Ăn ốc nói mò là gì? Ăn ốc nói mò là phương châm hội thoại nào?

Ăn ốc nói mò là một thành ngữ được sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò là gì cũng như bật mí cho các bạn biết ăn ốc nói mò là phương châm hội thoại nào.

Ăn ốc nói mò nghĩa là gì?

Ý nghĩa của câu ăn ốc nói mò chủ yếu dùng để phê phán những người ăn nói hàm hồ, thiếu suy nghĩ. Ngoài ra, câu thành ngữ cũng chỉ những người có vẻ mơ hồ về nội dung mà họ truyền đạt dẫn đến cách trình bày thiếu logic, không mạch lạc.

Ăn ốc nói mò chỉ những người nói năng không suy nghĩ
Ăn ốc nói mò chỉ những người nói năng không suy nghĩ

Trước hết chúng ta hãy xét đến ngữ nghĩa của từ “ăn ốc” và “nói mò”. Đây là hai từ không hề có mối liên hệ về nhân quả. Khi đi cạnh nhau chúng thể hiện một sự không đồng nhất giữa hành động và lời nói. “Ăn ốc nói mò” ý chỉ sự lệch lạc của lý lẽ và lập luận trong lời nói.

Nguồn gốc của thành ngữ ăn ốc nói mò là gì?

Thành ngữ ăn ốc nói mò đã được đúc kết từ ngàn xưa nhờ truyền miệng nên không có cách giải thích nào là chính xác nhất. Nhưng trong dân gian vẫn lưu truyền một vài lý giải dựa theo những đặc trưng về văn hóa xã hội.

Cách giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò
Cách giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò

Các câu chuyện phiếm khi nhậu ở hàng quán

Một số người cho rằng câu thành ngữ ăn ốc nói mò xuất phát từ văn hóa hàng quán. Bởi vì văn hóa của người Việt từ lâu đã thích la cà các hàng ăn uống hay tụ tập lại để nói chuyện phiếm. 

Họ thường nhâm nhi thức ăn, đặc biệt là món ốc luộc vì có giá khá rẻ, nói những chuyện trên trời dưới đất cho thỏa thích chứ không cần biết chúng có đúng sự thật hay không. Do vậy ý nghĩa của câu ăn ốc nói mò đại diện cho lối buôn chuyện không có căn cứ.

Ngoài ra, ở những quán rượu, khi mà người ta chỉ lo cạn chén thì vừa nhâm nhi vừa buôn chuyện xã hội cũng là một trong những nguyên nhân mà người ta dùng câu này để diễn tả lối nói chuyện không mang lại thông tin, cũng không thể thuyết phục người khác.

Cấu trúc câu ăn – nói trong thành ngữ Việt Nam

“Ăn ốc” và “nói mò” không hề bổ nghĩa cho nhau nên nhiều người cho rằng, “Ăn ốc nói mò” vốn được lấy ý tưởng từ các câu thành ngữ đã được lưu truyền trong dân gian như: “ăn gian nói dối”, “ăn măng nói mọc”, “ăn không nói có”,…

Chính vì sự liên kết mật thiết giữa hai khái niệm “ăn” và “nói” trong văn hóa Việt nên để diễn đạt ý đoán mò không có căn cứ, người xưa dùng từ “nói mò”. 

Trạng từ “mò” này lại đồng âm với động từ “mò” trong mò ốc – đây là một công việc cùng có tính chất mơ hồ không có định hướng rõ ràng. Vì thế “Ốc” được chọn làm hình tượng biểu thị trong câu thành ngữ. Vậy có thể coi là “Ăn ốc nói mò” được hình thành theo cấu trúc câu nói của thế hệ trước.

Những câu thành ngữ tương tự “ăn ốc nói mò”

Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” phản ảnh một nét văn hóa lời ăn tiếng nói theo chuẩn mực truyền thống. Sau đây là một số thành ngữ có liên quan khác mà bạn có thể liên hệ:

Thành ngữ liên quan đến “ăn không nói có”
Thành ngữ liên quan đến “ăn không nói có”

Ăn đơm nói đặt: Ý chỉ những người bịa đặt chuyện không đúng sự thật nhằm bôi nhọ người khác.

Ăn có nhai, nói có nghĩ: Ý răn dạy con người rằng trước khi muốn nói gì cùng phải suy nghĩ thấu đáo giống như trước khi nuốt cần phải nhai kỹ nếu không sẽ đau dạ dày.

Ăn ngay nói thẳng: Chỉ những người tính cách bộc trực, thẳng thắn không hề xu nịnh không toan tính trong giao tiếp.

Ăn đằng sóng, nói đằng gió: Phê phán những người thường xuyên nói dối trắng trợn với mục đích vụ lợi cho bản thân mình hoặc có ác tâm hại người.

Ăn bớt bát, nói bớt lời: Khuyên con người sống nên biết khiêng nhượng, không nên để bị cảm xúc chi phối quá nhiều có thể xảy ra những điều đáng tiếc.

Một lời nói dối phải sám hối bảy ngày: Ý chỉ những lời chúng ta nói ra cũng có thể gây tổn thương người khác và gây ra những tội lỗi khôn lường mà bạn phải ân hận.

Nói quá là gì? Tác dụng nói quá trong Ngữ văn 8

Thảo mai nghĩa là gì? Cách nhận biết người “thảo mai”

 

Ăn ốc nói mò là phương châm hội thoại nào?

Ăn ốc nói mò là phương châm nào? Phương châm hội thoại là các quy định hay nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì sự giao tiếp mới được xem là thành công.

Ăn ốc nói mò biểu thị phương châm hội thoại
Ăn ốc nói mò biểu thị phương châm hội thoại

Vậy để biết ăn ốc nói mò là phương châm hội thoại nào thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu 5 phương châm hội thoại chính là phương châm về chất, về lượng, cách thức, quan hệ và lịch sự. Trong đó, các phương châm này sẽ được hiểu như sau:

Phương châm về chất: Chất ở đây là chất lượng nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn mình phát biểu trong đoạn hội thoại.

Phương châm về lượng: Lượng ở đây là nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa đủ để giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày.

Phương châm cách thức: Trong khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh mơ hồ, nội dung không gắn kết và logic với nhau.

Phương châm quan hệ: Khi hội thoại cần tập trung đúng chủ đề đó, trách nói lạc đề.

Phương châm lịch sự: Tùy người giao tiếp với mình có vai vế như thế nào mà ta chọn cách xưng hô và giọng điệu sao cho thích hợp nhất.

Đối chiếu ý nghĩa của câu ăn ốc nói mò với các phương châm hội thoại đã trình bày thì ăn ốc nói mò đã vi phạm phương châm về chất bởi người “ăn ốc nói mò” đã không đảm bảo được độ chính xác của câu nói.

Những chia sẻ trên đây hẳn đã giúp quý vị hiểu được ý nghĩa của câu ăn ốc nói mò là gì cũng như ăn ốc nói mò là phương châm hội thoại nào. Hy vọng bài viết đã cho bạn những góc nhìn mới mẻ để có thể hiểu hơn câu thành ngữ ở những phương diện khác nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *