Phản xạ là gì? Khái niệm và ví dụ về phản xạ

Có một kiến thức khá quen thuộc của tất cả những người từng học môn sinh học trong chương trình phổ thông đó là phản xạ là gì, phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. Hãy cùng Palada.vn đi tìm đáp án chính xác và chi tiết nhất nhé.

Phản xạ là gì? Cho ví dụ

Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.

Ví dụ:

– Khi nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình thì ta ngoảnh đầu lại.

– Đi dưới trời nóng mặt sẽ đỏ, đổ mồ hôi.

– Chạm tay vào một vật nóng thì ngay lập tức rụt lại.

Có thể hiểu nguyên nhân có phản xạ là khi có kích thích từ bên ngoài cơ thể tác động vào cơ quan thụ cảm thì nơron hướng tâm tiếp nhận kích thích và phát xung thần kinh để truyền tới nơron trung gian. Đại não lúc này nhận được xung thần kinh, lại truyền xung thần kinh cho nơron li tâm đến cơ quan vận động. Dẫn đến các hiện tượng tay rụt lại, đầu ngoảnh lại…

Phản xạ là gì?

Đường đi của phản xạ theo cung phản xạ

Cung phản xạ điển hình sẽ gồm có 5 bộ phận:

– Bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận kích thích (thụ quan tức là cơ quan thụ cảm)

– Đường cảm giác để truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích dẫn đến trung ương thần kinh (dây thần kinh hướng tâm)

– Bộ phận giúp phân tích, xử lý thông tin, quyết định hình thức và mức độ phản ứng (trung ương thần kinh)

– Đường vận động giúp dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh cho đến bộ phận thực hiện phản ứng (dây thần kinh li tâm)

– Bộ phận thực hiện phản ứng (các cơ, tuyến)

Ở những loài động vật bậc thấp (động vật có hệ thần kinh lưới) thì cung phản xạ không bao gồm đường cảm giác và vận động. Do đó cung phản xạ của chúng chỉ có 3 bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích rồi đến hệ thần kinh và cuối cùng là bộ phận thực hiện phản ứng.

Số nguyên tố là gì? Cách tìm số nguyên tố? Ví dụ

Cung phản xạ

Phân biệt giữa phản xạ vô điều kiện và phản xạ có điều kiện

Phản xạ vô điều kiện là những phản xạ như sau:

– Phản xạ vô điều kiện là tự nhiên và hoàn toàn do bẩm sinh mà có.

– Thường thì loại phản xạ này không dễ để mất đi.

– Mang tính đặc trưng của chủng thể, có tính di truyền.

– Chúng luôn xảy ra tương ứng với các kích thích vào cơ thể.

– Số lượng chỉ có hạn.

– Phản xạ vô điều kiện xảy ra do các lệnh được phát sinh từ tủy sống, thực hiện nhờ tủy sống và những bộ phận bậc thấp của bộ não, bằng mối liên hệ thường xuyên của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định.

– Nhằm giúp cơ thể có những phản ứng tự bảo vệ mình như chống bụi, chống nóng…

– Những phức thể có độ phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện thì được gọi là những bản năng.

Ví dụ về phản xạ vô điều kiện:

– Khi chúng ta chạm phải vật nóng thì rụt tay lại.

– Bị vật lạ bay vào mắt, mắt sẽ tự động nhắm lại để bảo vệ.

– Nhìn vào ánh sáng chói quá như ánh mặt trời thì nheo mắt và đồng tử tự nhiên co lại (những việc này sẽ xảy ra trước khi não kịp nghĩ).

Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Phân biệt và cho ví dụ

Phản xạ có điều kiện và px vô điều kiện

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ như sau:

– Do con người tích lũy được trong đời sống và tất cả đều được hình thành trong những điều kiện nhất định.

– Dễ bị mất đi nếu như không được củng cố và tập luyện trong một thời gian dài.

– Mang tính cá nhân chứ không thể di truyền. Mỗi phản xạ có điều kiện đều cần do chính cá nhân đó rèn luyện mới có được.

– Xảy ra có thể không tương ứng với các kích thích.

– Số lượng vô hạn. Càng tập luyện nhiều thì càng có nhiều phản xạ có điều kiện.

– Xảy ra do các lệnh phát sinh từ não, được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ đại não. Có cung phản xạ phức tạp và đường liên hệ tạm thời.

– Nhằm giúp cơ thể con người thích nghi với môi trường sống xung quanh.

Phản xạ là gì cho ví dụ về phản xạ có điều kiện: nhìn thấy chanh thì tự dưng chảy nước miếng, bởi vì trước đó cơ thể đã có trải nghiệm về hương vị của chanh là chua rồi. Nếu như một người chưa từng ăn chanh thì sẽ không biết chanh có vị chua, không thể có phản xạ có điều kiện này.

Nói tóm lại thì phản xạ vô điều kiện là phản xạ tự cơ thể có và không bị mất đi, là những bản năng còn phản xạ có điều kiện là phản xạ sẽ được tích lũy trong quá trình sống và có thể mất đi nếu không dùng tới trong thời gian dài.

Trên đây là tổng hợp về kiến thức phản xạ là gì, cho ví dụ về phản xạ có điều kiện và phản xạ vô điều kiện để các bạn có thể tham khảo. Ngoài phản xạ là gì thì Palada.vn còn rất nhiều bài tổng hợp về các môn học khác như Vật lý, Toán, Ngữ văn… Hãy theo dõi chúng mình để không bỏ lỡ những bài viết thú vị này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *