Chúng ta vẫn thường nghe câu “họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” trong cuộc sống. Tuy nhiên không nhiều người hiểu được tường tận họa vô đơn chí nghĩa là gì cũng như biết vận dụng chúng đúng cách. Vậy thì hôm nay hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về vấn đề thú vị này trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Họa vô đơn chí là gì?
Trái nghĩa với phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí có ý nghĩa chỉ những điều xui xẻo thường kéo đến dồn dập. Tâm lý chúng ta luôn cảm thấy bất an và lo lắng với những chuyện xấu xảy đến với mình. Vì vậy, các bạn phải luôn cẩn trọng trong mọi hành động, lời nói. Đừng để xảy ra những hậu quả và tai ương nối tiếp mới hối hận không kịp.
Phúc bất trùng lai là gì?
Ai cũng mong mình được gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. May mắn xảy ra với mỗi người chưa bao giờ là đủ. Vì vậy mà các cụ có câu “phúc bất trùng lai” ý chỉ sự may mắn không đến nhiều lần. May mắn chỉ đến một lần còn những lần sau sẽ không được như vậy. Thay vì trông chờ may mắn, chúng ta hãy cố gắng tận dụng, không được lãng phí thời gian.
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của câu nói
Ý nghĩa cả câu “hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai”
Vậy thì phúc bất trùng lai hoạ vô đơn chí có nghĩa là gì? Câu nói này mang ý nghĩa ám chỉ những điều may mắn thường không dễ dàng đến lần hai. Tuy nhiên, nếu bạn đã dính phải đen đủi hay những điều bất hạnh, tai ương thì chúng sẽ lần lượt dội xuống. Câu nói mang ý nghĩa họa thường dễ đến hơn phúc, làm người thì phải biết cẩn trọng, tránh rước họa vào thân.
Ngoài ra, câu nói cũng nhắc nhở con người về những tai họa từ miệng đem đến. Đây chính là đức và nghiệp của một người. Đức chiêu mời phúc còn nghiệp đưa tới họa. Người có tâm tình tốt lành, hiền hòa, tu tâm dưỡng tính chắc chắn sau này sẽ gặp nhiều phúc đức. Ngược lại, người luôn coi mình trên cơ kẻ khác và rắp tâm hãm hại thì sau này sẽ gặp báo ứng.
Nguồn gốc “phúc bất trùng lai họa vô đơn chí”
Câu thành ngữ phúc bất trùng lai họa vô đơn chí này có xuất xứ từ cuốn “Thuyết uyển. Quyển thứ nhất. Quyền mưu” tác giả Lưu Hướng. Đây là một học giả nổi tiếng thời nhà Hán. Liên quan đến câu thành ngữ này có một câu chuyện như sau:
Hàn Chiêu Hầu là vị quân chủ thứ 6 nước Hàn thời Chiến Quốc. Ông còn được gọi là Hàn Chiêu Ly Hầu hay Hàn Ly Hầu. Trong thời gian Hàn Chiêu Hầu tại vị đã bổ nhiệm tướng Thân Bất Hại làm tướng. Sau đó ông tiến hành cải cách triều đình, chỉnh đốn các biện pháp cai trị khiến trong nước phát triển, ngoại quốc không xâm phạm. Nhờ vậy, nước Hàn dần trở thành một trong bảy nước hùng mạnh thời Chiến Quốc.
Năm Hàn Chiêu Hầu thứ 22, Thân Bất Hại qua đời. Ba năm sau, Hàn Chiêu Hầu muốn xây dựng một cung điện cao rộng, quyền quý nguy nga. Lúc ấy, quan đại phu nước Sở là Khuất Nghi Cữu tiên đoán cho Hàn Chiêu Hầu rằng: “Tôi cho rằng ngài sẽ không thể bước qua cánh cửa này!”
Hàn Chiêu Hầu mới hỏi Khuất Nghi Cữu: “Ngài vì sao lại đoán như vậy?”
Khuất Nghi Cữu đáp: “Phàm là mọi việc phải xem thời cơ, nếu gặp thời thì suôn sẻ thuận lợi, không gặp thời thì sẽ bất trắc và không thuận lợi. Trước đây ngài từng rất thuận lợi nhưng khi đó ngài lại không cho xây dựng. Năm trước, nước Tần mới tấn công lãnh địa Nghi Dương của Hàn xong, năm nay nước Hàn lại gặp phải đại hạn, khốn quẫn thiếu thốn. Lúc này mà ngài không thương xót cho tình cảnh khốn khó của dân chúng, trái lại xây dựng cung điện hào nhoáng xa xỉ, phung phí. Làm như vậy nhất định là một chiêu mời họa.”
Quả nhiên, năm sau khi tòa nhà mà Hàn Chiêu Hầu cho xây dựng hoàn thành thì ông cũng tạ thế. Sự tình này đã ứng nghiệm với lời tiên đoán của Khuất Nghi Cữu.
Có thực mới vực được đạo là gì? Hiểu câu nói thế nào cho đúng?
Hoạ vô đơn chí nghĩa là gì trong đời sống thực tiễn?
Phúc và họa đến trong đời sống còn do đức và nghiệp của một người. Để rời xa họa thì con người phải đi theo chính đạo và rời xa tà đạo.
Đức chiêu mời phúc, nghiệp sẽ đưa tới họa. Người tích nhiều phúc đức thì cuộc sống thuận lợi, thọ mệnh dài. Ngược lại nếu tạo nghiệp thì sẽ gặp rất nhiều điều trắc trở trong cuộc sống. Con người sống trong xã hội này không ngừng theo đuổi những mục đích lớn lao. Trong quá trình theo đuổi ấy thường con người lại không ngừng tạo nghiệp, mà quên tích đức. Khi đó phúc chưa thấy, thậm chí là tai họa sẽ nối tiếp nhau mà đến. Đây cũng chính là đạo lý mà người xưa vẫn thường nhắc tới “phúc bất tận hưởng”.
Với những chia sẻ về “phúc bất trùng lai họa vô đơn chí” vừa rồi, hi vọng các bạn đã hiểu hơn về câu thành ngữ này. Dù sao phúc hay họa trong cuộc sống cũng là những điều không thể lường trước. Chính vì vậy hãy luôn cố gắng nỗ lực, sống đúng với lương tâm của mình. Chúc các bạn có được cuộc sống bình an, hạnh phúc.