhất trong ngôn từ thơ ca là một nhịp. Giữa các vế tương đương thường có sự liên kết và chiếu ứng lên nhau về mặt âm thanh. Một trong những phương tiện liên kết thơ ca chính là tính tương đương. Nếu không có nhu cầu liên kết các vế tương đương về mặt âm thanh thì sẽ không có hiện tượng hiệp vần dù trong ngôn từ thường xuất hiện dày đặc các đơn vị âm thanh tương đồng. 

Chức năng của vần

Vần có vai trò hết sức quan trọng trong sự vận động hình thành thể loại. Trong quá trình vận động để tạo vần và thực hiện chức năng liên kết, vần có mối quan hệ chặt chẽ với nhịp. Vần giúp nhấn mạnh và tạo cơ sở để xác định nhịp thơ, cùng với nhịp thơ tạo nên sức biểu cảm riêng cho ngôn từ thơ ca. 

Vần có tác dụng liên kết các câu thơ
Vần có tác dụng liên kết các câu thơ

Tóm lại, vần thơ thực hiện các chức năng sau đây: 

– Vần thơ, trước hết có chức năng liên kết. Ở các khổ thơ, bài thơ có vần, vần như sợi dây ràng buộc giữa các dòng thơ (câu thơ) lại với nhau. Do đó, giúp cho việc đọc thơ được thuận miệng, nghe được thuận tai và làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

– Hiệp vần có tác dụng tạo nên những tiếng vọng theo chu kỳ, đảm bảo mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các đơn vị ngữ điệu.

– Vần thực hiện chức năng nhấn mạnh sự ngừng nghỉ của nhịp và xác lập mối quan hệ giữa vần và nhịp. 

– Vần liên kết các vế tương đương trong ngôn từ thơ ca. Cho nên, có thể nói, ngắt nhịp chính là tiền đề của hiện tượng hiệp vần nhưng ở chiều ngược lại, chính vần cũng có tác động trở lại đối với nhịp. Sự tác động này được biểu hiện ở chỗ, khi nhịp có sự hỗ trợ của vần thì chỗ ngừng, chỗ ngắt sẽ trở nên rõ ràng hơn, lâu và đậm hơn. Hay nói cách khác, vần có chức năng là nhấn mạnh sự ngừng nhịp.

– Vần có chức năng biểu trưng ngữ nghĩa. Trong một dòng thơ, từ hoặc tiếng mang vần luôn luôn được nhấn mạnh, trở thành tiêu điểm của dòng thơ. Do đó, vần không chỉ là hiện tượng ngữ âm thuần tuý mà ở trong nhiều trường hợp, vần có chức năng biểu đạt ý nghĩa nghĩa cho câu thơ, bài thơ.

Vần lưng là gì?

Vần lưng là vần thường được gieo ở vị trí giữa dòng thơ.

Cách gieo vần lưng là bạn chỉ cần đặt vần ở vị trí giữa các câu thơ.

Vần lưng được xem là một hiện tượng đặc biệt của vần luật trong thơ Việt Nam. Tác dụng của vần lưng là làm cho câu thơ có nhịp điệu, dễ thuộc, dễ nhớ.

Cách gieo vần lưng đã làm giàu thêm nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam.

Vần lưng là vần thường được gieo ở vị trí giữa dòng thơ
Vần lưng là vần thường được gieo ở vị trí giữa dòng thơ

Ví dụ vần lưng:

“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát”

=> Gieo vần lưng: xưa – trưa

Vần chân là gì?

Vần chân là hình thức gieo vần sử dụng phổ biến nhất trong thơ ca Việt Nam. Vần chân thường được gieo vào vị trí cuối dòng thơ. Cách gieo vần chân là đặt vần vào vị trí cuối mỗi câu thơ.

Tác dụng của vần chân là đánh dấu cho sự kết thúc của dòng thơ, tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ.

Vần chân rất đa dạng thể loại: khi liên tiếp, khi gián cách, khi ôm nhau và khi hỗn hợp các loại trên.

Vần chân thường được gieo vào vị trí cuối dòng thơ
Vần chân thường được gieo vào vị trí cuối dòng thơ

Ví dụ về vần chân:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

=> Gieo vần chân: ơi – vơi

Thể thơ 5 chữ là gì? Đặc điểm, tác dụng, cách làm thơ 5 chữ

Trên đây là những thông tin về khái niệm vần chân và vần lưng là gì, tác dụng và những ví dụ cụ thể về cách gieo vần lưng và vần chân. Thông qua các bài thơ của những tác giả nổi tiếng, bạn dễ dàng nhận ra cách mà họ gieo vần, tạo nhịp điệu uyển chuyển cho tác phẩm thơ ca của mình. Tại sao bạn không thử tự mình sáng tác một bài thơ theo 2 cách gieo vần phổ biến này nhỉ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *