Xin lỗi là gì? Cách xin lỗi người khác chân thành và đúng cách

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người có 2 câu cửa miệng đó là “cảm ơn” và “xin lỗi”. Thế nhưng để xin lỗi thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá xin lỗi là gì và cách để xin lỗi sao cho chân thành nhất trong bài viết này nhé.

Xin lỗi là gì?

Xin lỗi
Xin lỗi

Xin lỗi là một cách để con người thể hiện sự ăn năn khi làm sai và cải thiện mối quan hệ sau việc làm đó. Người bị tổn thương sẽ tha thứ khi đối phương thật sự mong muốn hàn gắn mối quan hệ. Vậy ý nghĩa lời xin lỗi thì sao? Ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống dùng để truyền tải sự hối tiếc, trách nhiệm và bù đắp. Xin lỗi vì việc đã làm sai là việc hết sức khó khăn, nhưng nó sẽ giúp chúng ta hàn gắn và cải thiện mối quan hệ với người khác.

Những điều cần lưu ý trước khi nói lời xin lỗi là gì?

Trước khi tiến hành nói lời xin lỗi, thì chúng ta cần lưu ý những điều sau:

Từ bỏ suy nghĩ đúng hay sai

Tranh cãi về chi tiết của sự việc liên quan thường rất khó chịu, bởi nó mang tính chủ quan cao. Cách chúng ta trải nghiệm và hiểu được tình huống hoàn toàn không giống nhau. Từ đó dẫn đến việc có thể trải nghiệm của hai người trước cùng một tình huống sẽ khác nhau. Một lời xin lỗi cần chấp nhận cảm xúc của người kia, cho dù bạn có nghĩ rằng họ có đang đúng hay không.

Ý nghĩa lời xin lỗi
Ý nghĩa lời xin lỗi

Sử dụng mệnh đề “Tôi”

Một trong những lỗi thường gặp khi xin lỗi là sử dụng “bạn” thay vì “tôi”. Khi xin lỗi, bạn cần phải thừa nhận trách nhiệm vì hành động của mình. Tập trung vào những gì bạn làm và tránh nói như bạn đang đổ lỗi cho người đó.

Một lời xin lỗi không phải để xin lỗi cho cảm xúc tồi tệ của người kia. Nó cần phải thừa nhận trách nhiệm của chính bạn. Những câu xin lỗi như vậy không giúp ích mà chúng chỉ đẩy trách nhiệm cho người bị tổn thương.

Thay vì nói “Anh xin lỗi vì em buồn” hãy nói “Anh xin lỗi vì anh đã khiến em buồn” sẽ thể hiện rằng bạn đang chịu trách nhiệm cho những tổn thương mà bạn gây ra.

Tránh bào chữa

Việc bạn muốn bào chữa cho hành động sai trái của mình khi giải thích chúng với người khác là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều này lại thường làm cho lời xin lỗi bị mất đi ý nghĩa. Người kia sẽ xem đó như đây là một lời xin lỗi không thật lòng.

Hãy xin lỗi, đừng xin lỗi được chưa
Hãy xin lỗi, đừng xin lỗi được chưa

Bào chữa cũng có thể bao gồm việc khẳng định rằng người bạn làm tổn thương đã hiểu nhầm bạn, như “em hiểu sai về chuyện đó rồi” hoặc phủ nhận thương tổn, như “sao em có thể xúc động đến như vậy” hoặc đưa ra lý do khiến bạn làm vậy như “anh đã bối rối vì vậy anh không còn cách nào khác”.

Tránh dùng từ “nhưng”

Một lời xin lỗi có bao gồm “nhưng” gần như không bao giờ được xem là một lời xin lỗi. Bởi từ “nhưng” thường được xem như một công cụ để xóa bỏ lời đã nói. Nó sẽ thay đổi trọng tâm của lời xin lỗi là thừa nhận trách nhiệm và tỏ ra hối lỗi trở thành biện hộ cho bản thân. Khi mọi người nghe thấy từ này, họ thường có xu hướng ngừng lắng nghe. Tất cả những gì họ nghe được sau câu đó là “nhưng đây thật sự đều là lỗi của bạn”.

Cân nhắc tới tính cách của người kia

Cách mà người đó nhìn nhận bản thân đối với bạn sẽ ảnh hưởng tới việc cách để xin lỗi họ hiệu quả nhất.

Một vài người khá độc lập và họ coi trọng quyền và lợi ích. Những người này thường sẽ có xu hướng chấp nhận lời xin lỗi có đưa ra cách cụ thể để sửa chữa lỗi lầm.

Đối với những người coi trọng các mối quan hệ cá nhân, có thể họ sẽ có xu hướng chấp nhận một lời xin lỗi trong đó thể hiện sự đồng cảm và hối hận.

Một vài người lại coi trọng các tiêu chuẩn xã hội và luôn cho rằng bản thân họ là một phần của xã hội. Những người như vậy thường sẽ chấp nhận một lời xin lỗi có thừa nhận là đã vi phạm các quy luật nào đó.

Nếu bạn không thật sự hiểu rõ về người này, hãy kết hợp mỗi thứ một chút. Cụ thể là thừa nhận bạn đang xin lỗi về điều quan trọng nhất với người kia.

Chân thành là gì? Chân thành hay trân thành đúng chính tả

Cách chọn thời gian và địa điểm xin lỗi là gì?

Để xin lỗi một cách thành công, hãy chú ý đến không gian của buổi xin lỗi đó nhé.

Tìm thời gian thích hợp

Thậm chí nếu bạn đã cảm thấy hối hận ngay, thì một lời xin lỗi sẽ không mang lại hiệu quả nếu nó xuất hiện giữa thời điểm nhạy cảm. Hãy đợi cho tới khi cả hai đều bình tĩnh lại trước khi nói lời xin lỗi.

Tìm hiểu ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống
Tìm hiểu ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống

Nếu bạn xin lỗi trong khi cảm xúc đang dâng trào, có thể bạn sẽ gặp vấn đề trong việc thể hiện sự chân thành của mình. Đợi cho tới khi bạn bình tĩnh lại, bạn sẽ nói ra được những điều bạn muốn nói và đảm bảo lời xin lỗi của bạn trọn vẹn và có ý nghĩa. Nhưng đừng đợi quá lâu. Đợi nhiều ngày hay thậm chí nhiều tuần để xin lỗi cũng có thể khiến mọi việc trở nên tệ hơn. Đặc biệt trong môi trường làm việc thì tốt hơn hết là bạn nên xin lỗi càng sớm càng tốt, nó sẽ giúp hạn chế gián đoạn trong công việc của bạn.

Hãy gặp mặt nói lời xin lỗi

Việc thể hiện sự chân thành sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn gặp mặt trực tiếp để xin lỗi. Khi đó có rất nhiều cách chúng ta có thể giao tiếp mà không cần dùng đến lời nói như ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện trên gương mặt và cử chỉ. Bất cứ khi nào có thể chúng ta cũng nên xin lỗi trực tiếp. Nếu bạn không thể xin lỗi trực tiếp thì hãy sử dụng điện thoại. Tông giọng của bạn sẽ giúp thể hiện rõ ràng rằng bạn đang thật lòng.

Đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để xin lỗi một cách đầy đủ

Lời xin lỗi vội vàng thường sẽ không hiệu quả vì một lời xin lỗi cần phải thể hiện được một số việc nhất định. Bạn phải thừa nhận lỗi lầm, giải thích điều đã xảy ra, thể hiện sự hối lỗi và cuối cùng là cho thấy rằng bạn sẽ hành động khác trong tương lai.

Bạn nên chọn thời điểm khi mà bạn không cảm thấy vội vàng hay áp lực. Nếu bạn đang suy nghĩ về những thứ khác, bạn sẽ không tập trung vào lời xin lỗi và người kia sẽ cảm nhận được điều đó.

Cách xin lỗi người yêu chân thành nhất khiến ny hết giận

Cách xin lỗi đảm bảo không bị dỗi

Cuối cùng thì phần mong chờ nhất của bài viết cũng đã đến sau khi các bạn hiểu được xin lỗi nghĩa là gì và những lưu ý để xin lỗi người khác thật chân thành. Hãy làm theo các bước dưới đây để đảm bảo xin lỗi mà không bị dỗi nhé.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách nhún nhường

Giao tiếp qua cử chỉ mà bạn đang dùng khi xin lỗi cũng quan trọng như những gì mà bạn nói, nếu không nói là hơn. Tránh cúi người bởi điều đó chỉ ra rằng bạn không cởi mở với cuộc trò chuyện.

Xin lỗi cũng là một nghệ thuật
Xin lỗi cũng là một nghệ thuật

Đừng khoanh tay, nó cho thấy bạn đang phòng thủ và không cởi mở với người kia. Cố gắng giữ gương mặt thật thư giãn. Hãy thả lỏng tay thay vì nắm chặt nếu bạn như muốn diễn tả bằng điệu bộ.

Nếu người kia đứng gần bạn, hãy đụng chạm để truyền tải cảm xúc. Có thể ôm hay chạm nhẹ vào cánh tay hoặc bàn tay có thể cho thấy họ có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.

Chấp nhận trách nhiệm

Khi bạn chấp nhận trách nhiệm thì hãy nói càng rõ ràng càng tốt. Lời xin lỗi cụ thể thường có ý nghĩa hơn đối với người kia bởi chúng chỉ ra rằng bạn có quan tâm đến việc làm tổn thương họ.

Ý nghĩa của một lời xin lỗi đúng cách
Ý nghĩa của một lời xin lỗi đúng cách

Chỉ ra bạn sẽ làm thế nào khắc phục tình trạng đó

Lời xin lỗi sẽ thành công nếu bạn đưa ra một vài đề nghị về việc bạn sẽ làm thế nào để thay đổi trong tương lai hoặc bù đắp cho họ những tổn thương bằng một cách nào đó.

Lắng nghe người kia

Có thể khi bạn xin lỗi thì người kia cũng sẽ muốn bộc lộ cảm xúc của họ với bạn. Hãy cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh và cởi mở.

Nếu người kia vẫn còn buồn bực với bạn, họ sẽ hành động theo một cách không mấy thân thiện. Nếu người kia la hét hay xúc phạm bạn thì những cảm xúc tiêu cực này có thể khiến họ không muốn tha thứ cho bạn. Bạn có thể tạm ngừng nói chuyện hoặc hướng cuộc nói chuyện đến một chủ đề có lợi hơn.

Kết thúc bằng sự biết ơn

Xin lỗi không dễ nhưng hoàn toàn có thể
Xin lỗi không dễ nhưng hoàn toàn có thể

Thể hiện sự biết ơn đối với vai trò của đối phương trong cuộc sống của bạn, nhấn mạnh rằng bạn không muốn hủy hoại mối quan hệ đó. Đây là lúc tóm gọn lại những thứ chúng ta đã tạo ra và duy trì mối liên kết giữa hai người qua thời gian. Hãy nói với họ rằng bạn thật sự yêu thương và cần họ. Có thể miêu tả cuộc sống của bạn sẽ trống vắng như thế nào nếu như thiếu đi sự tin tưởng và hiện diện của họ.

Kiên nhẫn

Nếu một lời xin lỗi không được chấp nhận thì hãy cảm ơn người kia vì đã lắng nghe và để ngỏ trong trường hợp họ vẫn muốn nói tiếp về chuyện đó sau. Đôi lúc họ thật sự muốn tha thứ cho bạn nhưng vì sĩ diện, họ vẫn cần chút thời gian để bình tĩnh lại.

Hãy nhớ, ai đó chấp nhận lời xin lỗi của bạn cũng không đồng nghĩa với việc họ đã hoàn toàn tha thứ cho bạn. Sẽ cần thời gian trước khi người kia có thể hoàn toàn bỏ qua và tin tưởng bạn một lần nữa. Bạn gần như không thể làm gì để đẩy nhanh quá trình này nhưng có nhiều cách để khiến nó chìm xuống. Đừng hy vọng họ sẽ trở lại hành xử vui vẻ như bình thường ngay.

Giữ lời

Một lời xin lỗi thật lòng cần phải bao gồm cả giải pháp hoặc thể hiện rằng bạn sẵn sàng sửa chữa vấn đề. Bạn đã hứa rằng sẽ cố gắng giải quyết mọi chuyện và bạn phải thực hiện lời hứa đó của mình để chứng minh rằng lời xin lỗi của bạn là thật lòng. Bằng không lời xin lỗi của bạn sẽ mất đi ý nghĩa, về lâu dài lòng tin sẽ hoàn toàn biến mất. Thỉnh thoảng, hãy thử thăm dò người kia để xem họ có thấy những biểu hiện thay đổi của bạn hay không.

Đôi lúc, lời xin lỗi bất thành sẽ khơi gợi lại cuộc tranh cãi trước đó mà bạn muốn sửa chữa. Hãy thật cẩn thận để không tiếp tục tranh cãi về bất cứ điều gì hay gợi lại những vết thương cũ. Luôn nhớ rằng, xin lỗi không có nghĩa là tất cả những gì bạn nói là hoàn toàn sai hay không chính xác. Nó chỉ có nghĩa là bạn rất hối tiếc vì những lời bạn nói đã khiến cho đối phương bị tổn thương và bạn rất muốn khắc phục mối quan hệ của cả hai.

Trên đây là những chia sẻ về xin lỗi là gì cùng cách xin lỗi chân thành chuẩn xác nhất. Chúc các bạn sớm làm lành với người kia và giữ cho mình mối quan hệ quý giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *