Công nghiệp là một trong những ngành quan trọng của nhiều quốc gia bởi sự đóng góp to lớn của ngành cho ngân sách nhà nước. Vậy thì công nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu các ngành công nghiệp phát triển trong tương lai qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt
Công nghiệp là gì?
Công nghiệp là một bộ phận thiết yếu của nền kinh tế. Nó thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa/vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế phẩm, chế biến, chế tác,… phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng hoặc các hoạt động kinh doanh của con người.
Đây là hoạt động có quy mô rất lớn và cần phải có sự hỗ trợ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
Công nghiệp hóa là gì?
Công nghiệp hóa được hiểu là một quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp gồm có tỷ trọng về giá trị gia tăng, tỷ trọng về lao động, tỷ trọng về sản phẩm tạo ra… trong toàn bộ các ngành kinh tế thuộc một vùng kinh tế hoặc một nền kinh tế.
Nói cách khác, công nghiệp hóa là một quá trình chuyển biến kinh tế – xã hội từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ lẻ sang nền kinh tế công nghiệp. Đây cũng là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế – xã hội này luôn đi đôi với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật, trong đó phải kể đến sự phát triển của ngành sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn.
Các cuộc cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là những sự thay đổi lớn lao mà nó đem lại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đều có bước đột phá về khoa học và công nghệ, đem đến những nét đặc trưng về sự thay đổi và phát triển của sản xuất.
Cách mạng công nghiệp 1.0 cơ giới hoá: Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi sự ra đời của động cơ hơi nước, tiêu biểu là việc chế tạo ra các máy dệt may công nghiệp, công nghệ luyện kim và sự ra đời của các máy công cụ.
Điểm nổi bật nhất ở cuộc cách mạng công nghiệp này là người ta bắt đầu dùng máy móc cơ khí thay thế sức lao động của con người.
Cách mạng công nghiệp 2.0 về điện khí hoá và sản xuất hàng loạt: Cuộc cách mạng này có những bước tiến lớn nhờ sự ra đời của điện. Các động cơ điện áp dụng vào dây chuyền sản xuất hàng loạt, chính là bước tiến cho một xã hội văn minh.
Cách mạng công nghiệp 3.0 về công nghệ bán dẫn tự động hoá, số hoá: Máy móc giờ đây đã có thể tự vận hành dưới sự điều khiển của máy tính với chương trình được lập trình sẵn. Kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 chính là việc phát minh và sử dụng máy tính trong kỹ thuật điều khiển tự động.
Cách mạng công nghiệp 4.0 về sản xuất thông minh: Người ta dùng từ Cyber – Physical System để chỉ hệ thống mà các thiết bị vật lý đã được kết nối thông tin với nhau. Những máy móc tự động của nền công nghiệp 3.0 sẽ có thể kết nối được với nhau để trao đổi thông tin và đưa ra quyết định.
Toàn cầu hóa là gì? Mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa
Tìm hiểu các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam
Về cơ bản, các ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam gồm:
Công nghiệp năng lượng: Mọi hoạt động trong xã hội đều cần đến năng lượng. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng của công nghiệp năng lượng đối với các ngành kinh tế – xã hội đặc biệt lớn. Nó đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quá trình vận hành suôn sẻ của xã hội cũng như là sự phát triển của nền kinh tế.
Với trữ lượng lớn than, dầu khí, nguồn nước lớn, Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tốt để phát triển ngành này. Hiện nay, các nguồn năng lượng sạch như điện gió, thủy triều,… đang được chú trọng hướng tới.
Công nghiệp chế biến thực phẩm: Xuất phát từ nền nông nghiệp có từ lâu đời, nước ta có điều kiện tốt để phát triển được ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ có nguồn cung dồi dào.
Quá trình sản xuất cũng như năng suất lương thực ngày càng tăng cao nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Sản phẩm sau khi được chế biến trong các nhà máy sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn quốc tế sẽ được cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Công nghiệp dệt may: Tận dụng được nguồn lao động dồi dào với giá rẻ nhiều doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh việc đầu tư vào ngành này tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội việc làm cũng đang rộng mở hơn đặc biệt đối với lao động nữ, góp phần ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Công nghiệp điện: Ngành công nghiệp điện ở Việt Nam gồm thủy điện và nhiệt điện. Sự phát triển sản xuất và kinh doanh của xã hội đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng điện.
Điều kiện cho ngành công nghiệp điện phát triển mạnh là nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc cùng nguồn tài nguyên phong phú. Vì thế, đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm đang được đầu tư để phát triển tại Việt Nam.
Nước ta hiện có khá nhiều nhà máy thủy điện như: Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Đồng Nai… cùng với các nhà máy nhiệt điện như Phả Lại và Phú Mỹ.
Tuy nhiên, do ngành công nghiệp điện này được xem là nguy hiểm và độc hại nên người lao động sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn và biện pháp bảo hộ an toàn.
Một số ngành công nghiệp nặng khác: Bên cạnh những ngành đã kể trên, một số ngành công nghiệp nặng khác nổi bật đó là ngành công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…
Các ngành công nghiệp ở Việt Nam có tiềm năng phát triển trong tương lai
Có nhiều lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam đang có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Dưới đây sẽ là một số lĩnh vực công nghiệp tiêu biểu:
Công nghệ Thông tin và Truyền thông: rất có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai nhờ sự phát triển của công nghệ 5G, tiếp theo là 6G, làm tăng tốc độ truyền dữ liệu. Đồng thời trí tuệ nhân tạo (AI), học máy, dữ liệu lớn, ICT sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Công nghiệp sinh học: Với sự tiến bộ trong các công nghệ gen và công nghệ sinh học, lĩnh vực này có thể tạo ra nhiều đột phá lớn trong cả y học, nông nghiệp và nhiều ngành công nghiệp khác.
Công nghiệp năng lượng tái tạo: Do áp lực về biến đổi khí hậu nên ngành công nghiệp về năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và năng lượng từ chất thải sẽ tiếp tục phát triển.
Công nghiệp không gian: Với sự phát triển của công nghệ khám phá vũ trụ, từ du lịch không gian đến khai thác tài nguyên không gian, ngành công nghiệp này luôn có tiềm năng tăng trưởng lớn.
Công nghiệp robot và tự động hóa: Nhu cầu nâng cao hiệu quả và làm giảm chi phí nhân công chưa bao giờ là giảm. Những tiến bộ trong công nghệ đã tạo ra các loại robot thông minh đối phó với sự thiếu hụt lao động tại nhiều quốc gia có dân số già.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về công nghiệp là gì và một số ngành công nghiệp phát triển trong tương lai. Mong rằng bài viết này sẽ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và đầy đủ cho các bạn khi muốn tìm hiểu về vấn đề này. Đừng quên truy cập vào website Palada.vn để có thể tìm hiểu thêm về nhiều thông tin hữu ích khác nhé.