Logistics là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, không ít người thực sự hiểu rõ về ngành này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết logistics là gì trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt
Logistics là gì?
Cùng tìm hiểu khái niệm logistics là gì theo từ điển, wikipedia. Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, nguyên, nhiên liệu, vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Nói một cách đơn giản, Logistics là quy trình vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng tối ưu nhất. Nếu làm tốt quản trị logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận.
Thuật ngữ này bao gồm các mô hình Logistics như: Inbound logistics (hậu cầu bên trong), outbound logistics (hậu cần bên ngoài), Green logistics (hậu cần xanh)…
Dịch vụ Logistics hiện hữu trong mọi loại hình kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG Logistics).
Đặc điểm của ngành logistics
Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống.
- Logistics sinh tồn liên quan đến các nhu cầu cơ bản của con người trong cuộc sống như: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Do đó, đây được coi là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung.
- Logistics hoạt động gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Bao gồm quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào, thành phẩm đầu ra, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Logistics hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của hệ thống. Bao gồm các yếu tố như: máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng.
Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa (bao gồm bốc xếp container)
- Dịch vụ kho bãi và lưu trữ hàng hóa (bao gồm kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị)
- Dịch vụ đại lý vận tải (bao gồm làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa)
- Các dịch vụ hỗ trợ khác như: tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin về vận chuyển và lưu kho hàng hóa; hoạt động xử lý hàng bị trả lại(Reverse logistics), hàng tồn kho, quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối, hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Nhân viên Logistics là người phụ trách các công việc có liên quan kể trên. Họ sẽ phải làm quen với các khái niệm rắc rối như: contract logistics (hợp đồng dịch vụ), debit note (giấy ghi nợ), DC (container hàng khô), POD logistics (cảng dỡ hàng), SI (thông tin hướng dẫn vận chuyển/giao hàng của nhà xuất khẩu/Shipper đến đại lý vận tải), refund (khoản phí hoàn trả cho khách hàng)…
Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay
- 1PL: Logistics tự cấp, người cung cấp hàng hóa, thường là người gửi hàng (shipper), hoặc là người nhận hàng (consignee). Các công ty tự thực hiện hoạt động hậu cần nhờ sở hữu hạ tầng logistics như các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người. Đây thường là các tập đoàn kinh doanh Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới toàn cầu, có phương thức hoạt động phù hợp với từng địa phương.
- 2PL: Logistics 1 phần, là người vận chuyển thực tế như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải.
- 3PL: Logistics thuê ngoài, là người cung cấp giải pháp logistics tổng thể cho khách hàng, thường phụ trách một phần hay toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng. Ví dụ, các doanh nghiệp Logistics như: GHN logistics (Giao hàng nhanh), Mass logistics…
- 4PL: Chuỗi Logistics, là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, vận hành và quản lý logistics như nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và hoạt động chung.
Các cấp bậc của nghề Logistics
- Logistics Officer ($300 – $700): Đây là vị trí không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, dành cho các bạn sinh viên mới ra trường với mức lương khởi điểm khá cao so với mặt bằng chung. Ví dụ, nhân viên admin logistics, nhân viên hiện trường Operation logistic, nhân viên kinh doanh Sale logistics, nhân viên hậu cần sự kiện Event logistics, Marketing, E commerce logistics…
- Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Đây là vị trí yêu cầu 1-2 năm kinh nghiệm, tùy từng cty Logistics mà bạn sẽ làm Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.
- Logistics Manager ($1000 -$4000): Đây là vị trí phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói, viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng cao nhất có thể lên đến hơn $5000.
- Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu có chức năng quản lý, điều phối và kiểm soát hoạt động của phòng, bộ phận Logistics trong công ty. Vị trí này phải nắm chắc nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà trực tiếp lên thành Supply Chain Director.
- Supply Chain Director ($5000 – $7000): Giám đốc chuỗi cung ứng, phụ trách hệ thống Logistics trong nước và quốc tế, phải chịu trách nhiệm cao đi kèm mức lương “khủng”.
Học Logistics ở đâu tốt nhất?
Dưới đây là danh sách các trường đại học có chất lượng đào tạo ngành xuất nhập khẩu Logistics tốt nhất:
- Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội
- Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2
- Trường ĐH Hàng hải Việt Nam
- Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
- Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
- Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM
- Đại học Bách khoa TP.HCM
- Trường ĐH Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Trên đây là tổng hợp thông tin cần biết về ngành Logistics. Đây là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới khi các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng vươn mình ra thị trường quốc tế. Đừng ngần ngại học hỏi để khai phá thế mạnh của bản thân và nhận được mức lương đáng mơ ước.