Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển hiện nay thì thuật ngữ website đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Vậy website là gì? Làm thế nào để tạo được một website cho riêng mình? Hãy cùng PALADA.VN khám phá điều thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt
- 1 Website là gì?
- 2 Hướng dẫn tạo website bằng wordpress
- 2.1 Bước 1: Tiến hành đăng ký domain
- 2.2 Bước 2: Đầu tư mua hosting
- 2.3 Bước 3: Thực hiện trỏ domain về hosting
- 2.4 Bước 4: Cài đặt trong WordPress
- 2.5 Bước 5: Cài đặt nền cho cho website
- 2.6 Bước 6: Cài đặt phần Plugin cho website
- 2.7 Bước 7: Cài đặt Google Search Console
- 2.8 Bước 8: Cài đặt Google Analytic
- 3 Những điều bạn nên biết khi tạo website
- 3.1 Thiết kế website là gì?
- 3.2 Quản trị website là gì?
- 3.3 Traffic website là gì?
- 3.4 Hosting website là gì?
- 3.5 Audit website là gì?
- 3.6 Cập nhật website là gì?
- 3.7 E-commerce website là gì?
- 3.8 Bảo mật website là gì?
- 3.9 Index website là gì?
- 3.10 Sitemap website là gì?
- 3.11 Sale website là gì?
- 3.12 Banner website là gì?
- 3.13 Layout website là gì?
- 3.14 Mã nguồn website là gì?
- 3.15 Bảo trì website là gì?
- 3.16 Nền tảng website là gì?
- 4 Các nền tảng cho phép tạo website đơn giản
Website là gì?
Website có thể được định nghĩa là một tập hợp các trang web thường sẽ chỉ nằm trong 1 tên miền hay tên miền phụ trên “world wide web” của hệ thống mạng Internet. Mỗi một trang web chính là một tập tin có dạng HTML hoặc XHTML để người dùng có thể truy cập để sử dụng bằng giao thức HTTP.
Nếu chỉ nghe qua khái niệm đầy thuật ngữ chuyên môn như thế này thì chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy khá trừu tượng và khó hiểu. Để dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể định nghĩa website là gì theo cách giải thích nôm na dưới đây.
Bạn hãy tưởng tượng mạng internet giống như một thị trường chuyên cung cấp mặt hàng chính là những kênh thông tin. Vậy khi đó website chính là một văn phòng hay một cửa hàng. Thông thường, website sẽ là nơi bao hàm rất nhiều thông tin giới thiệu về hình ảnh, sản phẩm cũng như dịch vụ mà một doanh nghiệp hay đơn vị nào đó đang cung cấp.
Hoặc cũng có đôi khi bạn sẽ giới thiệu bất cứ thông tin gì tuỳ thuộc vào mục đích nhu cầu của người sở hữu. Nói một cách khác ngắn gọn hơn thì, có lẽ sẽ không quá khi cho rằng website chính là một bộ mặt vô cùng quan trọng của bất cứ cá nhân, đơn vị, tổ chức nào. Đây cũng là nơi riêng biệt để tiếp đón và giao dịch, trao đổi với những đối tác khách hàng ở kênh trực tuyến.
Và theo định nghĩa đã nói như trên thì chúng ta có thể nhận thấy các loại website hiện nay được thành lập và hoạt động với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như website bán hàng, website doanh nghiệp, website của trường học, website bệnh viện, website tổ chức, website cá nhân,….
Hướng dẫn tạo website bằng wordpress
Bước 1: Tiến hành đăng ký domain
Để có thể tạo được website, trước tiên bạn cần phải có domain hay còn được gọi là tên miền website, ví dụ cụ thể như là các đuôi: yahoo.com, google.com, vnexpress.net chẳng hạn.
Và mỗi 1 website thì cần tới một domain, bạn sẽ phải trả phí sử dụng theo mỗi năm hoặc bạn cũng có thể mua với gói thời hạn nhiều năm hơn. Các năm tiếp theo đó các nhà cung cấp sẽ có nghĩa vụ nhắc nhở để bạn đóng tiền gia hạn tiếp.
Bạn nên lựa chọn các tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc và nên ưu tiên các tên miền phổ biến như .com, .net vì như vậy độ tin cậy với người sử dụng cao hơn.
Bước 2: Đầu tư mua hosting
Hosting hay còn được gọi là hosting server là máy chủ mà nơi bạn sẽ lưu trữ tất cả các loại dữ liệu của website cũng như mã nguồn WordPress. Các dữ liệu có dạng như bài viết, hình ảnh, âm thanh hoặc các ứng dụng thì đều được lưu trữ ở hosting này.
Mỗi lần người đọc tiến hành truy cập vào website của bạn thông qua domain mà bạn mua ở trên thì cùng lúc đó hosting server cũng sẽ gửi dữ liệu sang trang website đến thiết bị và hiển thị trang web lên trình duyệt của người dùng.
Tốc độ nhanh hay chậm của website phụ thuộc rất lớn vào hosting server. Đặc biệt là nếu trang web của bạn có quá nhiều người cùng truy cập vào 1 lúc. Do vậy bạn cần hết sức cân nhắc khi chọn hosting server.
Hiện nay các nhà cung cấp sẽ cung cấp 3 dạng hosting phổ biến như dưới đây:
- Shared hosting: Trên một máy chủ thì nhà cung cấp sẽ chia nhỏ thành nhiều tài khoản hosting và rao bán cho nhiều người dùng khác nhau. Nghĩa là bạn sẽ phải chia sẻ tài nguyên máy chủ như CPU, RAM,… với rất nhiều người khác nữa. Nôm na là giống như bạn thuê phòng trọ ở ghép để tiết kiệm tiền vậy. Ưu điểm của loại hosting này là sễ sử dụng.
- VPS hosting: Tên đầy đủ là Virtual Private Server và là một dạng máy chủ ảo. Bạn gần như là người sở hữu riêng máy chủ (thực ra vẫn tính là share nhưng đã hạn chế đi rất nhiều), bạn có toàn quyền cài đặt hay cấu hình mọi thứ. Nó giống như bạn thuê nhà nguyên một lầu trong một căn nhà cao tầng vậy. Nhược điểm là việc quản lý có hơi phức tạp.
- Dedicated Server: Bạn là người sở hữu riêng máy chủ vật lý thực sự và không cần phải share với bất kỳ ai. Bạn cũng là người chịu trách nhiệm quản lý và cấu hình từ đầu tới cuối. Cũng giống như bạn thuê nhà nguyên căn, nhược điểm là giá thuê sẽ cao nhưng chất lượng thì miễn bàn.
Bước 3: Thực hiện trỏ domain về hosting
Sau khi đã hoàn thành 2 bước trên thì bạn đã có domain và hosting rồi. Để website có thể chạy được thì bạn cần phải kết nối thành công domain với hosting hay còn gọi là công việc trỏ domain về host.
Mục đích của thao tác này là khi user gõ địa chỉ website (domain) của bạn lên trình duyệt thì lúc này nó sẽ được kết nối đến hosting nơi website bạn sẽ được lưu trữ. Nhờ đó mà user có thể truy cập được trang web của bạn. Cách làm có thể sẽ có sự khác nhau một chút giữa các nhà cung cấp domain và hosting nhưng thao tác cũng hết sức đơn giản, chỉ tốn vài phút thôi.
Bước 4: Cài đặt trong WordPress
Sau khi đã kết nối thành công domain và hosting thì bạn có thể tiến hành cài đặt WordPress để bắt đầu quản lý và thiết kế website được rồi. Việc cài đặt WordPress cũng tương đối đơn giản thôi.
Hầu hết các hosting hiện nay đều cung cấp bảng điều khiển cPanel để bạn có thể thực hiện các tác vụ cấu hình hosting server. Trong cPanel cũng sẽ có hỗ trợ chức năng cài WordPress luôn. Hoàn thành xong bước này là gần như bạn đã hoàn thiện rồi, bạn gõ domain của website lên trình duyệt và thấy màn hình mặc định của WordPress là thành công.
Bước 5: Cài đặt nền cho cho website
Sau khi đã cài đặt xong WordPress, nếu thử truy cập vào website, bạn sẽ nhìn thấy trang chủ với giao diện (theme) mặc định đơn giản của WordPress. Những theme cơ bản của WordPress thường khá sơ sài, nó sẽ chỉ phù hợp với ai có nhu cầu viết blog đơn giản mà thôi, đồng thời theme mặc định cũng sẽ không hỗ trợ tốt nhất cho việc tùy biến giao diện theo ý thích của bạn.
Giao diện không chỉ là bộ mặt của trang web để tương tác với người dùng mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ load của website, do đó nếu bạn lựa chọn theme được lập trình không phù hợp thì website có thể load rất chậm. Hơn nữa theme cũng ảnh hưởng lớn đến các vấn để bảo mật, một theme wordpress được code không chuyên nghiệp sẽ dễ bị hacker khai thác và phá hoại hơn nhiều.
Bước 6: Cài đặt phần Plugin cho website
Sau khi đã đặt xong theme thì website của bạn giờ đây đã có được 1 giao diện như mong muốn, tuy nhiên nó mới chỉ có những chức năng cơ bản giống như kiểu máy tính đời đầu mới cài đặt hệ điều hành Windows mà thôi.
Để có thể bổ sung thêm các chức năng cần thiết khác thì bạn phải cài đặt thêm các plugin, nó cũng giống như việc bạn cài phần mềm cho máy tính vậy. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn sẽ cài đặt các plugins sao cho phù hợp.
Một số plugins cơ bản thường phải có trên web như:
- RankMath: Giúp hỗ trợ chuẩn SEO cho website
- WP Super Cache: Tạo ra bộ nhớ đệm để làm tăng tốc độ website
- Contact form 7: Tạo các form liên hệ
Bước kế tiếp là bạn sẽ phải cài đặt Google Search Console, Google Analytic là hai công cụ miễn phí không thể thiếu để bạn tiến hành SEO website.
Bước 7: Cài đặt Google Search Console
Google Search Console là công cụ miễn phí của Google hỗ trợ bạn theo dõi tình trạng website của mình trên công cụ tìm kiếm Google. Đây là công cụ không thể thiếu của bất kỳ 1 SEOer nào. Thông qua công cụ này bạn có thể:
- Biết được website của bạn có lỗi về index (hiển thị) hay không và hướng khắc phục hợp lý.
- Yêu cầu lập chỉ mục cho bài viết mới.
- Nắm được thông tin về thứ hạng của từ khóa.
- Biết được chính xác tỉ lệ click (CTR), số lần hiển thị…
- Biết được các thông tin về backlink.
- Nhận được những thông tin liên quan như tác vụ thủ công, lỗi website như dính virus, bị hack,…
Bước 8: Cài đặt Google Analytic
Google Analytic cũng là một công cụ miễn phí khác đến từ Google, nó cho phép người dùng theo dõi cũng như phân tích các truy cập được thực hiện tới website của bạn. Thông qua công cụ Google Analytic bạn có thể:
- Biết rõ được lượng truy cập tới website.
- Biết được thông tin về các khách truy cập như là vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, thiết bị dùng để truy cập,…
- Nắm bắt được hành vi của khách truy cập.
- Nắm được các chỉ số quan trọng như bounce rate, time on site,…
- Nắm được thông tin về tốc độ load của website.
XEM THÊM: SYNC là gì? Lợi ích, một số công nghệ SYNC phổ biến
Những điều bạn nên biết khi tạo website
Thiết kế website là gì?
Thiết kế web hay thiết kế website có thể hiểu một cách đơn giản nhất là tạo ra một trang web cho các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó để có thể phục vụ cho nhu cầu của mình. Để lên được một website hoàn chỉnh thì bạn cần phải có domain và hosting như đã kể ở trên.
Quản trị website là gì?
Quản trị website là tổ hợp của nhiều công việc được thực hiện sau khi đã xây dựng website như viết nội dung cho website, xử lý nội dung, lựa chọn hình ảnh phù hợp cũng như thực hiện tối ưu trải nghiệm cho người dùng.
Người quản trị website thường được biết đến là người có chuyên môn trong việc tạo mã HTML, là người trực tiếp quản lý toàn bộ các thành phần của trang web. Dựa trên loại trang web mà họ quản lý, các webmaster thường thành thạo các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như Javascript, PHP,… Họ cũng biết cách để thiết lập máy chủ web giống như quản trị viên của máy chủ.
Traffic website là gì?
Traffic website là một thuật ngữ riêng biệt trong SEO nhằm minh họa cho lưu lượng truy cập vào một website bất kỳ nào đó. Mục tiêu là để người đọc có thể biết được số lượng các lần truy cập của người dùng vào trong website.
Hosting website là gì?
Hosting web là một dịch vụ online để bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên mạng Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting thì tức là bạn đã thuê 1 chỗ đặt trên server có chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn có thể chạy được.
Audit website là gì?
Audit website hay khám bệnh website là một quá trình rà soát cẩn thận và cập nhật liên tục về tất cả các hoạt động liên quan đến digital marketing của một doanh nghiệp hay tổ chức.
Cập nhật website là gì?
Mặc dù các chuyên gia khuyên rằng nên thiết kế lại website hoàn toàn trong mỗi 18 đến 24 tháng nhưng việc cập nhật mới website thì nên được tiến hành thường xuyên. Một quá trình đại tu có thể chuyển những yếu tố thiết kế đang phát huy tác dụng nhưng việc làm mới website cũng có thể bảo toàn được những thành phần tạo nên sự thân thuộc đối với thương hiệu vốn có. Ngoài ra, việc làm mới nội dung website có thể giúp cho người xem nhận thấy trang web của bạn thu hút hơn và đang mang đến cho họ những thông tin đầy đủ.
E-commerce website là gì?
E-commerce là chữ viết tắt của cụm Electronic Commerce, dịch ra tiếng Việt là thương mại điện tử. Như vậy, E-commerce website là trang web diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên hệ thống điện tử Internet. Như vậy bạn đã hiểu ecommerce website là gì rồi đúng không nào?
Bảo mật website là gì?
Bảo mật website được đánh giá là 1 trong những chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cực kỳ cần thiết trong quá trình sử dụng và vận hành website. Một website có thể vận hành tốt hay không thì cần nhà quản trị thường xuyên phải thực hiện việc bảo mật, tránh bất kì các tác động xấu nào có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến website, ở bất kì thời điểm nào.
Index website là gì?
Index website là một trong những công đoạn rất quan trọng đối với bất kỳ một website nào. Các thông tin trên web có thể được người dùng tìm thấy chỉ khi nó đã được các công cụ tìm kiếm index dữ liệu mà thôi.
Đối với những trang web mới thì thời gian để được các công cụ tìm kiếm index dữ liệu hầu hết đều sẽ lâu hơn. Chính vì thế, để hiểu được index là gì và phương pháp nào tốt nhất để gia tăng tốc độ index đối với website sẽ là điều mà bất kỳ SEOer nào cũng phải nắm thật rõ.
Sitemap website là gì?
Sitemap hay hệ thống bản đồ của một trang web chính là một tập tin văn bản có chứa toàn bộ các URL của website, cụ thể là những hệ thống các đường link dẫn đến trang chính, trang con sẽ được thể hiện một cách rõ ràng và rành mạch.
Ngoài ra thì sơ đồ trang web của bạn cũng có thể sẽ cung cấp siêu dữ liệu có giá trị được liên kết với những website mà bạn liệt kê trong sơ đồ của trang web đó. Nó cung cấp nguồn thông tin, chẳng hạn như thời điểm mà trang được update lần cuối, mức độ thường xuyên của website được thay đổi hay tầm quan trọng của các trang so với những đường dẫn khác trong trang web.
Sale website là gì?
Sale website hay sale online là một hình thức giao dịch hiện đại thông qua các trang mạng thương mại. Đây là sự trao đổi giữa người mua cũng như người bán thông qua mạng xã hội. Sales online thu hút được rất nhiều khách hàng nhờ dịch vụ tư vấn tốt, nhiệt tình, sản phẩm đa dạng cũng như quá trình giao dịch nhanh và tiện lợi.
Banner website là gì?
Banner website có thể được hiểu là những ô vuông trên đó có các slogan, logo, ký hiệu cũng như các thông điệp ngắn gọn, ý nghĩa được đặt trên những vị trí bắt mắt của một website nhằm giúp thu hút lượng người truy cập lớn qua đó vào web để nâng cao được doanh số bán hàng.
Layout website là gì?
Layouts website hay bố cục website có thể được hiểu đơn giản là cách dàn trang, cách phân bố các tài liệu, nội dung hay hình ảnh trên website sao cho hợp lý nhất để đáp ứng được các mong muốn của người dùng thường xuyên truy cập web cũng như mang đến các trải nghiệm sử dụng web tốt nhất dành cho họ.
Mã nguồn website là gì?
Đây là một hệ thống bao gồm một hay nhiều tập tin được viết dưới dạng ngôn ngữ lập trình Website. Chúng giúp bạn kết nối các thành phần giao diện người dùng của Website với nền cơ sở dữ liệu. Mục tiêu cuối của những đoạn code này đó chính là để tạo ra một trang web hoàn chỉnh nhất.
Bảo trì website là gì?
Bảo trì website có thể được hiểu một cách đơn giản là việc mà bạn cần phải làm để website được hoàn thiện hơn nữa, vận hành tốt, hoạt động ổn định, tốc độ tải trang nhanh, tối ưu SEO tối đa sau khi thiết kế web ban đầu. Việc bảo trì website nhằm giúp duy trì, sao lưu và cập nhật tất cả các thông tin website của doanh nghiệp hay tổ chức.
Nền tảng website là gì?
Nền tảng website được dịch từ tiếng Anh “Blog Platform” có nghĩa là một hệ thống quản trị nội dung giúp các blogger có thể xây dựng cũng như quản lý nội dung ở trên website của họ một cách tốt nhất trong môi trường internet.
Các nền tảng cho phép tạo website đơn giản
Dưới đây là 2 nền tảng tạo website bán hàng miễn phí tốt nhất giúp bạn tạo website cực đơn giản mà ai cũng phải biết:
Tạo website miễn phí bằng Google sites
Google Sites sẽ cho phép người dùng tạo website bán hàng online dễ dàng, nền tảng này không đòi hỏi chuyên môn cao hay bạn phải biết code. Với công cụ này, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng Website để sắp xếp mọi thứ từ lịch trình, tư liệu, hình ảnh, video. Google cung cấp tích hợp giúp bạn tìm thấy chính xác những gì mà mình đang tìm kiếm. Nhờ chính những ưu điểm này sẽ giúp người dùng có thể tiết kiệm tối đa thời gian, có thể chọn từ hàng trăm mẫu đã được tạo trước.
Sử dụng Google Sites giúp bạn có thể dùng được trình chỉnh sửa trực quan để tạo cũng như cập nhật Website của người dùng. Ngoài ra thì thư viện mẫu Website cũng vô cùng đa dạng, có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu, tìm kiếm tích hợp do Google hỗ trợ.
Bên cạnh đó, Google Sites còn cung cấp các dung lượng lưu trữ lớn. Với hạn ngạch lên đến 10GB + 500MB cho mỗi người dùng để có thể đính kèm tệp ở công ty. Các video, hình ảnh, lịch trình,… sẽ được nhúng từ Google văn bản và sẽ không được tính vào hạn ngạch lưu trữ này.
Tạo website chuẩn SEO với Tumblr
Tumblr là nền tảng website nổi tiếng được phát triển bởi Yahoo. Nó giúp bạn quản lý tốt các cơ sơ dữ liệu hữu ích khi tích hợp cả việc viết blog cũng như mạng xã hội vào trong cùng một nền tảng, giúp các blogger có thể sử dụng đa nội dung và đa phương tiện. Ở một cách nhìn nào đó thì Tumblr.com có phần giống với sự kết hợp giữa WordPress với Twitter. Điểm khác biệt là Tumblr cung cấp nhiều chức năng hơn nhưng lại đơn giản và vô cùng dễ sử dụng hơn. Khi bạn tạo website trên nền tảng Tumblr, thì website của bạn sẽ có dạng là “tên domain.tumblr.com”. Với 2 nền tảng này bạn đã có thể dễ dàng tạo website bán hàng free được rồi.
XEM THÊM: Landing page là gì? Vì sao cần thiết kế web landing page
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu phần nào về website cũng như cách để có thể thạo được cho mình 1 website chuẩn SEO và cực kỳ nhanh chóng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào mong muốn được giải đáp thì đừng quên để lại bình luận ở ngay dưới bài viết này nhé.