Thảo mai nghĩa là gì? Cách nhận biết người “thảo mai”

Chị Nguyệt “thảo mai” trong bộ phim “Phía trước là bầu trời” đã trở thành hiện tượng làm khuấy động các trang mạng xã hội trong thời gian qua. Nếu bạn chưa hiểu thảo mai nghĩa là gì và nên sử dụng trong trường hợp như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Thảo mai là gì?

Thảo mai tiếng Anh là naïve, fake naivety, pretend being foolish. Trong từ điển Việt, thảo có nghĩa là cỏ, mai có nghĩa là mỏng manh, thảo mai là một cây cỏ nhỏ bé, yếu ớt.

Thảo mai còn dùng để chỉ người phụ nữ giả tạo, nói một đằng, nghĩ một nẻo, gió chiều nào xoay chiều đấy.

Chị Nguyệt là ví dụ điển hình của người “thảo mai”
Chị Nguyệt là ví dụ điển hình của người “thảo mai”

Ngoài ra, thảo mai cũng được hiểu là sự khôn lanh, khéo léo trong giao tiếp và cách hành xử trước công chúng.

Ngoài ra, thảo mai còn là tên của một vị thuốc Đông y. Đây là một loại quả có hình dạng giống tim gà, màu đỏ, cùi mềm, nhiều nước, có vị chua ngọt và khá giàu dinh dưỡng. Vị thuốc này có tác dụng trị thiếu máu, ho phế quản và chứng táo bón.

Vị thuốc Đông y có tên thảo mai
Vị thuốc Đông y có tên thảo mai

Nguồn gốc của từ thảo mai

Từ thảo mai không có trong từ điển tiếng Việt và nguồn gốc chưa thực sự rõ ràng với khá nhiều giả thuyết. Trong đó, giả thuyết phổ biến nhất là từ câu ca dao:

“Thảo mai rao bán chỉ vàng

Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh”.

Cô gái nói bán chỉ vàng nhưng thực ra lại bán chỉ xanh là ẩn dụ để châm biếm người thiếu trung thực, giả tạo trong lời nói, hành động.

Tóm lại, thảo mai được dùng để chỉ những lời nói, hành động không thành thực với cảm xúc, không tự nhiên, gượng gạo.

Đặc điểm của người có tính cách thảo mai

  • Người nói một đằng nhưng suy nghĩ và hành động thì một nẻo, khác xa với lời đã nói.
  • Những bạn nữ bánh bèo, khéo ăn nói, cử chỉ nhẹ nhàng, dễ thương một cách quá đà, cố tỏ vẻ như vậy.
  • Người hay tỏ ra thân thiện, yêu quý người khác nhưng trong lòng thì không thích, thậm chí là chán ghét
  • Người luôn tỏ ra quan tâm, khen ngợi, hâm mộ người khác, nhưng đằng sau lại luôn tìm cách hãm hại họ.
  • Người luôn thân thiết, gần gũi, đối xử tốt với mình nhưng sau lưng thì đặt điều nói xấu, nói dối, đâm chọc khi có cơ hội
  • Người buôn bán gian lận, lừa đảo, “treo đầu dê bán thịt chó”
  • Người thảo mai để đạt được mục đích của mình như khen ngợi, lấy lòng để được ưu tiên trong học tập, công việc và cuộc sống.
  • Người thảo mai muốn dành sự kiểm soát đối với người khác. Họ thường tỏ ra tốt bụng, hay giúp đỡ bạn nhưng lại thích phán xét người khác.
Thảo mai là kẻ hai mặt khiến người ta chán ghét
Thảo mai là kẻ hai mặt khiến người ta chán ghét

Tuy nhiên, không phải lúc nào thảo mai cũng mang ý nghĩa không tốt. Đôi khi, chúng ta thường nói ví von, nhẹ nhàng, tránh né việc nói thẳng vào những điểm không tốt của người khác thì thảo mai lại là một điều tốt.

Từ thảo mai nên sử dụng như thế nào cho đúng?

Thảo mai thường đi kèm với một số từ để tạo thành các cụm từ liên quan như: giọng thảo mai, nhìn thảo mai, trông thảo mai, đồ thảo mai… với ý nghĩa giống nhau: giả tạo.

Thảo mai dùng để chỉ người giả tạo
Thảo mai dùng để chỉ người giả tạo

Vì ý nghĩa khá nhạy cảm nên bạn cần chú ý khi sử dụng từ này với người khác. Tùy từng môi trường và đối tượng tiếp xúc có mối quan hệ thân thiết hay không, bạn cân nhắc sử dụng từ thảo mai, để tránh gây hiểu nhầm, phá hỏng các mối quan hệ.

Trong nhiều trường hợp để tạo không khí vui vẻ, người ta thường dùng từ thảo mai để trêu đùa nhau. Do đó, tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau sẽ có cách dùng và cách hiểu phù hợp nhất.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã biết thảo mai có nghĩa là gì đúng không? Trong cuộc sống ắt hẳn chúng ta cũng đôi lần bắt gặp những người thảo mai, các bạn hãy tỉnh táo để phân biệt và không bị họ lợi dụng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *