Chuỗi cung ứng là gì? Vai trò chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một khái niệm không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu chuỗi cung ứng là gì cũng như vai trò của nó trong kinh doanh nhé.

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (tiếng Anh: Supply Chain) là một hệ thống tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực có liên quan trực tiếp/gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa/dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ có nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và đặc biệt là khách hàng.

Chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên cho đến người tiêu dùng cuối cùng trên phạm vi toàn cầu.

Logistics là gì? Những điều cần biết về logistics

Một chuỗi cung ứng bao gồm những gì?

Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cần được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản sau:

Nhà cung cấp phần nguyên liệu thô

Một nhà cung cấp nguyên liệu thô là một phần quan trọng trong 1 chuỗi cung ứng, vì phải có nguyên liệu thì mới có thể sản xuất.

Nhà sản xuất

Nếu chúng ta chỉ có nguyên liệu thô thì không thể nào bán sản phẩm được cho khách hàng, vì thế một nhà sản xuất sẽ giúp chúng ta hoàn thiện những nguyên liệu thô đó thành một thành phẩm. Nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có một mối liên kết chặt chẽ với nhau, một trong 2 nơi gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Nhà phân phối

Sau khi đã có được sản phẩm, bản thân nhà sản xuất sẽ không thể nào đưa sản phẩm đến tay từng khách hàng. Nhà phân phối sẽ làm việc này.

Một nhà phân phối cũng không thể nào đưa từng sản phẩm đến được tất cả khách hàng trên thị trường. Vì vậy họ thường giao hàng hóa với số lượng nhiều chứ ít khi bán lẻ. Thường các nhà phân phối sẽ liên kết với các đại lý bán lẻ (cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…) để dễ phân phối hàng hóa đến tay người dùng.

Đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ chính là khâu sẽ có nhiệm vụ bán lẻ các hàng hóa đó cho người dùng, họ thường sẽ nhập một lượng lớn hàng hóa trong kho, sau đó sẽ bán lẻ cho từng khách hàng.

Khách hàng

Khách hàng là người cuối cùng trong chuỗi cung ứng tiêu thụ hàng hóa. Khách hàng cũng có thể mua hàng ngay tại nhà phân phối nếu họ mua với số lượng nhiều, được mua với giá sỉ nhưng tỉ lệ này khá thấp. Đa số họ chỉ mua hàng tại các đại lý bán lẻ vì nhà phân phối họ ít khi bán hàng cho khách hàng lẻ.

Vậy thì vai trò của chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được xem là một bước quan trọng trong phát triển doanh nghiệp. Một sản phẩm cần được thông qua nhiều quá trình như mua các nguyên liệu thô, làm ra sản phẩm từ nguyên liệu thô đó, đóng gói sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến các công ty, các nhà phân phối, nhà bán lẻ rồi mới đến được tay người dùng. Những quá trình đó đều nằm bên trong chuỗi cung ứng. Một công ty bán được nhiều sản phẩm với doanh thu luôn tăng, đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của công ty đó đã đạt được hiệu quả cao.

SOP là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của SOP trong các lĩnh vực

Những chuỗi cung ứng nổi tiếng

Dưới đây là một số chuỗi cung ứng hiệu quả, nổi tiếng nhất hiện nay.

Chuỗi cung ứng của Vinamilk

Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu ở Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như: sữa đặc, sữa chua ăn, sữa chua uống, kem, phô mai.

Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk đang quản trị bao gồm 3 dòng:

– Dòng các sản phẩm.

– Dòng thông tin.

– Dòng tài chính.

Chúng ta có thể tham khảo biểu đồ dưới đây để hiểu một cách tổng quan hơn về chuỗi cung ứng của thương hiệu này.

Chuỗi cung ứng của Vinamilk

– Phần mũi tên màu đỏ: Luồng dịch chuyển của dòng sản phẩm.

– Phần mũi tên màu xanh nhạt: Luồng trao đổi thông tin.

– Phần mũi tên màu xanh đậm: Sự ra vào của dòng tài chính.

Chuỗi cung ứng của Coca Cola

Chuỗi cung ứng của Coca Cola

Hiện nay Coca Cola có tới 225 đối tác đóng chai trên Toàn thế giới. Các đối tác này sẽ thực hiện pha chế các sản phẩm từ mẫu cô đặc mà hãng gửi đến những nhà máy. Sau quá trình pha chế, các sản phẩm sẽ được đóng gói và vận chuyển đến các điểm phân phối ngay tại địa phương.

Bằng việc ứng dụng công nghệ, quá trình phân phối trong chuỗi cung ứng hàng hóa của Coca Cola được hiển thị, điều chỉnh liên tục theo thời gian thực. Với mục tiêu, các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được đưa tới các điểm phân phối ngay trong vòng 48h, các xe tải giao hàng của công ty đều lắp thiết bị theo dõi hành trình GPS.

Coca Cola đã triển khai công nghệ tối ưu hóa tuyến đường khi chia các lệnh giao hàng trong các thời điểm phù hợp, hạn chế các khung giờ cao điểm dễ ùn tắc.

Coca Cola sử dụng hệ thống truy xuất và lưu trữ tự động ở nhiều nhà máy của đối tác. Với hệ thống này, kho hàng của hãng có thể tự động tính toán, luân chuyển hàng hóa chính xác gần 30.000 kệ hàng trong kho. Hoạt động xuất nhập được thực hiện theo quy trình khoa học, giúp tăng khả năng lưu trữ trong khi bị giới hạn diện tích khai thác.

Ngoài những đặc điểm nói trên, chuỗi cung ứng của Coca Cola còn tuân thủ các nguyên tắc như:

– Hình thành mối quan hệ hợp tác tính đến thời gian lâu dài với đối tác.

– Tuân thủ hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu.

– Kiểm soát chất lượng với quy trình vô cùng chặt chẽ.

Phản xạ là gì? Khái niệm và ví dụ về phản xạ

Chuỗi cung ứng của Apple

Chuỗi cung ứng của Apple

Các nguyên vật liệu được hãng thu mua từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, sau đó, chúng được tập trung sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc.

Sau khi các sản phẩm được hoàn thành có thể được vận chuyển trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các hãng chuyển phát nhanh quốc tế hoặc được chuyển tại các kho lưu trữ tại Mỹ trước khi được phân phối đến các nhà bán lẻ của Apple.

Các sản phẩm của Apple sau khi hết vòng đời có thể được gửi trả lại để thực hiện tái chế an toàn.

Điểm quan trọng để chuỗi cung ứng của Apple vẫn hoạt động hiệu quả đến ngày nay nằm ở chỗ họ quản trị được lượng hàng tồn kho một cách có hiệu quả, giảm bớt những kho hàng trung chuyển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung ứng trong chuỗi và ký các hợp đồng độc quyền làm giảm khả năng mở rộng sản xuất của đối thủ cạnh tranh.

Để làm được điều đó, hãng Apple đã tính toán chính xác và xây dựng cho mình hệ sinh thái hoàn hảo với:

– Số lượng nhà cung ứng được giữ ở mức độ phù hợp, luôn tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng.

– Số lượng thiết bị và kho hàng được giảm thiểu đến mức tối đa

– Thiết lập vòng quay tồn kho linh hoạt, không bị ứ đọng hàng hóa

– Giảm thiếu số lượng mã hàng hóa với vòng đời sản phẩm dài hơn 

– Đặc biệt là số lượng người tiêu dùng trung thành và sẵn sàng chi tiêu mua sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết tạo nên sự luân chuyển nhanh chóng trong chuỗi cung ứng Apple.

Chuỗi cung ứng của Acecook

Sơ đồ chuỗi cung ứng của hãng Acecook

Acecook xây dựng quy trình quản lý đầu vào vô cùng chặt chẽ

– Nguyên liệu làm gia vị: được làm những từ những nguyên liệu tươi với nguồn gốc nhập được kiểm soát kỹ càng, đảm bảo theo các tiêu chuẩn cụ thể từ công ty.

– Nguyên liệu làm sợi mì, bún, miến: nhập khẩu trực tiếp từ Úc, Canada. Các nguyên liệu khác như dầu thực vật nhập từ Malaysia. Có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung cấp đầu vào cho Acecook.

– Bao bì đóng gói: Sản phẩm được cung cấp bởi các nhà cung cấp uy tín đảm bảo tuân thủ theo quy định của Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU No10/2011).

Acecook hiện có hơn 11 nhà máy trên khắp cả nước hoạt động theo hệ thống khép kín, dây chuyền tự động. Quá trình sản xuất được kiểm soát theo những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn, vệ sinh thực phẩm quốc tế. Những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được loại ra tức thì khỏi dây chuyền sản xuất. Để đảm bảo chất lượng sản xuất đồng nhất, Acecook sử dụng công nghệ chuyển giao trực tiếp từ công ty mẹ tại Nhật Bản.

Acecook Việt Nam trung bình mỗi năm sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền. Công ty thực hiện việc phân phối thông qua 7 chi nhánh kinh doanh chính cùng hơn 700 đại lý cấp 1 phân bổ rộng khắp cả nước. Ngoài ra công ty cũng đẩy mạnh việc xuất khẩu đến hơn 46 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Chuỗi cung ứng của Zara

So với những mô hình chuỗi cung ứng bán lẻ truyền thống khác, Zara tập trung vào việc đi theo mô hình “thời trang nhanh” đặc trưng của mình:

– Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, chiều lòng nhu cầu của đại đa số khách hàng từ bình dân cho tới cao cấp.

– Thời gian đưa ra sản phẩm mới ngắn, bắt kịp với các xu hướng thời trang mới và thịnh hành nhất của khách hàng.

– Số lượng sản phẩm cho các mẫu không nhiều, giảm thiểu được rủi ro hàng tồn kho.

Những yếu tố này là điểm nhấn giúp Zara luôn được nhận phản hồi nhanh và sớm của thị trường, quay vòng sản xuất nhanh, gia tăng lượng khách hàng mới, giảm lượng tồn kho và phát triển doanh thu nhanh chóng.

Cách thức vận hành hoạt động trong chuỗi cung ứng của Zara:

Chuỗi cung ứng của Zara

Zara đặt trụ sở thiết kế tại Tây Ban Nha và liên kết chặt chẽ với các văn phòng thu mua của công ty này ở nhiều nơi trên thế giới. Hãng tiến hành thu mua nguyên vật liệu giá rẻ từ nhiều quốc gia với số lượng được tính toán với tỷ lệ đã nhuộm/chưa nhuộm phù hợp. Những nguyên liệu chưa nhuộm giúp hãng đảm bảo cho sự thay đổi linh hoạt theo từng chiến dịch cụ thể của Zara.

Trụ sở thiết kế của Zara tung ra đến gần 15.000 mẫu thiết kế mới mỗi năm, họ tập trung vào việc đi theo xu hướng thời trang chứ không tạo ra những điểm khác biệt, xu thế mới. Việc này giúp Zara luôn sẵn nguồn hàng và sản xuất theo trend một cách dễ dàng hơn vào từng thời điểm.

Chuỗi cung ứng của Zara có khả năng đáp ứng đến hơn 450 triệu sản phẩm mỗi năm, tần suất các mẫu sản phẩm mới được tung ra là 2 lần/1 tuần.

Lịch trình sản xuất cao, ổn định, thời gian phân phối nhanh của chuỗi cung ứng Zara giúp hãng này luôn đến gần với nhu cầu của khách hàng nhất.

Chiến lược của hãng Zara không tập trung nhiều vào các hoạt động PR mà tập trung vào việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng, địa điểm trưng bày mang tính biểu tượng, khác biệt. Những khách hàng mua được hàng ngon – bổ – rẻ chính là yếu tố giúp viral cho hãng thời trang này.

Trên đây là những giới thiệu về chuỗi cung ứng là gì và vai trò, ứng dụng của nó. Hãy theo dõi và tiếp tục đón đọc những bài viết thú vị tiếp theo trên Palada.vn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *