Mood là gì? Ý nghĩa của từ tụt mood

Trong thời gian gần đây, chắc hẳn bất kỳ ai khi lướt Facebook hay các trang mạng xã hội khác sẽ bắt gặp những bạn trẻ kêu ca “tụt mood”, “tụt mood rồi”… Vậy mood là gì? Tụt mood là gì? Down mood là gì? Vì sao từ mood được dùng nhiều đến vậy? Mọi thắc mắc này sẽ được Palada.vn giải đáp ngay trong bài dưới đây.

Mood là gì?

Mood là một từ chỉ tâm trạng. Thường thì từ mood biểu thị cảm xúc không quá mãnh liệt, chỉ đơn giản là vui hoặc buồn. Mood có thể kéo dài vài giờ hoặc là vài ngày.

Mood là gì?

Good mood là gì?

Good mood được hiểu là một tâm trạng tốt, vui vẻ, phấn chấn, có hứng thú, tràn đầy năng lượng. Good mood là tâm trạng tích cực diễn ra bên trong con người, từ good mood đó người ta sẽ có suy nghĩ tích cực và làm điều tích cực.

Down mood là gì? Tụt mood là gì?

Tụt mood là gì?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có một vài lần rơi vào tình trạng “tôi không có tâm trạng làm gì cả” đúng không nào? Đừng vội nghĩ rằng mình đã bị trầm cảm, bạn chỉ bị tụt mood, down mood thôi.

Tụt mood hay down mood là từ ghép để diễn tả một người chán nản, buồn rầu, chẳng còn chút năng lượng hay sức lực gì. Ngoài ra nói tụt mood là “tụt mút” nghe cũng khá vần nên có nhiều bạn trẻ thích sử dụng.

Chu pa pi nha nhố nghĩa là gì trên Facebook?

Nguyên nhân tụt mood là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tụt mood ở một người, chẳng hạn như:

Nhạy cảm

Trên thực tế, có một số người vốn đã nhạy cảm sẵn rồi. Những điều tiêu cực dù chỉ một chút thôi cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của họ, khiến họ tự ái và dễ dàng rơi vào trạng thái cạn kiệt năng lượng. Những người này thích an toàn, làm những việc không bị ai điều khiển.

Tự ti

Có những người luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi, dù làm gì đi nữa thì cũng thất bại. Họ thường thu mình lại, nhận thấy xung quanh mọi người đều chuyển động trong khi bản thân vẫn chưa dám ra khỏi vòng an toàn. Mặc cảm và tự ti khiến cho không ít người bị tụt mood và cảm thấy mình thật nhỏ bé.

Đố kỵ

Nếu một người đố kỵ nhiều sẽ dẫn đến hậu quả là phó mặc cho cái gì xảy đến thì đến vì nghĩ rằng dù gì mình cũng không thể giỏi bằng người ta, không thành công bằng người ta, dần dần họ trở nên hết động lực để cố gắng.

Nguyên nhân tụt mood là gì?

Stress

Stress cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho nhiều bạn bị tụt mood. Công việc dồn dập, đợt ôn thi căng thẳng, tình yêu chênh vênh, gia đình thì không hạnh phúc,… Cảm giác như chỉ muốn chạy trốn khỏi thế giới này và ngủ quên đi một thời gian.

Nhưng sau khi tụt mood một thời gian thôi, bạn sẽ nhận ra chính stress mới là thứ khiến cho bản thân trưởng thành. Đừng vì những áp lực đấy mà bỏ cuộc, hãy cố gắng vực dậy và lấy lại phong độ của bản thân.

Sống không có phương hướng

Các bạn thanh niên, đặc biệt là độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, có nhiều bạn thường tụt mood vì không có định hướng nào cho bản thân. Họ thường chán chường và mất đi cái ý chí mà trước đây họ đã ước mình trở thành những người thành công như thế nào.

P/S là gì? P/S nghĩa là gì trên Facebook?

Cách vượt qua khi bị tụt mood là gì?

Lạc quan

Lời khuyên tốt nhất dành cho một người hay tụt mood đó là hãy luôn nghĩ đến những khía cạnh tốt đẹp thì những vấn đề mà bạn gặp phải sẽ trở nên dễ dàng giải quyết hơn rất nhiều.

Tìm ra thứ ảnh hưởng tâm trạng

Các bạn hãy để ý xem tâm trạng của bạn đang thay đổi thế nào qua mỗi ngày. Cố gắng theo dõi nó qua những hoạt động hằng ngày từ ăn, ngủ, làm việc, gặp bạn bè… Khi nào mình vui nhất, chuyện gì dễ làm mình khó chịu? Bằng cách tự đánh giá này các bạn sẽ tìm ra giải pháp chữa bệnh tụt mood cho mình.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

Những mối quan hệ tốt đẹp là cách giúp cho các bạn không cảm thấy mình bị bỏ rơi, không phải cô đơn khi gặp những khó khăn trong cuộc sống. Khi bị tụt mood hãy tìm người đáng tin cậy để nói chuyện bởi chia sẻ luôn là cách để làm chúng ta nhẹ lòng. Hãy nói ra những điều nặng nề đè trong lòng với bạn bè, người thân hoặc có điều kiện hơn là một chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Cố gắng thoát khỏi tình trạng tụt mood

Tạo dựng thói quen tốt

Hãy nhớ là luôn giữ một tinh thần lạc quan, ăn uống thật lành mạnh và điều độ. Dành thời gian cho những thứ mà mình yêu thích, đặt ra các mục tiêu theo từng cấp độ cho bản thân. Tập chấp nhận những việc tồi tệ có thể xảy ra chứ không nên suy đoán quá nhiều về những tiêu cực. Giúp đỡ những người xung quanh cũng như là chia sẻ với mọi người về khó khăn của bạn để vượt qua được tình trạng tụt mood nhé.

Một số khái niệm liên quan đến mood

Mood board là gì?

Kỹ thuật Moodboard hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến trong công việc thiết kế. Moodboard có nghĩa là các bảng tâm trạng mà mọi người kết hợp các hình ảnh khác nhau để người xem có thể hình dung được ý tưởng và concept. Hay nói đơn giản hơn, Moodboard là một bảng với những tấm ảnh được sử dụng để trình bày một dự án đến nhà đầu tư tiềm năng hoặc đơn giản hơn là truyền đạt ý tưởng của nhà thiết kế.

Mood board là gì?

Mood and tone là gì?

Từ “tone” ở đây được hiểu là tông giọng (hay là văn phong) và “mood” là thái độ của người viết. Như vậy thì “tone and mood” trong marketing chính là văn phong, thái độ mà một sản phẩm, chiến dịch quảng cáo hay một bài content mà người viết muốn truyền tải đến công chúng.

Mood disorder là gì?

Mood disorder là tên tiếng Anh của các chứng rối loạn cảm xúc. Tức là các trạng thái cảm xúc bị trầm trọng quá mức, trong đó một người ít có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng đi xuống và làm suy yếu khả năng học tập, làm việc, thậm chí là giao tiếp với những người khác.

Các chứng bệnh mood disorder thường sẽ có khả năng chữa khỏi. Điều quan trọng là cần phải có sự giúp đỡ, không chỉ để giảm bớt sự chịu đựng mà còn bởi vì nếu không được chữa trị, nhiều chứng rối loạn cảm xúc sẽ bị tái phát và ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong suốt cuộc đời bệnh nhân. Hai chứng mood disorder thường gặp nhất trong cuộc sống mà có lẽ ai cũng từng nghe qua đó là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.

Sương sương là gì? Makeup sương sương là gì?

Mood disorder là gì?

Mood swings là gì?

Dao động về tâm trạng hay mood swing không phải là một loại bệnh mà chỉ là một trạng thái của tinh thần và cảm xúc. Tình trạng này hay bị nhầm lẫn với chứng rối loạn lưỡng cực.

Có rất nhiều thứ có khả năng ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta mỗi ngày. Ví dụ như nhịp độ sinh học cơ thể. Đa số chúng ta đều cảm thấy mình tràn đầy năng lượng vào buổi sáng và trưa nhưng trở nên uể oải, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực vào đầu giờ chiều hoặc buổi tối.

Nếu tình trạng mood swing đó không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hay công việc của chúng ta thì nó có thể coi là hoàn toàn bình thường.

Còn nếu mood swing xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày thì nó có thể là một trong những triệu chứng của một bệnh về tâm thần hoặc sự thay đổi xấu trong cơ thể và bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về từ mood là gì, ý nghĩa của tụt mood là gì, những nguyên nhân và giải pháp giúp cho các bạn trẻ thoát khỏi tình trạng tụt mood và một vài khái niệm liên quan. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích đối với một số bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và nhớ đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *